Kế hoạch cải tiến chất lượng

Một phần của tài liệu BCTĐG CHINH THUC (Trang 56 - 79)

- Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 1.

4.3.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

- Tiếp tục duy trì việc sử dụng đồ dùng dạy học đầy đủ và có hiệu quả. Tổ chức chuyên đề nâng cao chất lượng sử dụng đồ dùng dạy học.

- Có chế độ khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học bổ sung.

- Nhà trường có kế hoạch mua sắm đồ dùng dạy học thay thế những loại bị hư hỏng.

- Giáo viên cần xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học. - Khuyến khích giáo viên đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm.

4.3.5. Tự đánh giá: Đạt.

4.4.Tiêu chí 4. Mỗi năm học, nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

b) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đã đề ra

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

4.4.1. Mô tả hiện trạng:

a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

- Nhà trường đã triển khai công văn hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp đến toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường, xem đây cũng là một trong những công tác trọng tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường. Trong Nghị quyết, Kế hoạch công tác năm học, nhà trường cũng đề cập đến vấn đề này và cũng hỗ trợ một phần kinh phí khi tổ chức. Hằng tháng, Tổng phụ trách Đội của nhà trường đều lên kế hoạch thực hoạt động ngoài giờ theo chủ điểm

từng tháng. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức một số hoạt động ngoài giờ khác (Hội trại năm học 2008-2009, các hoạt động thể dục thể thao, câu lạc bộ) [K2.4.04.01], [K2.4.04.02], [K2.4.04.03], [K2.4.04.04], [K2.4.04.05], [K4.4.04.06], [K4.4.04.07].

Lãnh đạo nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp để triển khai thực hiện nhiệm vụ này. [K4.4.04.08].

b) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đã đề ra;

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp được các đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra góp phần vào việc giáo dục học sinh, tạo hứng thú thi đua học tập. [K4.4.04.09].

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Mỗi học kỳ, Lãnh đạo nhà trường, tổ chủ nhiệm, Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức kiểm tra hồ sơ, giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên chủ nhiệm, rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để học kỳ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn [K2.4.04.01], [K2.4.04.10], [K2.4.04.11].

4.4.2. Điểm mạnh:

- Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đảm bảo thực hiện theo quy định. - Có sự phối kết hợp đồng bộ của các tổ chức trong nhà trường.

4.4.3. Điểm yếu:

- Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa thật phong phú, chưa thu hút tự nguyện tham gia của học sinh.

- Kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này còn ít.

4.4.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Lãnh đạo nhà trường, các tổ chức Đoàn, Đội, Ban chỉ đạo, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp nhịp nhàng hơn nữa trong việc tổ chức hoạt động. Các kế hoạch hàng tháng cần cụ thể, phong phú về nội dung và hình thức hoạt động.

- Lập dự trù kinh phí hỗ trợ phù hợp, tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động ngoài giờ lên lớp hoạt động hiệu quả hơn.

4.5.

Tiêu chí 5. Giáo viên chủ nhiệm lớp trong nhà trường hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

a) Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công, theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác;

b) Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ được giao

c) Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; có báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng nhà trường.

4.5.1. Mô tả hiện trạng

a) Có kế hoạch chủ nhiệm, sổ chủ nhiệm; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công, theo quy định tại Điều lệ trường trung học và các quy định khác;

- Hằng tháng, tổ chủ nhiệm của nhà trường đều có kế hoạch hoạt động theo tháng được lãnh đạo nhà trường phê duyệt. Tất cả giáo viên chủ nhiệm lớp đều có sổ chủ nhiệm, có kế hoạch theo tháng trong sổ và thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm được qui định tại khoản 2 điều 31 của Điều lệ trường trung học ngày 02 tháng 04 năm 2007 [K4.4.05.01], [K2.4.05.02].

b) Mỗi năm học, giáo viên chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường đánh giá hoàn thành các nhiệm vụ được giao

- Đầu năm học tổ chủ nhiệm nhà trường đã thống nhất xây dựng các nội dung, tiêu chí thi đua về công tác chủ nhiệm đã được lãnh đạo nhà trường phê duyệt.

[K4.4.05.03].

- Nội dung sổ chủ nhiệm được giáo viên ghi chép đầy đủ và được lãnh đạo duyệt, ký đóng dấu. Đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm nhiệt tình, bám sát lớp, kịp thời nắm bắt được hoàn cảnh của từng đối tượng học sinh trong lớp, đưa ra nhiều biện pháp giáo dục phù hợp, đều được nhà trường đánh giá, xếp loại hoàn thành các nhiệm vụ được giao.[ K2.4.05.02], [ K4.4.05.04].

c) Hằng tháng, giáo viên chủ nhiệm tự rà soát, đánh giá hoạt động chủ nhiệm lớp; có báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác chủ nhiệm lớp với Hiệu trưởng nhà trường

- Định kỳ, 2 tuần một lần, Hiệu trưởng có tổ chức họp giáo viên chủ nhiệm vào giờ ra chơi 15, giữa tiết 2-3 ngày thứ 6 để trao đổi về công tác chủ nhiệm. Định kỳ, hằng tháng trong buổi họp HĐSP, lãnh đạo nhà trường đều đánh giá về công tác chủ nhiệm. Mỗi tháng 01 lần, tổ chủ nhiệm đều họp đánh giá về công tác chủ nhiệm. [K2.4.05.05], [K2.4.05.06].

- Định kỳ, tổ chủ nhiệm có kiểm tra về hồ sơ chủ nhiệm của giáo viên (Sổ chủ nhiệm, sổ gọi tên ghi điểm, sổ đầu bài, sổ ghi biên bản sinh hoạt lớp, sổ liên lạc) thể hiện trong Sổ biên bản họp tổ chủ nhiệm. [K2.4.05.06].

- Mỗi học kỳ, năm học tổ chủ nhiệm của nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp đánh giá công tác chủ nhiệm, rà soát, bổ sung rút kinh nghiệm để thời gian tới hoàn thành tốt hơn, đồng thời cuối năm học nhà trường đã phối hợp với Ban Đại diện cha mẹ học sinh có thưởng cho những giáo viên chủ nhiệm có thành tích xuất sắc trong công tác chủ nhiệm. [K2.4.05.06], [ K4.4.05.07], [K2.4.05.08].

4.5.2. Điểm mạnh:

- Ban Giám hiệu nhà trường, tổ chủ nhiệm chỉ đạo, ra kế hoạch cụ thể cho công tác chủ nhiệm.

- Đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm có kinh nghiệm, nhiệt tình với học sinh, sinh hoạt chủ nhiệm đầy đủ.

- Hồ sơ chủ nhiệm đầy đủ, nội dung sinh hoạt phù hợp, có đánh giá nhận xét sau mỗi tuần học.

4.5.3. Điểm yếu:

- Việc phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh chưa thường xuyên, liên tục.

- Đội ngũ tự quản của một số lớp hiệu quả hoạt động chưa cao.

4.5.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm trong công tác chủ nhiệm, khắc phục những tồn tại.

- Cần có kế hoạch phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh thường xuyên liên tục để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

- Tăng cường kiểm tra giám sát các buổi sinh hoạt chủ nhiệm, có sơ, tổng kết khen thưởng, nhắc nhở kịp thời.

- Nhân rộng mô hình lớp tự quản tốt.

4.5.5. Tự đánh giá: Đạt.

4.6.Tiêu chí 6: Hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém đạt hiệu quả theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

a) Đầu năm học rà soát phân loại học sinh học lực yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.

b) Đáp ứng được nhu cầu học tập văn hóa với các hình thức khác nhau của học sinh học lực yếu kém.

c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.

4.6.1. Mô tả hiện trạng :

a) Đầu năm học rà soát phân loại học sinh học lực yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.

- Đầu năm học lãnh đạo nhà trường chủ trì cuộc họp với toàn thể giáo viên trong nhà trường với nội dung rà soát phân loại học sinh có học lực yếu kém và có biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập, được sự thống nhất cao của phụ huynh. [K2.4.06.01], [K2.4.06.02], [K2.4.06.03].

- Đầu năm học nhà trường tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm 4 môn Văn, Toán, Anh, Lý để phân loại học sinh có học lực yếu kém, chỉ đạo gióa viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.

[K4.4.06.04], [K2.4.06.01], [K2.4.06.02].

b) Đáp ứng được nhu cầu học tập văn hóa với các hình thức khác nhau của học sinh học lực yếu kém.

- Công tác phụ đạo học sinh yếu kém luôn được nhà trường quan tâm. Chuyên môn nhà trường lên kế hoạch thời gian và hình thức phụ đạo trong năm học và trong

hè, chỉ đạo giáo viên phụ trách dạy học giáo dục tự chọn lập kế hoạch dạy học chủ đề tự chọn, thực hiện loại chủ đề bám sát, thực hiện giảng dạy phù hợp với trình độ học sinh yếu kém nhưng vẫn đảm bảo kiến thức mở rộng đối với học sinh khá giỏi. Giáo viên chủ nhiệm, Ban cán sự lớp thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh qua 15 phút đầu giờ. Lớp tổ chức phân công giúp đỡ những bạn học yếu.

[K2.4.06.05], [K4.4.06.06], [K4.4.06.07].

c) Mỗi học kỳ rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.

- Mỗi học kỳ, mỗi năm học nhà trường đều tổ chức họp rà soát đánh giá cải tiến các biện pháp giúp đỡ học sinh học lực yếu kém. [K2.4.06.01], [K2.4.06.05] .

4.6.2. Điểm mạnh:

- Nhà trường luôn quan tâm đến công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập.

- Lớp đã dưa ra nhiều hình thức giúp đỡ bạn gặp khó khăn trong học tập.

- Nhà trường thường rà soát, đánh giá công tác phụ đạo, dạy giáo dục tự chọn của giáo viên.

4.6.3. Điểm yếu:

- Ý thức học tập của một số em chưa cao, học sinh đi học không đều. - Chưa có chế độ hỗ trợ cho giáo viên làm công tác phụ đạo.

4.6.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Duy trì các hình thức phụ đạo, tổ chức nhiều chuyên đề đưa ra nhiều biện pháp cải tiến công tác phụ đạo nhằm giúp đỡ học sinh học lực yếu kém.

- Đề xuất với cấp trên cần có văn bản hỗ trợ chế độ cho giáo viên.

- Nhà trường cần phải phân loại học sinh theo mức độ tiếp thu bài, giáo viên phụ đạo soạn giáo án phù hợp với từng đối tượng và thực tế của nhà trường.

4.6.5. Tự đánh giá: Đạt.

4.7.Tiêu chí 7: Hoạt động giữ gìn phát huy truyền thống của nhà trường địa phương theo kế hoạch của nhà trường, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định khác của cấp có thẩm quyền.

a) Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của điều lệ trường trung học.

b) Giữ gìn phát huy truyền thống địa phương theo kế hoạch của nhà trường cà các quy định khác của cấp có thẩm quyền.

c) Hàng năm rà soát đánh giá để cải tiến hoạt động giữ gìn phát huy truyền thống nhà trường và địa phương

4.7.1. Mô tả hiện trạng :

a) Giữ gìn và phát huy truyền thống nhà trường theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của Điều lệ trường trung học.

Nhà trường luôn giữ gìn và phát huy truyền thống dạy và học, luôn khơi dậy tinh thần yêu nghề của giáo viên, ý thức ham học hỏi của học sinh. [K4.4.07.01].

Nhà trường chưa có phòng truyền thống nhưng đã lưu giữ một số hình ảnh hoạt động của các năm học trước, về hoạt động ngoại khóa, hoạt động văn nghệ. [K4.4.07.02].

Nhà trường, hằng năm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, luôn giữ vững danh hiệu Trường Tiên Tiến, được Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân huyện Ba Tơ tặng giấy khen. . [K4.4.07.03].

b) Giữ gìn phát huy truyền thống địa phương theo kế hoạch của nhà trường và các quy định khác của cấp có thẩm quyền.

Trường THCS TT nằm trên địa bàn thị trấn Ba Tơ – trung tâm huyện, nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng, ghi lại dấu ấn của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Phát huy truyền thống anh hùng của huyện nhà, nhà trường luôn chú trọng đến công tác giữ gìn và phát huy những truyền thống cách mạng của ông cha thông qua nhiều hoạt động ngoại khóa, lồng ghép chương trình giáo dục lịch sử địa phương. Nhà trường đã nhận chăm sóc di tích lịch sử - Nhà lưu niệm đồng chí Trần Quý Hai, đây cũng là việc làm nhằm khơi gợi tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Hằng năm, cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường đều tham gia dự lễ mittinh, cổ động kỉ niệm ngày khởi nghĩa Ba Tơ 11/3. Tham gia viết bài dự thi tìm hiểu 65 năm ngày khởi nghĩa Ba Tơ theo công văn hướng dẫn của cấp trên, và có 01 đồng chí đạt giải. [K4.4.07.04], [K4.4.07.05], [K2.4.07.06], [K4.4.07.07], [K4.4.07.08], [K4.4.07.09].

Hội chữ thập đỏ của nhà trường có kế hoạch kết hợp với các đoàn thể: Công đoàn, Chi đoàn giáo viên, Liên đội, hằng năm đều tổ chức các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” thăm các gia đình chính sách nhân ngày 27/7. [K4.4.07.10].

c) Hàng năm rà soát đánh giá để cải tiến hoạt động giữ gìn phát huy truyền thống nhà trường và địa phương

-Cuối học kì, cuối năm học nhà trường đều có sơ, tổng kết, đánh giá về hoạt động giữ gìn, phát huy truyền thống nhà trường và địa phương.[ K2.4.07.11], [K2.4.07.12], [K4.4.07.13].

4.7.2. Điểm mạnh:

- Phát huy tốt truyền thống nhà trường theo qui định của Điều lệ trường trung học.

- Luôn tham gia nhiệt tình các hoạt động nhằm giữ gìn, phát huy các truyền thống của địa phương.

4.7.3. Điểm yếu:

- Chưa có Phòng truyền thống để lưu trữ tư liệu, hình ảnh sinh hoạt.

- Chưa có kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa đa dạng tìm hiểu về lịch sử địa phương, về truyền thống nhà trường.

4.7.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

- Tiếp tục duy trì, phát huy giữ gìn truyền thống nhà trường và địa phương, có kế hoạch quan tâm nhiều hơn nữa đến các gia đình chính sách.

- Tăng cường công tác giáo dục ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tại địa phương, tổ chức các cuộc thi viết về gương người tốt, việc tốt.

- Có kế hoạch xây dựng phòng truyền thống.

4.7.5. Tự đánh giá: Không đạt.

4.8.Tiêu chí 8: Nhà trường thực hiện đầy đủ các hoạt động giáo dục thể chất và y tế trường học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định khác của cấp có thẩm quyền.

a) Thực hiện đầy đủ các hình thức hoạt động giáo dục thể chất và các nội dung hoạt động y tế trường học.

b) Đảm bảo đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác giáo dục thể chất và y tế trường học.

c) Mỗi học kỳ rà soát đánh giá để cải tiến hoạt động giáo dục thể chất và y tế

Một phần của tài liệu BCTĐG CHINH THUC (Trang 56 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w