Tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 98 - 99)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.4. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu

Nợ xấu tăng cao làm cho số tiền trích lập dự phòng hằng năm lại tăng lên và làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh. Do vậy, việc xử lý nợ xấu là vấn đề cấp thiết hiện nay. Đánh giá phân tích từng khoản nợ nhằm xây dựng phương án xử lý phù hợp cho từng khoản nợ xấu là giải pháp tích cực nhất hiện nay. Để đưa ra phương án hợp lý và hiệu quả, cần phải cơ cấu lại nợ đối với các DN đang có khó khăn về tài chính.

Đối với các khoản vay chuyển nợ quá hạn do DN gặp khó khăn tài chính, Chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ với DN khi DN đưa ra phương án kinh doanh hợp lý, có khả năng thay đổi tình hình hiện tại để tái cơ cấu lại nợ cho DN. Đặc biệt, một số dự án mà thuộc các nhóm ngành đang phát triển trong giai đoạn hiện nay, Chi nhánh cần có chính sách cụ thể, mạnh dạn phối hợp cùng với DN trong công tác tái cơ cấu nợ. Điều đó, có tác dụng động viên, khuyến khích DN và tạo nguồn cho DN trả nợ tốt hơn.

Như đã nói ở trên, CBTD phụ trách hết mọi công việc trong quá trình cấp tín dụng nên việc thu hồi nợ xấu thực tế là rất khó thực hiện vì CBTD và

DN đã có mối quan hệ từ trước nên việc thu hồi nợ thiếu tính kiên quyết. Vì vậy, Chi nhánh nên thành lập tổ thu hồi nợ xấu riêng.

Tổ này gồm các thành viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, am hiểu về pháp luật, có kinh nghiệm trong việc xử lý nợ xấu. Định kỳ, Lãnh đạo Chi nhánh nên tổ chức họp để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện và đề ra biện pháp xử lý tiếp theo đối với từng khoản nợ.

Tổ thu hồi nợ xấu phải xây dựng một chương trình cụ thể, đề ra mục tiêu và biện pháp thực hiện, thời gian hoàn thành mục tiêu đó, cụ thể:

Thành viên trong tổ tiếp xúc với DN, tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và đánh giá khả năng trả nợ của DN.

Tạo điều kiện cho DN tái cơ cấu nguồn vốn, tài sản, điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, thanh lý các tài sản không cần thiết để trả bớt nợ.

Thỏa thuận với DN tự xử lý TSĐB để trả nợ vì nếu kiện ra tòa sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí và phải phụ thuộc nhiều vào cơ quan thi hành án.

Định kỳ, tổ thu hồi nợ xấu phải thực hiện lập báo cáo về nợ đã thu hồi được, nợ không thu hồi được, nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu ở các ngành, thành phần kinh tế để có chính sách tín dụng thích hợp cũng như có các biện pháp kiểm soát RRTD hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc đà nẵng (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)