CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hội an (Trang 105)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ

NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƢU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN

3 1 1 Xu ƣớn p át tr ển u lị ện n y

a. Xu hướng phát triển của cầu du lịch

- Du lịch ngày càng đƣợc khẳng định là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Vì: đời sông của dân cƣ ngày càng đƣợc tăng lên; các phƣơng tiện giao thông ngày càng hiện đại và tiện lợi; môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm nên nhu cầu về nghỉ ngơi tĩnh dƣỡng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên ngày càng cao; điều kiện chính trị xã hội ngày càng ổn định; nhu cầu về giao lƣu kinh tế văn hoá ngày càng mở rộng.

- Sự thay đổi về hƣớng và về luồng khách du lịch quốc tế: Nếu nhƣ trƣớc đây, hƣớng vận động của khách du lịch chủ yếu tập trung vào v ng biển Địa Trung Hải, Biển Đen, HaOai, v ng Caribe, châu Âu... thì hiện nay hƣớng vận động của khách du lịch là ở khắp nơi trên toàn cầu, chuyển dịch sang các v ng mới nhƣ v ng Châu Á Thái Bình Dƣơng.

Trong khu vực Đông Á Thái Bình dƣơng, một số nƣớc có tốc độ tăng trƣởng về lƣợng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới nhƣ Thái lan, Brunây, Singapore, Malaysia, Indonesia,.

- Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch. Trƣớc đây tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển)

vụ bổ sung (mua sắm hàng hoá, đồ lƣu niệm, tham quan, giải trí,...) tăng lên. Vì vậy cần nắm vững xu hƣớng này để đƣa ra các chính sách phát triển các sản phẩm du lịch cũng nhƣ phát triển hoạt động kinh doanh du lịch cho đúng hƣớng.

- Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch. Khách du lịch mua các sản phẩm du lịch trọn gói có xu hƣớng ngày càng giảm vì họ có thể tự do trong chuyến đi, tự quyết định những vấn đề về ăn, ngủ, thời gian lƣu trú và tiết kiệm các khoản tiền dịch vụ khác cho các tổ chức lữ hành. Các nhà kinh doanh du lịch cần nắm vững xu hƣớng này để có các chính sách đúng đắn cho phát triển và hoàn thiện các sản phảm du lịch và tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu và dự đoán thị trƣờng.

- Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi: Nhóm khách du lịch là học sinh sinh viên, nhóm khách du lịch là những ngƣời đang ở độ tuổi lao động tích cực và nhóm khách du lịch là những ngƣời cao tuổi. Tron đó nhóm 1 và nhóm 3 thƣờng quan tâm đến giá cả nhiều hơn.

- Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch: Khách du lịch ngày càng thích đi những chuyến du lịch đến nhiều nƣớc, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình. Các quốc gia phát triển du lịch và các nhà kinh doanh du lịch cần chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phục vụ các khách du lịch hiện có và khách tìêm năng, kết hợp các tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn để thu hút khách.

b. Xu hướng phát triển của cung du lịch

- Đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các quốc gia và các nhà kinh doanh du lịch đƣa ra chính sách đa dạng hoá sản phẩm du lịch, độc đáo hoá sản phẩm du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm bổ sung, đƣa các sản phẩm mang bản sắc dân tộc vì vậy thể loại du lịch văn hoá phát triển mạnh.

giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức bán các sản phẩm du lịch, phát triển loại hình bán các chƣơng trình du lịch đến tận nhà hoặc qua mạng internet. Việc kết hợp đón khách từ nƣớc thứ 3 ngày càng đƣợc khẳng định.

- Tăng cƣờng hoạt động truyền thông: Vai trò của hoạt động tuyên truyền quảng cáo trong hoạt động du lịch ngày càng đƣợc nâng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh du lịch cho các đơn vị, các quốc gia.

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong du lịch: Việc ứng dụng những thành tựu KHKT vào hoạt động du lịch ngày càng tăng, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch ngày càng đào tạo cơ bản, có kiến thức, hiểu biết rộng, chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ thông thạo. Trang thiết bị, phƣơng tiện ở các khâu tác nghiệp ngày càng hiện đại, chuyên môn hoá ngành nghề ngày càng đƣợc thực hiện sâu sắc.

- Đẩy mạnh quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá: các tuyến du lịch đƣợc gắn kết với nhau giữa các nƣớc, sản phẩm du lịch đƣợc quốc tế hoá cao, các tổ chức du lịch khu vực và toàn cầu đƣợc hình thành giúp đỡ các nƣớc thành viên phát triển hoạt động du lịch của mình, việc chuyển giao công nghệ trong hoạt động du lịch diễn ra sôi động. Việc tiếp thu các công nghệ mới trong hoạt động du lịch luôn luôn đƣợc gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trƣờng trong các địa phƣơng, các quốc gia, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới.

- Hạn chế tính thời vụ trong du lịch: thông qua các biện pháp kéo dài thời vụ du lịch, hạn chế các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch.

Ngoài các xu hƣớng trên, để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động du lịch, các quốc gia, các v ng thực hiện việc giảm tới mức tối thiểu các thủ tục về thị thực, hải quan,.. tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan, nghỉ ngơi cũng là một xu hƣớng của phát triển du lịch thế giới.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hội An đến năm 2022, tầm nhìn đến năm 2025 đã đề ra mục tiêu cho ngành du lịch Hội An nhƣ sau: phấn đấu đến năm 2022: thành phố Hội An trở thành Trung tâm du lịch quốc gia, là thành phố văn hóa - du lịch trọng điểm của cả nƣớc; tầm nhìn đến năm 2025: Hội An trở thành Trung tâm du lịch hàng đầu của Quốc gia, là thành phố sinh thái - văn hóa - du lịch.

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2022:

- Thu hút đƣợc 3,09 triệu lƣợt khách (trong đó 1,58 triệu lƣợt khách quốc tế).

- Phục vụ 1,47 triệu lƣợt khách lƣu trú (trong đó 1,18 triệu lƣợt khách quốc tế).

- Tốc độ tăng trƣởng khách quốc tế giai đoạn 2015 - 2020 đạt 13 - 17%/năm và khách nội địa đạt 8 - 10%, tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 13 - 17%/năm.

- Ngày lƣu trú trung bình của khách quốc tế đạt 3 - 3,5 ngày.

- Tạo việc cho hơn 26.000 lao động trực tiếp và hơn 53.000 lao động gián tiếp.

Để đảm bảo du lịch Hội An phát triển bền vững và đạt đƣợc mục tiêu đề ra, Thành phố s triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung mở rộng không gian du lịch ra những v ng xung quanh nhằm giảm áp lực phố cổ cũng nhƣ tạo sinh kế, việc làm cho ngƣời dân tại các v ng ven có lợi thế phát triển du lịch. Đặc biệt, chú trọng phát triển đa dạng đồng bộ du lịch văn hóa, du lịch biển và du lịch sinh thái, làng nghề làng quê sông nƣớc, đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa môi trƣờng sinh thái, tự nhiên, nhân văn, xã hội. Bên cạnh du lịch phố cổ vẫn là trọng tâm, thành phố cũng s quan tâm phát triển các loại hình du lịch khác mà Hội An có tiềm năng nhƣ du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề, du lịch khoa học - nghiên

tỏa là các v ng ven phục vụ cho đối tƣợng khách nghỉ dƣỡng. Đồng thời s phát huy các mô hình du lịch cộng đồng theo đúng định hƣớng của thành phố để ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi bền vững. Đây là sự phân v ng phát triển không gian du lịch Hội An theo hƣớng mở, có trọng điểm và mang tính chuyên đề, góp phần bổ trợ để tạo nên các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú nhằm kéo dài thời gian lƣu trú và tăng mức chi tiêu của khách cũng nhƣ giảm tải cho khu phố cổ.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên theo hƣớng chú trọng đầu tƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ, phát huy giá trị nổi trội của tài nguyên du lịch đặc th của từng địa phƣơng trên địa bàn; giữ gìn và bảo vệ tốt giá trị văn hóa, tự nhiên, môi trƣờng. Phát triển những sản phẩm du lịch có tính cạnh trạnh cao, ph hợp với thị trƣờng, nhất là chú trọng thị trƣờng có khả năng chi trả cao, lƣu trú dài ngày… Khi đó, mục tiêu xây dựng Hội An trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của miền Trung, Việt Nam và khu vực Đông Nam Á vào năm 2022 mới có thể trở thành hiện thực đƣợc.

Hoạt động của bộ máy QLNN về du lịch hiệu quả chƣa cao, sử dụng và phát triển tài nguyên du lịch chƣa hợp lý, môi trƣờng du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của Quảng Nam còn nhiều vấn đề bất cập, không kịp thời, thiếu đồng bộ.

Công tác Quản lý hoạt động kinh doanh và chất lƣợng du lịch vẫn có tính chất phong trào, chƣa thƣờng xuyên kiểm tra và quy trình kiểm tra thiếu chặt ch , chƣa khuyến khích cơ sở kinh doanh tự giác thực hiện các tiêu chuẩn đề ra. Các biện pháp chủ yếu nặng về mặt thủ tục hành chính.

lị trên địa bàn thành phố Hội An

a. Quan điểm:

- Việc lập quy hoạch, định hƣớng phát triển mạng lƣới cơ sở lƣu trú trên địa bàn thành phố Hội An phải đƣợc xác định dựa trên giá trị sinh thái- văn hóa, không gian phát triển, vị trí địa lý, lợi thế của địa phƣơng nhằm bảo tồn và phát huy, phát triển bền vững kiến trúc cảnh quan, văn hóa làm môi trƣờng phát triển du lịch bền vững.

- Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng loại hình lƣu trú để thu hút khách đến Hội An, đặc biệt là thu hút dòng khách du lịch có chi tiêu cao.

b. Định hướng phát triển:

- Khuyến khích phát triển đầu tƣ các loại hình biệt thự du lịch đối với các trƣờng hợp sở hữu diện tích trên 1.000 m2

trên địa bàn thành phố (trừ khu vực phố cổ)

- Ƣu tiên phát triển các loại hình lƣu trú, đặc biệt là loại hình lƣu trú cộng đồng tại các khu vực làng quê, làng nghề ( khối An Mỹ- Cẩm Châu, khối Thanh Nam Đông, Thanh Nam Tây- Cẩm Nam; làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế- Cẩm Hà; làng chài An Tân, làng biển An Bàng- Cẩm An; Cẩm Thanh; Cẩm Kim;Tân Hiệp) để tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm các giá trị sống, nét văn hóa truyền thống của Hội An. Ngoài những khu vực trên, Thành phố tạm dừng chủ trƣơng phát triển loại hình homestay của những khu vực còn lại trên địa bàn thành phố trong giai đoạn này.

- Để khai thác, phát triển mạnh loại hình du lịch hội nghị, hội thảo (MICE), du lịch sự kiện mang tầm quốc tế và nâng cấp chất lƣợng dịch vụ tại cơ sơ lƣu trú; Thành phố khuyến khích phát triển các cơ sở khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 03 sao trở lên

Triệu, ĐT 607, ĐT 608…(trừ những trƣờng hợp có chiều sâu thửa đất hơn 30 m so với mặt tiền) và tại các khu vực đã có quy hoạch khác.

- Không áp dụng chỉ tiêu về số cơ sở lƣu trú, chỉ định hƣớng, qui định khu vực và mô hình lƣu trú đƣợc phép phát triển trên địa bàn thành phố nhƣng việc thiết kế, đầu tƣ các loại hình lƣu trú phải đảm bảo theo các quy định của pháp luật và một số quy định về quản lý kiến trúc của Thành phố.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƢU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN

3.2.1. G ả p áp nân o ôn tá xây ựn và tổ ứ t ự ện ến lƣợ , quy oạ , ế oạ p át tr ển n o n lƣu trú

- Tiến hành nghiên cứu để định hƣớng các loại hình lƣu trú du lịch nào là phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội – văn hóa của địa phƣơng. Xây dựng chiến lƣợc lâu dài, xác định mô hình lƣu trú ph hợp để ƣu tiên phát triển và hƣớng dẫn cụ thể cho ngƣời dân tránh việc đầu tƣ ồ ạt, tràn lan, kém hiệu quả. Đặc biệt với mô hình Homestay, nên tạm dừng việc cấp phép để chấn chỉnh và đặt ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lƣợng, nhằm đáp ứng đúng yêu cầu về loại hình và nội dung hoạt động hƣớng đến mục đích phát triển bền vững và thực sự là sản phẩm văn hoá đặc trƣng của Hội An.

- Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lƣới cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hội An đến năm 2022. Trong đó, cần quy định rõ các khu vực, tuyến đƣờng nào ƣu tiên/hạn chế phát triển mô hình lƣu trú nào một cách cụ thể , phù hợp với Quy hoạch tổng thể không gian du lịch Hội An.

- Rà soát, thu hồi lại số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch đã đƣợc cấp chủ trƣơng thành phố cho phép đầu tƣ kinh doanh dịch vụ nhƣng lại cố ý gây trì trệ, kéo dài thời gian đầu tƣ. Căn cứ với thực trạng mạng lƣới lƣu trú du lịch thực sự đang hoạt động và số chủ trƣởng đã đƣợc thu hồi để thực hiện quy

từng đặc điểm cụ thể của từng đơn vị xã, phƣờng.

- Sau khi xây dựng Quy hoạch phải thực hiện công khai, thông báo nội dung quy hoạch rộng rãi trên các phƣơng tiện truyền thông địa phƣơng.

- Ngoài Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lƣới cơ sở lƣu trú du lịch, địa phƣơng cần phải xây dựng một Quy hoạch khác dành cho việc phát triển các ngành CN-TTCN một cách tập trung. Theo đó, căn cứ xây dựng các phƣơng án di dời, đầu tƣ cơ sở hạ tầng, kêu gọi khuyến khích các hộ sản xuất cá thể, doanh nghiệp của ngành đang hoạt động rãi rác và nằm sâu trong khu dân cƣ vào tập trung một nơi sản xuất. Nhƣ vậy, có thể dễ dàng quản lý và phát triển ngành CN-TTCN, lại vừa có thể nhƣờng không gian bên trong khu dân cƣ để phát triển du lịch. Từ đó, giải quyết đƣợc bài toán bất cập khiếu nại của việc hoạt động sản xuất này gây tác động môi trƣờng đến hoạt động kinh doanh lƣu trú của các cơ sở lƣu trú du lịch nhƣ ô nhiễm tiếng ồn, không khí…đang thực tế xãy ra ở địa phƣơng.

3.2.2. G ả p áp nân o Côn tá tổ ứ đ ều àn quản lý n à nƣớ về n o n lƣu trú u lị

a. Nâng cao bộ máy quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú

- UBND thành phố trƣớc tiên cần chính thức đề xuất lên cấp Tỉnh và Trƣơng ƣơng về đặc thù hoạt động kinh tế du lịch của địa phƣơng, từ đó đề xuất đƣợc phép thành lập chính thức phòng TMDL Hội An – là cơ quan quản lý chuyên biệt, có đầy đủ chức năng và pháp lý để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phƣơng nói chung, kinh doanh lƣu trú nói riêng.

- Bổ sung đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động lƣu trú du lịch ở địa phƣơng, đảm bảo quyền lợi lao động hợp lý. Đồng thời thƣờng xuyên tổ chức đào tạo tập huấn, nâng cao chất lƣợng chuyên môn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hội an (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)