6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và phân tích tín dụng
Thẩm định về doanh nghiệp vay vốn là khâu đầu tiên trong quy trình cấp tín dụng, cũng là khâu then chốt quyết định có cho vay đối với một dự án hay phương án kinh doanh của doanh nghiệp hay không. Việc đánh giá chính xác năng lực và uy tín của doanh nghiệp ngay từ đầu là rất cần thiết để giúp Chi nhánh né tránh được rủi ro tín dụng sau này. Tuy nhiên, việc thẩm định này thường dựa vào thông tin và các báo cáo mà doanh nghiệp cung cấp, lượng thông tin thu nhận được còn hạn chế, nên Chi nhánh cần phải tập trung ở các vấn đề sau:
Việc thẩm định này, Chi nhánh nên kết hợp việc phân tích định tính lẫn định lượng để nhận ra những rủi ro tiềm ẩn bên trong doanh nghiệp. Phân tích định lượng là phân tích qua các số liệu, báo cáo của doanh nghiệp, còn phân tích định tính như phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, các chính sách liên quan đến DN, môi trường nội bộ của DN, khách hàng của DN, lịch sử quan hệ tín dụng với các ngân hàng khác…
Trong quá trình thẩm định, ngoài việc thẩm định về tư cách khách hàng như: vị trí địa lý, năng luật pháp luật dân sự, uy tín trong quan hệ tín dụng… thì Chi nhánh nên quan tâm nhiều hơn nữa, nâng cao kỹ năng về việc thẩm định dự án đầu tư và phân tích tình hình tài chính của DN. Đây là hai nội dung quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định cho vay của Chi nhánh.
Đối với, phân tích tình hình tài chính của DN, Chi nhánh cần chú ý: Nguồn tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro của DN. Nếu kế hoạch đầu tư, kinh doanh đề xuất bị thất bại, liệu DN có đủ khả năng trả nợ hay không.
Thẩm định lại những cam kết của DN về nguồn vốn tự tài trợ cho kế hoạch đầu tư, kinh doanh đề xuất.
Trình độ và năng lực sử dụng vốn của DN.
Bằng cách phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo tài chính khác, Chi nhánh có thể xác định được mọi nguy cơ rủi ro của DN về tài sản. Ngoài ra, bằng cách so sánh số liệu kỳ báo cáo và số liệu dự tính kỳ kế hoạch, Chi nhánh có thể phát hiện ra những rủi ro có thể phát sinh trong tương lai.
Đối với thẩm định các dự án đầu tư, mỗi dự án đều có những mục tiêu xác định rõ ràng và Chi nhánh phải đánh giá được những mục tiêu này có phù hợp với đối tượng tài trợ trong chính sách cho vay của mình hay không. Ngoài ra, Chi nhánh còn phải đánh giá phương cách xác định hiệu quả của dự án, có nhất quán với mục tiêu đã đề ra hay không.
Khi thẩm định dự án đầu tư, Chi nhánh cần chú ý đến việc thẩm định các mục tiêu của dự án như:
Thị trường của dự án: thị trường nguyên nhiên vật liệu, thị trường công nghệ, thị trường lao động, thị trường sản phẩm, thị trường sản phẩm đầu ra…
Hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả tài chính của dự án.
Tác động tiêu cực của dự án: thông thường các DN bỏ qua hoặc coi nhẹ vấn đề này. Để xác định tính chắc chắn, bền vững của dự án khi đi vào thực hiện, Chi nhánh cần phân tích toàn diện vấn đề này, đồng thời đưa ra các yêu cầu đối với DN nhằm hạn chế chúng.
Rủi ro của dự án và các biện pháp phòng ngừa.
Trong thẩm định dự án đầu tư, trên giác độ tổ chức tài trợ vốn, Chi nhánh cần thẩm định một cách toàn diện, song vì mục đích thẩm định của mình, Chi nhánh nên chú trọng thẩm định hai vấn đề chính: hiệu quả tài chính và khả năng rủi ro của dự án. Những nội dung khác xét theo giác độ lợi ích của Chi nhánh cũng chỉ nhằm phục vụ hai vấn đề nêu trên.
CN cần phân tích kỹ hơn về đặc thù ngành nghề và vùng miền để đưa ra quyết định cho vay được chuẩn xác hơn. Mỗi ngành nghề, vùng miền có một đặc thù và rủi ro khác nhau ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN. Nếu như CBTD đánh giá đúng khách hàng, phân tích khách hàng dựa trên những yếu tố này, sẽ giúp Chi nhánh né tránh được RRTD ngay từ giai đoạn đầu.