Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hội an (Trang 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch

Đây là một nội dung quản lý nhà nƣớc có tính chất quyết định đối với công tác quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch.

Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào, mục tiêu cuối cùng của các đơn vị kinh doanh là lợi nhuận. Do đó, nếu không đƣợc định hƣớng phát triển đúng s gây ra lãng phí, kém hiệu quả do không phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và thực tế phát triển của địa phƣơng, nhất là các hoạt động đầu tƣ xây dựng CS-VCKT của hệ thống lƣu trú du lịch nhƣ các khách sạn, resort, biệt thự du lịch…Vì thế, chính quyền các cấp phải hết sức quan tâm đến việc xây dựng và công khai kịp thời các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển

mạng lƣới kinh doanh lƣu trú du lịch phù hợp với chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của ngành du lịch của địa phƣơng.

Đồng thời, công tác xây dựng và công khai các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh lƣu trú du lịch giúp cho các nhà đầu tƣ an tâm khi quyết định đầu tƣ kinh doanh vào lĩnh vực này.

Các đƣờng lối, phƣơng hƣớng, chính sách kế hoạch, biện pháp cần phải đƣợc cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cụ thể. Do sự bùng nổ của nhu cầu đi du lịch nghỉ dƣỡng của con ngƣời nên hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch cũng phát triển mạnh m , tăng cả quy mô, hình thức, chất lƣợng dịch vụ… Ở nhiều nơi, hoạt động này là hoạt động kinh doanh mũi nhọn của ngành du lịch.

Kinh doanh LTDL là một hoạt động kinh tế liên ngành, nó có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế khác nhau vì vậy các chiến lƣợc, chủ trƣơng, kế hoạch phải đƣợc xây dựng một cách phù hợp, đồng bộ, phải mang tính tổng hợp và phối hợp một cách nhịp nhàng.

Nội dung này bao gồm việc đề ra và ban hành các quan điểm, chủ trƣơng, chính sách vĩ mô; các mục tiêu tổng quát, chƣơng trình, kế hoạch phát triển mạng lƣới lƣu trú du lịch trong ngắn, dài hạn; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực lƣu trú du lịch.

Căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển kinh doanh lƣu trú du du lịch: dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch của địa phƣơng, vùng. Đồng thời, phải phù hợp với các hoạch định của nhà nƣớc về du lịch trong thời gian đó.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Công tác thực hiện xây dựng quy hoạch. Sự phù hợp của quy hoạch với thực tiễn

1.2.2. Công tác tổ ứ đ ều àn quản lý n à nƣớ về kinh doanh lƣu trú u lị

Tổ chức là sự liên kết của những con ngƣời cùng thực hiện một chƣơng trình, mục tiêu nhất định theo những nguyên tắc nhất định. Bởi vậy, việc tổ chức điều hình kinh doanh lƣu trú du lịch không chỉ đơn giản là việc thiết lập ra các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nƣớc để quản lý lĩnh vực LTDL, mà còn đảm bảo yếu tố con ngƣời cho các cơ quan, đơn vị. Thiết lập hệ thống văn bản hƣớng dẫn, điều hành để quản lý hoạt động có hiệu quả theo định hƣớng kế hoạch. Thực hiện nội dung này ngoài việc xác lập đƣợc chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý mà còn tạo sự vận hành giữa chủ thể và đối tƣợng theo định hƣớng kế hoạch của Nhà nƣớc.

a. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú

Nhà nƣớc bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về kinh doanh lƣu trú du lịch nhằm sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lƣợc, quy hoạch, các chính sách, xây dựng cơ sở pháp lý thông qua các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời thực hiện những vấn đề thuộc quản lý Nhà nƣớc nhằm đƣa chính sách về kinh doanh lƣu trú phù hợp thực tiễn, biến quy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch phát triển.

Nội dung này hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý Nhà nƣớc giữa các cấp, các ngành trong hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch ở trung ƣơng, tỉnh (thành phố), quận (huyện, thị xã).

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam nhƣ sau:

b. Thiết lập các khuôn khổ pháp lý, hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành

Công tác này nhằm để chi phối đƣợc tất các đơn vị tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch, ràng buộc và tạo môi trƣờng cho tất cả các hoạt động trong trật tự kỷ cƣơng, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan nhà nƣớc quản lý trong lĩnh vực lƣu trú du lịch.

Khuôn khổ pháp lý của lĩnh vực kinh doanh lƣu trú du lịch ở Việt Nam hiện nay tuân theo: Luật Du Lịch (2005), các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực du lịch và lƣu trú du lịch. Ngoài ra, còn có các văn bản chỉ đạo, điều hành của các Bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý nhà nƣớc trong ngành du lịch.

Đặc biệt hơn, đối với hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch phải tuân theo Luật quản lý đầu tƣ và phải có quy định chung nhất về điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các cở sở lƣu trú du lịch. Hệ thống tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng cơ sở lƣu trú đƣợc xây dựng trên cở sở quy định về xây dựng, điều kiện cơ sở vật chất lƣu trú du lịch, quy mô hoạt động của cơ sở kinh doanh lƣu trú.

c. Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh lưu trú du lịch

Cơ sở hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch bao gồm các doanh nghiệp, tập thể, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia thị trƣờng đáp ứng nhu cầu lƣu

UBND CẤP TỈNH, THÀNH TỔNG CỤC DU LỊCH UBND CẤP QUẬN, HUYỆN SỞ DU LỊCH PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ PHÕNG VĂN HÓA - THÔNG TIN CÁC PHÒNG BAN KHÁC PHÒNG DU LỊCH (NẾU CÓ) CÁC CƠ QUAN BỘ, NGÀNH KHÁC

trú của khách du lịch nhằm thu lợi. Các cơ sở hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch vừa là chủ thể phát triển hoạt động kinh doanh du lịch vừa là đối tƣợng quản lý của nhà nƣớc về LTDL bởi vậy đòi hỏi họ phải có đăng ký kinh doanh và làm các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc, xã hội. Việc quản lý các cơ sở này là tất yếu khách quan nhằm duy trì trật tự, kỷ cƣơng pháp luật, tạo ra sân chơi bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của mọi cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh lƣu trú du lịch và toàn ngành du lịch. Để bảo đảm trật tự trong hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch, cơ quan quản lý Nhà nƣớc về du lịch cần đặt ra các qui định về điều kiện cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực này, cụ thể tại điều 64, Luật Du lịch (2005):

- Quy định điều kiện chung:

(1) Điều kiện về chủ thể kinh doanh

Các tổ chức và cá nhân muốn kinh doanh lƣu trú, phải là doanh nghiệp (hoặc đơn vị trực thuộc doanh nghiệp) theo các quy định hiện hành về thành lập doanh nghiệp.

(2) Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật (2.1) Yêu cầu về địa điểm kinh doanh

Phải ph hợp với quy định của pháp luật và các văn bản hiện hành của Nhà nƣớc về vệ sinh phòng dịch, bảo vệ cảnh quan môi trƣờng, bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội. Địa điểm kinh doanh phải cách xa khu vệ sinh công cộng, bãi rác, hồ ao t ít nhất là 100 mét, xa nơi sản xuất có thải ra nhiều bụi, chất độc hại hoặc phát ra tiền ồn lớn, các bệnh viện có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm từ 100-500 mét.

Ngoài các yêu cầu trên, cơ sở lƣu trú phải nằm ngoài khu vực cần bảo vệ quốc phòng và an ninh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Có trang thiết bị và chất lƣợng phục vụ tốt, đảm bảo các yêu cầu đối với từng loại cơ sở lƣu trú.

(3) Điều kiện về đội ngũ cán bộ, công nhân viên (3.1) Yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Ngƣời điều hành kinh doanh trong cơ sở lƣu trú phải đƣợc đào tạo về công tác quản lý và nghề nghiệp chuyên môn trong lĩnh vực đƣợc kinh doanh, phục vụ.

(3.2) Yêu cầu về sức khoẻ

Cán bộ, công nhân viên trong cơ sở lƣu trú phải có sức khoẻ ph hợp với ngành nghề kinh doanh theo quy định của Bộ Y tế. Không mắc một trong số các bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

- Quy định điều kiện cụ thể cho từng loại hình cơ sở lưu trú du lịch:

+ Đối với khách sạn, làng du lịch phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của ngƣời quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tƣơng ứng đối với mỗi loại, mỗi hạng.

+ Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tƣơng ứng đối với mỗi loại, mỗi hạng.

+ Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lƣu trú du lịch khác đảm bảo trang thiết bị tối thiểu tiêu chuẩn kinh doanh lƣu trú du lịch.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đáp ứng thêm về Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự; Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy. Đầy đủ các điều kiện này thì doanh nghiệp mới đƣợc cấp Giấy phép trong hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch.

lưu trú du lịch:

Tuân thủ các Qui định về thu hồi giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực du lịch:

+ Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo; + Doanh nghiệp do những ngƣời bị cấm thành lập doanh nghiệp;

+ Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính;

+ Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mƣời hai tháng liên tục;

+ Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh;

+ Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 163 của Luật Du lịch đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;

+ Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.

- Tiêu chí đánh giá:

+ Công tác tổ chức bộ máy quản lý;

+ Xây dựng hệ thống các quy định, ban hành các văn bản điều hành; + Kết quả thực hiện quy trình cấp phép, phân loại xếp hạng.

d. Phân loại, xếp hạng trong kinh doanh lưu trú du lịch

Phân loại, xếp hạng trong kinh doanh lƣu trú du lịch chính là việc cấp giấy công nhận loại hình, thứ hạng Sao của cơ sở lƣu trú du lịch. Loại, hạng cơ sở lƣu trú du lịch là căn cứ để xác định chất lƣợng các cơ sở lƣu trú du lịch; là căn cứ để các tổ chức, cá nhân kinh doanh cơ sở lƣu trú du lịch đầu tƣ

xây dựng, quảng cáo và tiến hành hoạt động kinh doanh. Trong thời hạn chậm nhất 6 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ cơ sở lƣu trú du lịch phải đăng ký để cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp chứng nhận loại, xếp hạng cơ sở lƣu trú du lịch theo quy định. Chủ cơ sở lƣu trú du lịch chịu trách nhiệm bảo đảm, duy trì tiêu chuẩn, điều kiện của cơ sở lƣu trú theo đúng loại, hạng đã đăng ký, hoặc đã đƣợc công nhận. Trƣờng hợp cơ sở lƣu trú du lịch sau khi đƣợc công nhận loại, hạng, nếu có các điều kiện mới, đạt tiêu chuẩn của loại cao hơn hoặc không đảm bảo, duy trì điều kiện, tiêu chuẩn của loại, hạng đó thì cơ quan có thẩm quyền s xem xét để cấp giấy chứng nhận loại, hạng mới ph hợp với điều kiện, tiêu chuẩn thực tế của cơ sở lƣu trú đó.

- Tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch

Ngày 15/6/2009, Tổng cục Du lịch đã ký ban hành quyết định số 271/QĐ-TCDL về việc ban hành hƣớng dẫn áp dụng tiêu chuẩn Quốc gia về phân loại, xếp hạng cơ sở lƣu trú du lịch.

Theo đó Tổng cục Du lịch Ban hành kèm theo quyết định tiêu chuẩn Quốc gia trong hoạt động phân loại, xếp hạng cơ sở lƣu trú du lịch, gồm các tiêu chuẩn sau:

- TCVN 4391:2009 Khách sạn - Xếp hạng;

- TCVN 7795:2009 Biệt thự du lịch - Xếp hạng; - TCVN 7796:2009 Tiêu chuẩn Bãi cắm trại du lịch; - TCVN 7797:2009 Làng du lịch - Xếp hạng;

- TCVN 7798:2009 Căn hộ du lịch - Xếp hạng; - TCVN 7799:2009 Tiêu chuẩn nhà nghỉ du lịch;

- TCVN 7800:2009 Tiêu chuẩn nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê - Quy trình cấp giấy chứng nhận hạng, loại cơ sở lưu trú du lịch như sau:

Bƣớc 1: Trong thời hạn ba tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh

doanh, CSLTDL gửi hai bộ hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lƣu trú du lịch đến Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch sở tại để thẩm định, xếp hạng.

- Thủ tục, quy trình đăng ký phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch:

Thủ tục đăng ký loại, hạng cơ sở lƣu trú du lịch bao gồm:

+ Đơn đề nghị xếp hạng cơ sở lƣu trú du lịch (Mẫu 26 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tƣ số 07/2011/TT-BVHTTDL ngày 07 tháng 6 năm 2011);

+ Biểu đánh giá chất lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia về xếp hạng các loại cơ sở lƣu trú du lịch;

+ Danh sách ngƣời quản lý và nhân viên phục vụ trong cơ sở lƣu trú du lịch (Theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tƣ 88/2008/TT-BVHTTDL);

+ Bản sao có chứng thực đăng ký kinh doanh của cơ sở lƣu trú du lịch, quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu có);

+ Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận bồi dƣỡng nghiệp vụ và thời gian làm việc trong lĩnh vực du lịch đối với ngƣời quản lý;

+ Bản sao chứng thực giấy cam kết hoặc giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự và an toàn xã hội;

+ Bản sao chứng thực giấy xác nhận đủ điều kiện về phòng chống cháy nổ;

+ Bản sao chứng thực xác nhận báo cáo tác động môi trƣờng hoặc xác nhận cam kết bảo vệ môi trƣờng của cấp có thẩm quyền;

+ Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (đối với cơ sở lƣu trú du lịch có cung cấp dịch vụ ăn uống);

+ Biên lai nộp lệ phí thẩm định cơ sở lƣu trú du lịch theo quy định hiện hành.

Đối với hồ sơ đăng ký hạng từ 1 đến 5 sao hoặc hạng cao cấp, ngoài các giấy tờ trên, cung cấp thêm bản sao có giá trị pháp lý văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ của trƣởng các bộ phận lễ tân, buồng, bàn,

bar, bếp, bảo vệ.

Bƣớc 2: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ đăng ký hạng

cơ sở lƣu trú du lịch.

Đối với hồ sơ đăng ký hạng cơ sở lƣu trú du lịch từ 3 sao trở lên hoặc hạng cao cấp, trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi Tổng cục Du lịch một bộ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hội an (Trang 30)