6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Bối cảnh kinh doanh và tình hình cho vay khách hàng doanh
doanh nghiệp của Chi nhánh Bắc Đà Nẵng
a. Bối cảnh kinh doanh
Năm 2014, kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững và đồng đều, lạm phát có xu hướng giảm, hầu hết các ngân hàng trung ương duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô diễn biến theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương và các giải pháp điều hành của Chính phủ, lạm phát ổn định ở mức thấp, tăng trưởng kinh tế đạt cao hơn cùng kỳ năm 2012 và 2013. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn khó khăn, sức cầu của nền kinh tế đã có chuyển biến tích cực nhưng cần tiếp tục đẩy mạnh để nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Huy động vốn tăng 15,15%, trong đó huy động vốn bằng VND tăng khá cao 16,31% so với cuối năm 2013. Thanh khoản của các TCTD được đảm bảo và dư thừa, lãi suất trên thị trường nội tệ liên ngân hàng ổn định ở mức thấp.
Mặt bằng lãi suất giảm 1,5-2%/năm so với cuối năm 2013, tiếp tục hỗ trợ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát, hỗ trợ ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.
Tăng trưởng tín dụng năm 2014 đã tăng 11,8% so với cuối năm 2013. Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào các
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ.
Trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, NHNN đã tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng; thực hiện chương trình “Năm doanh nghiệp Đà Nẵng 2014” của UBND thành phố Đà Nẵng; phối hợp với các sở ban, ngành trên địa bàn nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn tín dụng, giảm lãi suất và cơ cấu lại các khoản nợ; đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng và công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thị trường ngoại hối và vàng.
Đến 31/12/2014, tổng vốn huy động trên địa bàn Thành phố tăng 13,59% so với cuối năm 2013; tổng dư nợ cho vay tăng 18,69%. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vào lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, trong đó cho vay nông nghiệp, nông thôn tăng 21,8%; cho vay KHDN nhỏ và vừa tăng 22,78%... Chất lượng tín dụng được đảm bảo.
Trên cơ sở nhiệm vụ, giải pháp chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ; mục tiêu, định hướng điều hành chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam; mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2015, NHNN chi nhánh TP. Đà Nẵng xác định: Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất- kinh doanh theo các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và thành phố; tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng của các chi nhánh TCTD trên địa bàn theo định hướng tín dụng năm 2015, đồng thời tiếp tục thực hiện các giải
pháp tín dụng, lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Ngoài ra, NHNN còn tập trung đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; tăng cường công tác thanh tra giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động của các chi nhánh TCTD, và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2015.
Trong những năm 2012 và 2013 là những năm hệ thống Vietinbank đã có những thay đổi cơ bản đó là chuyển đổi mô hình tín dụng mới – một hướng đi được đánh giá là đúng đắn. Việc chuyển đổi sâu rộng mô hình tín dụng chính là nhân tố chủ chốt, tạo bước đột phá căn bản để Vietinbank thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng.
Ngoài ra, Vietinbank luôn xác định công nghệ là yếu tố then chốt, đột phá để hiện đại hóa ngân hàng và trở thành ngân hàng hiện đại hàng đầu Việt Nam. Với hệ thống quản lý hiện đại, nhiều tiện ích đã giúp cho các Chi nhánh trong hệ thống Vietinbank thực hiện nghiệp vụ cũng như quản lý được thuận lợi hơn.
Đồng thời, với điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn và chứa đựng nhiều rủi ro thì việc ra đời của trung tâm đào tạo với chương trình đào tạo cụ thể, bài bản và có chiến lược là hết sức cần thiết. Ngày 25/09/2012 Vietinbank đã khánh thành trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đây là cơ sở đào tạo tầm cỡ, hiện đại, có quy mô bật nhất trong hệ thống đào tạo tài chính ngân hàng Việt Nam hiện nay. Việc đầu tư xây dựng trường là giải pháp toàn diện và lâu dài trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực Vietinbank.
giúp cho Chi nhánh nói riêng cũng như toàn hệ thống nói chung trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, giúp trang bị những công cụ, những kiến thức, những trải nghiệm nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu đến mức tối đa rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong kinh doanh.
b. Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp
Bảng 2.4 Tình hình cho vay khách hàng doanh nghiệp giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 2014/2013 (+/-) % (+/-) % Tổng dư nợ cho vay KHDN 1.099 1.294 1.527 195 17,74 233 18,01 1. Theo thời hạn cho vay
Ngắn hạn 659 740 1.032 81 12,29 292 39,46
Trung hạn 29 46 30 17 58,62 -16 -34,78
Dài hạn 411 508 465 97 23,60 -43 -8,46
2. Theo ngành kinh tế
Nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản 23 26 20 3 13,04 -6 -23,08
Công nghiệp, chế biến chế
tạo, khai khoáng 437 590 676 153 35,01 86 14,58 Xây dựng 144 133 111 -11 -7,64 -22 -16,54 Thương mại dịch vụ 397 448 635 51 12,85 187 41,74
Ngành khác 98 97 85 -1 -1,02 -12 -12,37
3. Theo hình thức đảm bảo bằng tài sản
Đảm bảo tài sản 1.063 1.251 1490 188 17,69 239 19,10 Không đảm bảo bằng tài sản 36 43 37 7 19,44 -6 -13,95
Qua bảng số liệu cho thấy năm 2014 tổng dư nợ cho vay KHDN tại Chi nhánh là 1.527 tỷ đồng tăng 18,01% so với cuối năm 2013. Cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.
Khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh tăng lên mỗi năm. Hiện tượng này là do trong vài năm gần đây trên địa bàn quận đã thu hút khá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp Hòa Khánh. Nắm bắt được tình hình đó, Chi nhánh chủ động tìm đến các doanh nghiệp để giới thiệu về những sản phẩm, dịch vụ cho vay của mình và đã thu hút được một số lượng lớn các doanh nghiệp đến vay vốn tại Chi nhánh, nhiều thành phần kinh tế mới quan hệ với Chi nhánh, qua đó cho thấy hoạt động marketing của Chi nhánh cũng rất được chú trọng phát tiển.
Ngành nghề cho vay chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng, đây là một trong ngành phát triển hiện nay ở TP Đà Nẵng. Chiếm tỷ trọng thứ 2 trong cơ cấu ngành nghề là lĩnh vực thương mại dịch vụ, hiện nay ngành thương mại dịch vụ trên địa bàn đang phát triển dần thu hút thêm nhiều người dân, khách du lịch. Vì thế ta thấy rằng dư nợ của ngành này tăng đều trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, danh mục cho vay tại Chi nhánh phân bổ nhiều trong lĩnh vực TM – DV thì dễ gặp rủi ro vì khi nền kinh tế suy thoái thì các DN gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ.
Việc cho vay KHDN tại Chi nhánh chủ yếu là cho vay có TSĐB. Cho vay không có TSĐB trong 3 năm qua tăng nhưng chiếm tỷ trọng thấp. Nguyên nhân là do Chi nhánh thận trọng trong việc cấp tín dụng, nếu doanh nghiệp nào không đủ tài sản thì Chi nhánh yêu cầu khách hàng dùng tài sản hình thành từ vốn vay, bão lãnh bên thứ ba hoặc một phần hàng hóa chưa sử dụng để cầm cố cho vay.