6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.3. Rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của Ngân
Ngân hàng thương mại
a. Doanh nghiệp và đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp Khái niệm doanh nghiệp
Trong đời sống kinh tế xã hội, doanh nghiệp là một thực thể kinh tế - xã hội, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập, thực hiện chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Luật doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Như vậy, đặc tính để phân biệt doanh nghiệp với các thực thể kinh tế xã hội khác là:
Thứ nhất: là tổ chức kinh tế, có tư cách chủ thể pháp lý độc lập;
Thứ hai: doanh nghiệp được xác lập có tư cách pháp lý (thành lập và đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật);
Đặc điểm cho vay khách hàng doanh nghiệp
Trong quan hệ vay vốn với ngân hàng, khách hàng doanh nghiệp có đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nên mục đích cho vay KHDN là đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lớn hơn so với qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân nên doanh thu hoạt động của doanh nghiệp lớn, nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh cụ thể vay vốn lưu động, đầu tư dây chuyền sản xuất kinh doanh thường rất lớn. Do đó cho vay KHDN thường là cho vay món lớn và dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ vay của ngân hàng.
- Doanh nghiệp hoạt động theo qui định của pháp luật nên các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh ghi chép đầy đủ và rõ ràng. Thông tin tài chính của DNVV được thể hiện rõ ràng qua báo cáo tài chính của DNVV, qua đó giúp cho NHTM dễ dàng giám sát được các hoạt động của DNVV. Hồ sơ pháp lý của DNVV cũng rất rõ ràng nên NHTM không quá khó để đánh giá tư cách pháp lý của DNVV và những người liên quan.
- Cho vay khách hàng doanh nghiệp thường ở qui mô lớn, lợi ích thu được từ hoạt động cho vay cao. Điều này có nghĩa là rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN thường cao. Giá trị tổn thất trong cho vay KHDN cũng chiếm giá trị lớn trong tổng tổn thất của NHTM.
b. Đặc điểm rủi ro rín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp
- Các ngân hàng thương mại cho vay KHDN với số tiền lớn, vì vậy khi phát sinh nợ quá hạn sẽ kéo theo tỷ lệ nợ quá hạn rất lớn, nợ xấu cao, mang lại tổn thất lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN có tính đa dạng và phức tạp: doanh nghiệp chịu sự tác động rất nhạy cảm với sự thay đổi của chính sách kinh tế, tình hình chính trị xã hội, tình hình kinh tế thế giới.
- Một số doanh nghiệp thiếu tính trung thực trong việc cung cấp thông tin cũng như các báo cáo tài chính thiếu minh bạch rõ ràng, không có kiểm toán, vì vậy cán bộ ngân hàng khó khăn trong việc xác định khả năng thanh toán nợ vay, dẫn đến rủi ro cao khi đưa ra các quyết định cấp tín dụng.
Với thực tế nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng do các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, phát triển, giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì vậy kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN là rất cần thiết đối với các ngân hàng thương mại.
c. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp - Khái niệm v quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tối thiểu hóa những tác động bất lợi của rủi ro.
Quản trị RRTD là quá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng. Cụ thể là việc xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp, chính sách nhằm quản lý, kiểm tra và giám sát mức độ rủi ro tín dụng trong tầm kiểm soát để bảo đảm hạn chế rủi ro tín dụng trong mức giới hạn tự định.
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu như hiện nay; đặc biệt là khi các NHTM trong nước phải trực tiếp cạnh tranh với những NH lớn trên thế giới thì rủi ro ngày càng gia tăng với nhiều hình thức và mức độ khác nhau rất khó kiểm soát. Chính vì vậy, quản trị RRTD luôn phải được đặt lên hàng đầu và được xem là vấn đề sống còn đối với các NHTM.
- ục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN
phí quản trị rủi ro, giảm thiểu tổn thất ở mức thấp nhất do rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN gây ra.
- Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN
+ Nhận dạng rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN
Công việc đầu tiên để thực hiện việc quản trị RRTD là nhận dạng được RRTD. Nhằm giúp cho người thực hiện quản trị xác định được đối tượng cụ thể, những hoạt động, cách thức nào có thể gây ra rủi ro, tổn thất cho NH trong quá khứ và hiện tại, từ đó đưa ra lời cảnh báo, những biện pháp hạn chế, phòng tránh kịp thời những sai lầm không đáng có trong tương lai.
Nhận dạng rủi ro bao gồm việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro trong một thời gian dài.
+ Đo lường rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN
Đo lường rủi ro tín dụng là xác định khả năng vỡ nợ của một khoản cấp tín dụng cụ thể/một danh mục tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ đó.
Vấn đề là sau khi đã nhận dạng những rủi ro thì phải tiến hành đo lường rủi ro để xem rủi ro đó tập trung chủ yếu vào những rủi ro nào, loại rủi ro nào gây ra mức độ tổn thất lớn nhất, loại nào yếu nhất, loại rủi ro nào xuất hiện nhiều nhất, loại rủi ro nào tần số xuất hiện ít để có những biện pháp kiểm soát phù hợp.
+ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN
Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc ngân hàng vận dụng những công cụ, biện pháp, kỹ thuật, các chương trình hoạt động để né tránh, ngăn chặn, phòng ngừa và làm giảm thiểu tổn thất hay làm cho tổn thất nằm trong khả năng có thể chấp nhận được khi thực hiện một khoản cho vay đối với DN.
+ Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN
Tài trợ rủi ro tín dụng là việc sử dụng các nguồn lực tài chính cả trong và ngoài ngân hàng để bù đắp các tổn thất của các khoản cấp tín dụng sau khi đã xảy ra rủi ro.
Trong hoạt động cho vay, các NH luôn luôn phải chấp nhận một mức độ rủi ro mà không thể né tránh hoàn toàn rủi ro, vì “Không có rủi ro thì không có lợi nhuận”. Việc tìm ra cách giải quyết hậu quả tổn thất chính là nội dung của công việc tài trợ rủi ro tín dụng.