THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hội an (Trang 67 - 95)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG

ĐỘNG KINH DOANH LƢU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN

2.3.1. Côn tá xây ựn và tổ ứ t ự ện ến lƣợ , quy oạ , ế oạ p át tr ển n o n lƣu trú u lị trên đị bàn t àn p ố Hộ An

Hội An đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc biết đến nhƣ là một điểm đến hấp dẫn nhất miền trung và cả nƣớc. Con số hơn 2,6 triệu lƣợt khách tham quam thành phố năm 2016 là minh chứng cho sức hấp dẫn của thƣơng hiệu du lịch này. Ngày nay, không gian du lịch của thành phố Hội An không chỉ là khu vực phố cổ mà còn đƣợc mở rộng đến các v ng quê, làng nghề, biển đảo...Điều này đã thu hút và đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của mọi đối

tƣợng khách, đặc biệt là đối tƣợng khách đến đây để nghỉ dƣỡng, trải nghiệm và khám phá văn hóa. Tuy nhiên, trong bối cạnh tranh thị trƣờng nhƣ hiện nay đã trở thành thách thức đòi hỏi thành phố phải có những định hƣớng để phát triển bền vững ngành du lịch địa phƣơng. Trong đó, một trong những giải pháp mà các đơn vị chức năng của thành phố đã đề ra đó là “Nâng cao tiện ích lưu trú theo hướng đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách từ thu nhập thấp đến thu nhập cao”. Chính vì vậy trong giai đoạn 2012-2016, UBND thành phố Hội An thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc trong việc xây dựng thực hiện những kế hoạch phát triển mạng lƣới cơ sở lƣu trú du lịch tại địa phƣơng với các định hƣớng quy hoạch không gian và khu vực phát triển cụ thể sau:

Các hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch lƣu trú có thể đƣợc phát triển dựa trên điều kiện cụ thể về hạ tầng, tài nguyên trong một khu vực, không gian cụ thể để đảm bảo hình thành và phát triển từng cấp độ bền vững. Đồng thời điều này đảm bảo sự trải nghiệm du lịch chất lƣợng cao nhất, tối đa hóa lợi ích bảo tồn thiên nhiên văn hóa, lợi ích cộng đồng và giảm thiểu tác động tiêu cực. Các định hƣớng phát triển s đƣợc xây dựng cụ thể đƣợc phân theo không gian và khu vực; phân theo tuyến giao thông (tuyến đƣờng); phân theo khu vực hành chính (xã, phƣờng) với các số lƣợng chỉ tiêu về số lƣợng cơ sở và số lƣợng phòng đƣợc phép hoạt động cụ thể.

Mục tiêu phát triển mà thành phố đã đặt ra đối với công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch đó là:

- Thúc đẩy phát triển mạng lƣới cơ sở lƣu trú du lịch cộng đồng theo hƣớng du lịch văn hóa – sinh thái. Phát động nguồn lực và tiềm năng trong dân để hình thành sản phảm mới, cung ứng đa dạng nhu cầu khách du lịch.

- Mở rộng không gian đến các vùng ven, giảm tải cho khu trung tâm phố cổ. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, thiên nhiên tại các vùng thiên

nhiên cận đô thị, các địa phƣơng có tiềm năng.

- Từng bƣớc hình thành các mạng lƣới dịch vụ lƣu trú homestay, để tăng tính liên kết, tạo khả năng cạnh tranh mới về qui mô, số lƣợng phòng và tính đa dạng loại hình dịch vụ…nhằm đáp ứng nhu cầu trải nghiệm cuộc sống, tìm hiểu văn hóa truyền thống Hội An của khách du lịch.

Bảng 2.10. Số lượng văn bản được xây dựng và ban hành nhằm quy hoạch, định hướng phát triển mạng lưới lưu trú du lịch của UBND thành phố Hội

An trong giai đoạn 2010-2016 (chi tiết tại phục lục 1)

Đơn vị tính: văn bản Năm Loạ văn bản 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 + Quy hoạch: 01 0 0 0 0 0 0 + Kế hoạch: 0 0 01 01 02 01 01 + Đề án: 0 0 01 0 0 0 0

(Nguồn VP UBND- HĐ ND thành phố Hội An)

Từ giai đoạn 2010-2016, UBND thành phố Hội An chƣa chính thức ban hành một Quy hoạch tổng thể nào để phát triển mạng lƣới lƣu trú của địa phƣơng. Định hƣớng và mục tiêu của việc phát triển mạng lƣới lƣu trú du lịch của Hội An đƣợc đƣa ra trong Quy hoạch phát triển không gian và phát triển du lịch Hội An đến năm 2020. Theo đó, Hội An s phát triển mạng lƣới sản phẩm lƣu trú có sức cạnh tranh khu vực đến năm 2020 s bổ sung thêm 2.000 phòng cho cả ba loại hình lƣu trú (Khách sạn, BTDL và Homestay). Trong đó, đặc biệt ƣu tiên khuyến khích phát triển loại hình biệt thự nhà vƣờn, nhà có sân vƣờn, các cụm Homestay để giữ gìn cảnh quan làng quê sinh thái. Tập trung đầu tƣ ở các xã, phƣờng: Cửa Đại, Cẩm Thanh, Cẩm An, Cẩm Châu và Cẩm Phô, cho phép xây dựng mô hình khách sạn với số lƣợng và quy mô vừa

đạt tiêu chuẩn 2-3 sao (dƣới 50 phòng) tại một số tuyến địa phƣơng này nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực đó.

Giai đoạn 2012-2016, UBND thành phố Hội An rất quan tâm đến việc phát triển mạng lƣới lƣu trú du lịch, mỗi năm đều ban hành một Kế hoạch đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên, nội dung của những Kế hoạch trong giai đoạn này chỉ mới là những kế hoạch phát triển trong ngắn hạn, thƣờng trong thời gian 2-3 năm. Chẳng hạn, năm 2012, ban hành Kế hoạch phát triển mạng lƣới cơ sở lƣu trú trên địa bàn thành phố đến năm 2015 và Đề án phát triển mô hình lƣu trú trong dân (Homestay) đến năm 2020. Qua thời gian đầu thực hiện kế hoạch và đề án trên đã nâng lên số cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn thành phố lên một cách đáng kể, từ 6 Homestay ở năm 2012, lên đến 58 cơ sở ở năm 2013 và đạt 110 cơ sở ở năm 2014 (Bảng 2.4)

Đến cuối năm 2014, do số lƣợng cơ sở lƣu trú ở một số khu vực, tuyến đƣờng đã vƣợt quá đạt mức đƣợc cấp phép do đó UBND thành phố phải ban hành Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung một số tuyến đƣờng, khu vực cho phép phát triển các loại hình lƣu trú trên địa bàn phố Hội An đến năm 2020. Ngoài ra, tùy thuộc vào định hƣớng trong giai đoạn và đặc thù riêng của từng xã phƣờng UBND Hội An còn ban hành các Kế hoạch phát triển mạng lƣới lƣu trú một số xã phƣờng cụ thể (ví dụ: Kế hoạch phát triển mạng lƣới lƣu trú phƣờng Cẩm An hay xã Tân Hiệp). Việc ban hành những kế hoạch trên, giúp công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch của các cán bộ chuyên trách nắm đƣợc những quy định về số lƣợng cơ sở lƣu trú đƣợc cấp phép; xã phƣờng nào, tuyến đƣờng nào hay loại hình lƣu trú nào đƣợc ƣu tiên phát triển; khu vực nào, loại hình lƣu trú nào hạn chế đƣợc cấp phép…Tuy nhiên, việc chƣa xây dựng đƣợc một quy hoạch tổng thể phát triển mạng lƣới CSLTDL trên địa bàn thành phố Hội An khiến cho việc xây dựng các Kế hoạch triển khai trong ngắn hạn còn rất nhiều thiếu sót nhƣ: việc dự kiến nhu

đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ của ngƣời dân. Do dó, UBND Hội an phải ban hành những Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung về khu vực (tuyến đƣờng), loại hình, số lƣợng cơ sở lƣu trú đƣợc cấp phép; gây trở ngại cho công tác quản lý nhà nƣớc, trì trệ hoạt động đầu tƣ, phát triển của các doanh nghiệp, cá thể trong lĩnh vực kinh doanh lƣu trú du lịch khi muốn mở rộng quy mô hay đầu tƣ mới vì phải chờ đợi các văn bản bổ sung, kế hoạch điều chỉnh nếu khu vực dự kiến đầu tƣ nằm trong khu vực hạn chế hoặc đã hết chỉ tiêu cấp phép.

Ngoài ra, UBND thành phố Hội An còn xây dựng những quy định riêng của địa phƣơng áp dụng cho mạng lƣới lƣu trú, những quy định này mang tính đặc thù của địa phƣơng nhằm đảm bảm định hƣớng đã đƣợc đề ra trong quy hoạch phát triển không gian du lịch của Hội An. Thành phố ra những quy định về các tuyến đƣờng, khu vực nào s đƣợc ƣu tiên/ hạn chế phát triển lƣu trú, loại hình nào đƣợc ƣu tiên/hạn chế. T y theo đặc điểm mỗi xã, phƣờng hoặc theo mỗi giai đoạn khác nhau mà UBND thành phố s quy định về diện tích tối thiểu, số lƣợng buồng phòng tối đa đƣợc cấp phép…của loại hình lƣu trú đó. Những quy định này đƣợc thể hiện rõ trong các kế hoạch, đề án đƣợc ban hành. Đối với Homestay những năm đầu khi mới ban hành Đề án phát triển mô hình này (năm 2012) diện tích tối thiểu quy định là 500m2. Sau một thời gian thực hiện, nhận thấy với quy mô diện tích này ngƣời dân rất khó đáp ứng điều kiện, UBND thành phố đã sữa đổi trong kế hoạch điều chỉnh đƣợc ban hành vào tháng 9/2013 nhƣ sau: đối với Homestay diện tích tối thiểu 150m2 đối với khu vực trung tâm, 200m2 đối với khu vực gần trung tâm và 300m2 với những vùng ven, riêng với xã đảo Tân Hiệp vì diện tích dân cƣ ít nên ƣu tiên tối thiểu là 80m2; đối với mô hình BTDL diện tích tối thiểu ở các xã phƣờng là 250m2

(trừ xã Tân Hiệp là 150m2). Kết quả sau khi điều chỉnh điều kiện về diện tích, trong 3 tháng cuối năm số lƣợng đơn xin cấp phép kinh doanh Homestay đƣợc cấp chủ trƣơng tăng lên rất nhiều.

vực này của địa phƣơng, tác giả khảo sát 100 mẫu gồm: 50 chủ cơ sở lƣu trú du lịch đang hoạt động, 30 chủ thể đang có nguyện vọng xin đầu tƣ lƣu trú, 10 khách lƣu trú và 10 cán bộ trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch tại địa phƣơng.

Các câu hỏi khảo sát liên quan đến công tác hoạch định của cơ quan chức năng địa phƣơng nhƣ sau:

1. Theo đánh giá của anh/ chị UBND thành phố xây dựng khu vực phát triển và phân bố mạng lƣới lƣu trú du lịch tại các xã, phƣờng tuyến đƣờng nhƣ thế nào? Có đáp ứng với nhu cầu đầu tƣ/ lƣu trú không?

a. Rất phù hợp b. Phù hợp c. Chƣa ph hợp d. Không có ý kiến

2. Theo đánh giá của anh/chị UBND thành phố định hƣớng phát triển mạng lƣới cơ sở lƣu trú của địa phƣơng là ƣu tiên các loại hình cơ sở lƣu trú du lịch cộng đồng theo hƣớng du lịch văn hóa – sinh thái (nhƣ Homestay, BTDL) nhƣ thế nào? Có đáp ứng với nhu cầu đầu tƣ/ lƣu trú không?

a. Rất phù hợp b. Phù hợp c. Chƣa ph hợp d. Không có ý kiến

3. Theo đánh giá của anh/chị hình thức UBND thành phố công khai các kế hoạch, đề án phát triển mạng lƣới cơ sở lƣu trú trú du lịch hiện nay nhƣ thế nào? Có đáp ứng việc nghiên cứu tìm hiểu các quy định trƣớc khi quyết định đầu tƣ xây dựng cơ sở lƣu trú không? (câu hỏi này chỉ áp dụng đối với chủ thể là chủ cơ sở/ ngƣời có nguyện vọng đầu tƣ và cán bộ đang làm việc ở các phòng, ban chức năng của UBND)

a. Rất phù hợp b. Phù hợp c. Chƣa ph hợp d. Không có ý kiến

Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả điều tra đánh giá về công tác quy hoạch, hoạch định trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch của UBND thành

phố Hội An. Đơn vị tính: ý kiến Mứ độ đán á Nội dung Rất phù hợp Phù hợp C ƣ phù hợp Không có ý kiến Tổng cộng + Phân bổ, bố trí mạng

lƣới cơ cở lƣu trú du lịch 32 38 28 2 100 + Định hƣớng loại hình

lƣu trú du lịch ƣu tiên 17 33 47 3 100 + Công khai các kế hoạch, đề án phát triển mạng lƣới 35 46 18 1 100 Tổng cộng: 84 117 93 6 300

(Nguồn: Phiếu khảo sát)

Theo kết quả ở bảng 2.11, tỷ lệ cho rằng nội dung hoạch định trong công tác QLNN đối với hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch ở địa phƣơng đƣợc thực tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia trong lĩnh vực này (bao gồm: mức rất phù hợp và phù hợp) là 67%. Tỷ lệ cho rằng công tác này còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu kinh doanh, đầu tƣ của lĩnh vực này là 32%. Còn lại, tỷ lệ đối tƣợng bàng quan với công tác hoạch định của địa phƣơng chỉ chiếm 2%. Điều này chứng tỏ rằng trong thời gian qua UBND thành phố Hội An đã phát huy tƣơng đối tốt vai trò quản lý nhà nƣớc trong

công tác hoạch định nhằm phát triển mạng lƣới lƣu trú du lịch ở địa phƣơng, đạt hiệu quả cao và đƣợc sự đồng thuận cao từ ngƣời dân. Mặc dù vẫn còn nhiều bất cập khi thực hiện nhiệm vụ này, nhƣng nhìn chung các cơ quan chức năng của địa phƣơng đã định hƣớng đúng hƣớng đi cần thiết, có sự cập nhật và điều chỉnh kịp thời những bất cập phát sinh trong công tác nhằm xây dựng mạng lƣới cơ sở, sản phẩm lƣu trú du lịch vừa phù hợp với những đặc thù kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phƣơng, vừa đáp ứng đa dạng thị hiếu của du khách.

2.3.2. Côn tá tổ ứ đ ều àn quản lý n à nƣớ về n o n lƣu trú u lị

a. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú

Biểu đồ 2.4. Sơ đồ bộ máy QLNN đối với hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hội An

UBND THÀNH PHỐ HỘI AN

PHÒNG TM –DL HỘI AN (cơ quan

tham mƣu) SỞ VH-TT-DL QUẢNG NAM BỘ PHẬN TỔNG HỢP TRƢỞNG PHÒNG UBND TỈNH QUẢNG NAM PHÓ PHÒNG BỘ PHẬN LƢU TRÖ BỘ PHẬN DU LỊCH BỘ PHẬN THƢƠNG MẠI CÁC BAN, NGÀNH KHÁC UBND CẤP XÃ, PHƢỜNG

Hội An là một thành phố mà các hoạt động du lịch đƣợc tổ chức rất phong phú và đa dạng, một cách thƣờng xuyên. Do vậy, để thực hiện tốt công tác QLNN trong lĩnh vực du lịch, UBND thành phố Hội An phải phân công cho các đơn vị chức năng của mình theo từng nhánh chuyên biệt để quản lý tốt nhất mọi hoạt động liên quan đến du lịch của địa phƣơng. Cụ thể, nhiệm vụ quản lý tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa của địa phƣơng đƣợc phân công cho Trung tâm Văn hóa – Thể thao du lịch thành phố; nhiệm vụ quản lý trong công tác trùng tu di tích, bảo tồn di tích do Trung tâm Bảo tồn Di tích thực hiện; nhiệm vụ quản lý các hoạt động văn hóa khác ngoài lễ hội và quảng bá truyền thông hoạt động du lịch của thành phố do phòng Văn hóa – Thông tin quản lý; nhiệm vụ QLNN trong lĩnh vực thƣơng mại -dịch vụ- kinh tế du lịch của địa phƣơng đƣợc UBND thành phố phân cấp cho đơn vị quản lý, tham mƣu trực tiếp đó là phòng Thƣơng mại – Du lịch Hội An.

Bảng 2.12. Cơ cấu tổ chức cán bộ của phòng TM-DL Hội An

Số lƣợng Trìn độ Hình thứ l o động Thạc sĩ Đại học Biên chế Hợp đồng + Cấp Lãnh đạo 02 01 01 02 0 + Bộ phận Tổng hợp 02 0 02 0 02 +Bộ phận quản lý lƣu trú 03 01 02 0 03 + Bộ phận quản lý thƣơng mại 02 0 02 01 01 + Bộ phận quản lý du lịch 03 0 03 0 03 Tổng cộng 12 02 10 03 09

(Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Hội An)

Kinh doanh lƣu trú du lịch là một hoạt động chính của ngành du lịch, do đó phân cấp hành chính trong bộ máy nhà nƣớc đều tuân theo sự chỉ đạo từ trên xuống bắt đầu từ Tổng cục Du lịch - Sở VHTTDL tỉnh – UBND Huyện – Các phòng ban chức năng.

Theo đó, ở Hội An, Phòng thƣơng mại là cơ quan chuyên ngành thực hiện trực tiếp công tác quản lý nhà nƣớc trong hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch của Hội An. Đối với những địa phƣơng khác trong địa bàn tỉnh Quảng Nam hay ngoài tỉnh thì chức năng quản lý này đƣợc phân cấp gộp trong chức năng của phòng Kinh tế hạ tầng. Nhƣ vậy, đối với thành phố Hội An, phòng TMDL vừa là đầu mối quản lý trực tiếp các cơ sở về việc tuân thủ cả quy định trong quá trình kinh doanh, vừa là đơn vị chịu trách nhiệm tham mƣu chính, giúp cho UBND trong công tác quy hoạch, phát triển mạng lƣới lƣu trú du

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hội an (Trang 67 - 95)