Số lượng Tiêu chí không đạt yêu cầu: 4.

Một phần của tài liệu BCTĐG CHINH THUC (Trang 81 - 85)

Tiêu chuẩn 6 : Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và Đào tạo được Đảng ta xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp Giáo dục của nước nhà phát triền được không chỉ cần có những chính sách, chiến lược của riêng ngành Giáo dục mà còn có sự phối kết hợp của các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội.

Hiểu được nhiệm vụ quan trọng đó nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể xã hội, Ban Đại diện cha mẹ học sinh cùng với nhà trường hoàn thành nhiệm vụ của ngành, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.

6.1.Tiêu chí 1: Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nằn cao chất lượng giáo dục.

a. Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều Lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

b. Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và nghị quyết đầu năm học.

c. Định kì nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diên cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến vê công tác quản lí nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho các hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.

6.1.1. Mô tả hiện trạng:

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều Lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Đầu năm học nhà trường tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của của lớp, của trường. Bầu ra trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh và các thành viên, tổ chức hoạt động và thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm theo quy định. [K2.6.01.01].

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và nghị quyết đầu năm học.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh có kế hoạch cụ thể, có biên bản họp định kì của Ban đại diện cha mẹ học sinh. [K2.6.01.01].

- Ban đại diện cha mẹ học sinh phối kết hợp với nhà trường giáo dục, theo dõi, giám sát các hoạt động học tập và nề nếp của học sinh nhằm nâng cao hai mặt chất lượng. Hỗ trợ về mặt kinh phí cho các hoạt động phong trào của trường và kịp thời khen thưởng thành tích học tập của học sinh. [K2.6.01.01].

- Tham gia góp ý kiến và những kiến nghị về công tác quản lý, các biện pháp giáo dục học sinh, xây dựng các khoản thu nhằm phục vụ công tác dạy và học của nhà trường. [K2.6.01.01].

c) Định kì nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diên cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến vê công tác quản lí nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho các hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Đầu, giữa, cuối mỗi năm học, nhà trường lên kế hoạch và tổ chức các cuộc họp ở các chi hội phụ huynh các lớp, ghi biên bản, tổng hợp báo cáo lên nhà trường, nhà trường tiến hành họp cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để bàn đưa ra những biện pháp cải tiến công tác quản lý, hoạt động giáo dục có hiệu quả hơn.

[K2.6.01.01], [K2.6.01.02].

- Các thành viên ban đại diện cha mẹ học sinh của trường còn hạn chế về thời gian nên việc tham gia các hoạt động, họp định kì với Ban giám hiệu nhà trường chưa thường xuyên, chưa đảm bảo về số lượng các thành viên trong các cuộc họp.

6.1.2. Điểm mạnh:

- Nhà trường thường xuyên kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh. - Tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh làm việc theo đúng Điều lệ.

- Thường xuyên có những cuộc họp, trao đổi với Ban đại diện cha mẹ học sinh, kết hợp với Ban cha mẹ học sinh trong việc giáo dục học sinh.

6.1.3. Điểm yếu:

- Ban đại diện cha mẹ học sinh còn hạn chế về mặt thời gian nên việc phối kết hợp với nhà trường chưa đảm bảo về số lượng các thành viên, sự thống nhất các vấn đề đưa ra chưa cao.

- BGH nhà trường có mối liên hệ hơn nữa với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc giải quyết các kiến nghị của Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng như trong công tác quản lí học sinh.

6.1.5. Tự đánh giá: Đạt.

6.2.Tiêu chí 2: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt dộng giáo dục.

b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục

c).Hằng năm, tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

6.2.1. Mô tả hiện trạng:

a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong và ngoài trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt dộng giáo dục.

Công tác giáo dục của đơn vị phát triển vững mạnh không thể không có sự phối kết hợp giữa Ban giám hiệu nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong đơn vị. Nhà trường có quy định mối quan hệ làm việc với Công đoàn, thường xuyên phối hợp và chỉ đạo các đoàn thể khác như Chi đoàn, Liên đội thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của đơn vị. [K3.6.02.01], [K2.6.02.02].

Đoàn Thanh niên Thị trấn Ba Tơ luôn sát cánh cùng với chi đoàn nhà trường trong nhiều hoạt động tập ngoại khóa của đơn vị như tham gia tổ chức Hội trại 26/3/2009, tham gia tuyên truyền nhân kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chưa xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân để thực hiện các hoạt động giáo dục.

b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục

Các đoàn thể trong nhà trường luôn đóng góp sức lực, tinh thần cùng với lãnh đạo nhà trường trong toàn bộ các hoạt động giáo dục của đơn vị.

Nhà trường chưa có sổ vàng theo dõi và ghi nhận sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức xã hội, nghề nghiệp, doanh nghiệp và các cá nhân đối với hoạt động giáo dục.

c)Hằng năm, tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

Định kỳ, nhà trường tổ chức họp rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể trong nhà trường thông qua các cuộc họp Liên tịch.

[K2.6.02.02].

Chưa tổ chức họp để rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể ngoài nhà trường.

6.2.2. Điểm mạnh:

Một phần của tài liệu BCTĐG CHINH THUC (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w