Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 81 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a. Hạn ch

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN tại Chi nhánh vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại như sau:

- Mô hình tổ chức chưa có sự phân tách độc lập: CBTD làm tất cả các khâu từ tiếp thị KH, tiếp nhận hồ sơ, thẩm định tín dụng, công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo đối với hồ sơ tài sản, giải ngân và thu nợ KH. Việc này dễ gây phát sinh rủi ro đạo đức từ CBTD, giảm tính khách quan trong thẩm định hồ sơ và kiểm soát các sai sót trong quá trình cho vay.

- Danh mục cho vay của Chi nhánh chưa thật sự đa dạng, còn tập trung vào các ngành nghề chiếm mức dư nợ cao. Sự tập trung quá mức vào một nhóm ngành sẽ tiềm ẩn rủi ro cao vì khi thị trường nhóm ngành đó gặp khó khăn thì sẽ dẫn đến khó khăn cho Chi nhánh.

- Công tác phân tích và thẩm định cho vay KHDN chưa được chú trọng đúng mức, thiếu thông tin KH trong thẩm định cho vay. Bên cạnh đó, tại Chi nhánh số lượng CBTD còn ít, CBTD của Chi nhánh có thể chưa am hiểu nhiều kiến thức chuyên môn về các ngành đầu tư mà Chi nhánh cho vay. Khi thẩm định dự án đầu tư trong cho vay trung và dài hạn, CBTD thường chỉ dựa vào thông tin mà khách hàng cung cấp, ngoài ra CBTD có thể không có kiến thức chuyên môn về ngành nghề kinh doanh của DN, lĩnh vực DN đầu tư thì không thể nhận ra sự bất hợp lý của các phương án kinh doanh cũng như các vấn đề cần tập trung. Kỹ năng phân tích diễn biến thị trường, tình hình tài chính, phi tài chính của KH còn hạn chế, thiếu cập nhật, làm việc theo cảm tính, chủ quan và dựa vào kinh nghiệm nên dễ xảy ra sai xót… Vì vậy, dễ gây ra rủi ro cho NH.

- Hoạt động cho vay tại Chi nhánh chủ yếu là cho vay có TSĐB nhưng việc định giá TSĐB còn hạn chế. Giá TSĐB chưa đúng với giá thị trường, công tác định giá chưa bám sát với biến động thị trường dẫn đến mức độ tài trợ cao hơn mức độ đảm bảo bằng tài sản. CBTD chưa thu thập đầy đủ thông tin về TSĐB, chỉ dựa trên kinh nghiệm của bản thân để đánh giá TSĐB. CBTD chưa thực hiện đầy đủ các khâu trong việc xác định đặc tính, điều kiện và tính tiêu thụ được của TSĐB. TSĐB chủ yếu là bất động sản, khi KH không còn khả năng trả nợ thì Chi nhánh sẽ phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Nhưng nếu gặp một số tài sản đảm bảo có tính thanh khoản rất thấp như tài sản thế chấp hình thành trên đất thuê, tài sản thế chấp nằm ở các vùng xa trung tâm thành phố hay là khi thị trường bất động sản đóng băng sẽ dẫn đến không bán được tài sản để thu hồi được nợ. Khi đó, Chi nhánh sẽ gặp rủi ro.

- Công tác kiểm tra sau khi cho vay chưa được Chi nhánh thực hiện một cách nghiêm ngặt, còn mang tính hình thức. Công tác này Chi nhánh chưa thật sự đi sâu vào các nội dung như là tình hình sử dụng vốn vay của DN, tình hình sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho, máy móc thiết bị của DN như thế nào. Việc kiểm tra này chưa làm tốt được vai trò của nó là sớm phát hiện những khoản vay có vấn đề để mà Chi nhánh có biện pháp ngăn ngừa hay giảm thiểu rủi ro.

- Nội dung hợp đồng tín dụng chưa được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo lợi ích của chi nhánh. Nhiều trường hợp khi soạn hợp đồng, cán bộ tín dụng nhập sai thông tin về khách hàng, về khoản vay hay biện pháp bảo đảm tiền vay nhưng không được kiểm soát phát hiện gây bất lợi cho Chi nhánh khi có tranh chấp tín dụng xảy ra.

- Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ thực hiện còn sơ xài, mạng tính hình thức, không phản ánh đúng tình trạng của DNVV nên ảnh hưởng đến công tác sàn lọc khách hàng để đưa ra quyết định cho vay hay từ chối cho

vay. Ngoài ra, thông tin CBTD thu thập để phục vụ cho công tác chấm điểm, xếp hạng chủ yếu là do DNVV cung cấp, nên thông tin không đầy đủ và thiếu chính xác. Vì vậy, công tác này chưa thực sự là một công tác hỗ trợ cho việc đánh giá tình trạng sức khỏe của DNVV nói riêng và công tác kiểm soát RRTD tại Chi nhánh nói chung.

- Việc sử dụng các công cụ chuyển giao RRTD trong cho vay KHDN như là sử dụng bảo hiểm tín dụng hay bán nợ xấu chưa được Chi nhánh thực hiện, vì vậy, công tác kiểm soát RRTD tại Chi nhánh cũng còn hạn chế, chưa thực sự phát huy được hiệu quả.

b. Nguyên nhân

Nguyên nhân từ ngân hàng

Hiện nay, tại Chi nhánh mọi nghiệp vụ liên quan đến cho vay KHDN đều được thực hiện tại phòng Khách hàng doanh nghiệp. CBTD là người trực tiếp thực hiện tất cả các công việc, từ việc tiếp xúc khách hàng, thu nhận hồ sơ, thu nhập thông tin, phân tích, thẩm định, đánh giá khách hàng đến xử lý hồ sơ, giải ngân, theo dõi giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi… Với việc thực hiện “một cửa” như vậy nên nhiều khi việc quyết định cho vay dựa vào cảm tính, ý chí chủ quan của CBTD, hay theo ý của lãnh đạo Chi nhánh nên dễ xảy ra rủi ro.

Công tác thu nhập thông tin và thẩm định chưa đầy đủ và chính xác. Mọi thông tin thu thập được hầu như là từ khách hàng cung cấp. Các thông tin do KH cung cấp như các báo cáo tài chính, hầu hết đều chưa qua kiểm toán, số liệu không phản ánh đúng tình trạng sức khỏe của khách hàng, về uy tín, khả năng trả nợ của khách hàng để làm cơ sở cho một quyết định tín dụng đúng đắn. Trong thời gian qua, do tính cạnh tranh giữa các NH cho nên chưa có sự phối hợp cung cấp thông tin, thậm chí còn giấu thông tin giữa các NH với nhau. Bên cạnh đó, hệ thông thông tin tín dụng (CIC) cập nhật chưa đầy

đủ, thiếu chính xác và đa phần thông tin được báo cáo bằng các mẫu biểu nên khó sử dụng phân tích nên đây chưa là kênh thông tin chủ yếu để các NHTM khai thác.

Công tác xếp hạng tín dụng nội bộ còn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người chấm. CBTD có thể thay đổi theo hướng tích cực để quá trình cấp tín dụng được thuận lợi, hay bởi sự không cẩn thận của CBTD khi không thu thập đầy đủ dữ liệu từ kênh đáng tin cậy nên không phản ánh đúng tình hình khách hàng, làm sai lệch nội dung đánh giá khách hàng. Công tác này tuy vẫn thực hiện theo đúng quy trình nhưng đôi khi chỉ mang tính hình thức, hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng nên sẽ không đo lường chính xác rủi ro của khách hàng.

Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay: Thông thường, Chi nhánh thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay nên dẫn đến một vài trường hợp không kiểm soát mục đích sử dụng vốn của DN, tiến độ thực hiện phương án kinh doanh, dòng tiền dùng để trả nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký. Thực tế, một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng DN không trả nợ cho Chi nhánh mà sử dụng số tiền đó vào những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất dẫn đến không có nguồn trả nợ cho Chi nhánh. Đôi lúc, việc kiểm tra của CBTD mang tính hình thức, đối phó bằng cách gửi biên bản kiểm tra cho DN ký mà thực tế lại không kiểm tra tại đơn vị hoặc chỉ làm biên bản kiểm tra khi có sự kiểm tra theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Chi nhánh, của hội sở chính và khi có sự thanh tra của NHNN nên dễ dẫn đến tình trạng DN sử dụng vốn sai mục đích và gây thất thoát vốn.

Tồn tại những bất cập trong định giá TSĐB: Trên thực tế tại địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua việc định giá loại TSĐB là quyền sử

dụng đất và tài sản gắn liền trên đất còn gặp nhiều khó khăn. Nếu như CBTD định giá đất căn cứ theo khung giá đất của UBND Thành phố, còn giá trị của nhà thì căn cứ vào giá của sở xây dựng, trong khi đó giá cả trên thị trường cao hơn rất nhiều so với khung giá của UBND TP Đà Nẵng quy định, chính điều này làm cho việc định giá giá trị TSĐB thấp thiệt hại cho DN. Còn nếu định giá theo giá thị trường với tình hình thị trường bất động sản đầy biến động như hiện nay thì rủi ro sẽ cao. Công việc định giá bất động sản theo giá thị trường cũng khó khăn về thông tin giá cả và khó kiểm chứng. Ngoài ra trong trường hợp nếu nhà nước thu hồi vào các dự án giải tỏa, chỉnh trang đô thị, các công trình phục vụ dân sinh khác thì mức đền bù sẽ theo giá nhà nước mà phần thiếu hụt thì Chi nhánh phải chịu.

Sự cạnh tranh của cácNHTM trên địa bàn đã gây nhiều khó khăn trong việc cấp tín dụng trong cho vay KHDN: Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có hơn 60 TCTD hoạt động, do vậy sự cạnh tranh trên lĩnh vực cho vay KHDN trên địa bàn ngày càng khốc liệt, áp lực tăng trưởng dư nợ cho vay đã làm cho Chi nhánh quyết định cấp tín dụng không được chính xác.

Hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và áp lực công việc của CBTD: Nhân sự của Chi nhánh thì luôn có sự thay đổi, CBTD mới tuyển dụng thì chưa có kinh nghiệm nhiều về chuyên môn như: đánh giá năng lực của DN, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh… nên đã cho vay các món vay kém hiệu quả, chứa đựng nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, áp lực phải thực hiện chỉ tiêu được giao, cùng với phải xử lý công việc hàng ngày, làm cho CBTD ít chú tâm vào công tác giám sát nợ vay, làm cho việc nhắc nhở khách hàng hay là xử lý nợ xấu trở nên thụ động. Ngoài ra, có một số CBTD có phẩm chất đạo đức không tốt, vì tư lợi cá nhân trong cho vay mà thẩm định hồ sơ một cách sơ sài, bỏ qua một số yêu cầu của quy trình.

Nguyên nhân từ doanh nghiệp

Doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích: Đa số các DN khi vay vốn NH đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo như kế hoạch kinh doanh đã thẩm định thì đòi hỏi DN phải sử dụng nguồn vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh đã giải trình thì mới đảm bảo vòng quay vốn và dòng tiền về đúng hạn trả nợ. Tuy nhiên, trong thực tế do chạy theo lợi nhuận nên nhiều KH sử dụng vốn không đúng như đã thỏa thuận với NH như vốn vay kinh doanh lại đầu tư vào bất động sản, đầu tư chứng khoán hoặc vay ngắn hạn nhưng lại đầu tư trung và dài hạn nên khi có sự biến động của thị trường, KH không thu hồi được vốn để trả nợ cho NH. Điều này rất nguy hiểm, nó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho NH, hệ quả là dẫn đến phát sinh nợ xấu.

Công tác quản lý tài chính, kế toán của DN còn tùy tiện, thiếu đồng bộ, mang tính đối phó, làm cho thông tin ngân hàng có được không chính xác, chỉ mang tính chất hình thức. Do đó, khi ngân hàng lập các bản báo cáo phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và sai lệch quá nhiều, rủi ro xảy ra là lẽ đương nhiên.

Trình độ và khả năng quản lý kinh doanh của DN còn yếu kém: Nhiều DN đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý. Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẻ ra nó phải thành công trên thực tế.

Doanh nghiệp cùng một lúc vay vốn tại nhiều ngân hàng, làm cho việc theo dõi, quản lý trở nên phức tạp, khó theo dõi được dòng tiền, dẫn đến việc sử dụng vốn vay chồng chéo và mất khả năng thanh toán dây chuyền.

Do doanh nghiệp không có thiện chí trong việc trả nợ vay: Khi đã kết thúc chu kỳ kinh doanh, mặc dù kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận cao nhưng DN cố tình không trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng mà vẫn sử dụng khoản tiền vay đó để sử dụng cho mục đích khác.

Nguyên nhân từ môi trường ên ngoài

Môi trường kinh doanh không ổn định: Sự biến động kinh tế quá nhanh và do ngân hàng không dự đoán được tình hình kinh tế thế giới sẽ khiến doanh nghiệp và ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động của mình. Ngoài ra, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dầu thô, may gia công… vốn rất dễ biến đổi với rủi ro, giá cả thế giới nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.

Do sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, bão lụt: Mưa bão, lũ lụt xảy ra trên diện rộng đã tàn phá miền Trung gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế của khu vực nói chung và các DN vay vốn tại Chi nhánh nói riêng. Nhiều DN thiệt hại về tài sản rất lớn, đôi khi phải ngừng sản xuất, thiếu vốn dẫn đến gặp rất nhiều khó khăn khôi phục sản xuất để có nguồn thu trả nợ vay NH. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của DN.

Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Môi trường pháp lý vẫn còn nhiều bất cập và chưa thuận lợi trong việc xử lý TSĐB để giúp Chi nhánh trong việc xử lý nợ vay. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN và hội sở chưa thực sự phát huy hết hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN ở Chương 1. Trong Chương 2 tác giả đã trình bày và phân tích thực trạng công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Đà Nẵng với những điểm khái quát như sau:

Luận văn đã khái quát sự hình thành và phát triển của Chi nhánh Bắc Đà Nẵng . Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2012 đến hết năm 2014. Đồng thời Luận văn cũng đi sâu phân tích thực trạng RRTD và công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN tại Chi nhánh trong giai đoạn này. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận định, đánh giá về thành tựu cũng như những mặt tồn tại trong công tác kiểm RRTD trong cho vay KHDN tại Chi nhánh và phân tích nguyên nhân dẫn đến những mặt tồn tại đó. Đây là cơ sở cho sự hình thành những định hướng và giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác kiểm soát RRTD trong cho vay KHDN tại Chi nhánh Bắc Đà Nẵng sẽ được đưa ra trong Chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH

NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 81 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)