ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hội an (Trang 95)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƢU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN

Trong giai đoạn 2012-2016, mạng lƣới cơ sở lƣu trú du lịch ở Hội An phát triển rất nhanh. Có thể khẳng định rằng Hội An là địa phƣơng có mạng

kinh doanh lƣu trú du lịch là một nguồn thu lớn đối với thành phố Hội An. Nó không những góp phần thúc đẩy toàn ngành kinh tế địa phƣơng phát triển mạnh hơn mà nó còn góp phần nâng cao vị thế của ngành du lịch địa phƣơng trên bản đồ du lịch Việt Nam và Thế giới. Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh lƣu trú của địa phƣơng làm một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Qua những phân tích thực trạng phát triển mạng lƣới lƣu trú du lịch và thực trạng của công tác quản lý nhà nƣớc của UBND thành phố Hội An trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành tựu gì, còn tồn tại những hạn chế gì. Tác giả đƣa ra một số đánh giá cụ thể nhƣ sau:

2 3 1 N ữn t àn tựu

Thứ nhất, UBND thành phố Hội An đã xác định hƣớng đi đúng đắng để phát triển mạng lƣới cơ sở lƣu trú ở địa phƣơng đó là “Thúc đẩy phát triển mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch cộng đồng theo hướng du lịch văn hóa – sinh thái. Phát động nguồn lực và tiềm năng trong dân để hình thành sản phẩm mới, cung ứng đa dạng nhu cầu khách du lịch”. Dựa trên định hƣớng này thành phố đã liên tục chủ động xây dựng những Kế hoạch, Đề án phát triển mạng lƣới cơ sơ lƣu trú du lịch, đặc biệt là ƣu tiên phát triển mô hình lƣu trú trong dân Homestay và Biệt thự du lịch. Điều này vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ kinh doanh của ngƣời dân địa phƣơng, vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy, chỉ trong vòng 5 năm nhƣng mạng lƣới cơ sở lƣu trú du lịch ở Hội An, đặc biệt là mạng lƣới Homestay phát triển rất nhanh, góp phần nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho ngƣời dân.

Thứ hai, trong công tác tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch, UBND thành phố đã chủ động trong việc chuyên môn hóa trong công tác phân cấp nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc. Phòng TMDL Hội An, cơ quan quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực thƣơng mại và kinh tế du lịch của địa phƣơng, là cơ quan quản lý và tham mƣu trực tiếp cho

phƣơng. Đây là cơ chế tổ chức bộ máy đặc th của Hội An, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo thành phố đối với công tác quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực lƣu trú du lịch. Chính nhờ sự tổ chức bộ máy nhƣ vậy đã giúp UBND thành phố trong thời gian qua có thể vừa phát triển một mạng lƣới cơ sở lƣu trú lớn mạnh nhƣng vẫn đảm bảo trong tầm kiểm soát quản lý của địa phƣơng về mọi mặt.

Thứ ba, trong quá trình công tác điều hành quản lý hoạt động kinh doanh của các CSLTDL, thành phố Hội An chủ động đề xuất với Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam về ủy quyền cho địa phƣơng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lƣu trú du lịch với quy mô hộ cá thể (Homestay, BTDL). Nhờ vậy đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho ngƣời dân địa phƣơng trong việc thực hiện các quy định nhà nƣớc về đăng ký kinh doanh.

Thứ tƣ, để đảm bảo mạng lƣới cơ sở lƣu trú du lịch phát triển ph hợp với định hƣớng và quy hoạch không gian du lịch mà thành phố đặt ra, UBND thành phố đã ban hành một số quy định riêng biệt về điều kiện kinh doanh lƣu trú du lịch ở địa phƣơng. Cụ thể nhƣ, quy định phải có chủ trƣơng thống nhất cho phép kinh doanh lƣu trú du lịch của thành phố mới đƣợc phép đăng ký kinh doanh nhằm để cân bằng mạng lƣới lƣu trú du lịch trên địa bàn thành phố một cánh cân đối, tránh nơi tập trung quá nhiều, nơi lại không có, gây mất cân bằng kinh tế giữa các địa phƣơng. Đồng thời, UBND thành phố còn đƣa ra các quy định cụ thể điều kiện kinh doanh lƣu trú du lịch trên địa bàn nhƣ: quy định về diện tích tối thiểu, quy định về kiến trúc xây dựng, cảnh quan, quy định về chủ thể đƣợc phép kinh doanh theo loại từng loại hình, quy định tạm thời về tiêu chuẩn Homestay, BTDL. Chính nhờ vậy mà các cấp lãnh đạo Hội An mới có thể kiểm soát về chất lƣợng và sự phát triển mạng lƣới cơ sở lƣu trú du lịch đúng định hƣớng chung của toàn thành phố.

địa bàn thành phố trong thời gian qua chƣa có vi phạm nghiêm trọng nào gây ảnh hƣởng đến tình hình an ninh trật tự của địa phƣơng. UBND thành phố thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên du lịch đến với các cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn thành phố nhƣ việc khuyến khích không sử dụng túi nilon trong quá trình hoạt động kinh doanh nhất là trong việc chứa đựng rác thải, hƣớng dẫn các cơ sở phân loại rác tại nguồn, khuyến khích khách du lịch nói không với khói thuốc lá…Nhờ vậy, cho đến nay không có cơ sở lƣu trú du lịch nào vi phạm trong việc xử lý rác thải, nƣớc thải, môi trƣờng.

Thứ sáu, Phòng TMDL và các ban ngành đã chủ động tích cực trong công tác phối hợp, tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ hay đột xuất các cơ sở hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch. Nhờ vậy đã phát hiện, xử lý và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm của các cơ sở lƣu trú du lịch. Đồng thời, giám sát chất lƣợng cơ sở vật chất của cơ sở trong quá trình hoạt động kinh doanh, nhằm đảm bảo chất lƣợng dịch vụ cho du khách. UBND thành phố tổ chức đều đặn các cuộc họp thƣờng niên để nghe báo cáo tình hình hoạt động của lĩnh vực này ở địa phƣơng, cũng nhƣ kịp thời tổ chức các cuộc họp khẩn cấp xử lý những kiến nghị cấp thiết của các chủ cơ sở lƣu trú du lịch phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Tóm lại, trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch UBND thành phố Hội An trong thời gian qua đã rất tích cực, chủ động trong công tác. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập khi thực hiện.

2 3 2 N ữn ạn ế

Thứ nhất, mặc d UBND thành phố đã chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch, đề án để phát triển mạng lƣới lƣu trú theo loại hình hoặc theo từng khu vực xã phƣờng cụ thể. Song từ trƣớc đến nay thành phố vẫn chƣa xây dựng một quy hoạch tổng thể cho mạng lƣới cơ sở lƣu trú du lịch của

bất cập, phải điều chỉnh bổ sung các khu vực, tuyến đƣờng đƣợc phép/hạn chế phát triển mạng lƣới lƣu trú du lịch. Chƣa xây dựng và công khai quy hoạch tổng thể nên ngƣời dân chƣa nắm rõ đƣợc khu vực nào đƣợc ƣu tiên khuyến khích phát triển, khu vực nào không thể đầu tƣ, do đó dẫn đến nhiều trƣờng ngƣời dân ồ ạt mua đất đầu tƣ và sau khi thực hiện xin chủ trƣơng đầu tƣ mới vỡ l là khu vực đó nằm trong khu vực không khuyến khích, gây trở ngại cho ngƣời dân, bức xúc trong dân vì không thể đăng ký kinh doanh hoặc phát sinh những tiêu cực nhƣ việc hối lộ để đƣợc cấp chủ trƣơng…Hiện nay, trên địa bàn thành phố còn xãy ra hiện trạng hoạt động lƣu trú “chui”, nhiều khu vực, tuyến đƣờng bị hạn chế phát triển lƣu trú, ngƣời dân đã tự ý đón khách du lịch vì không đƣợc cấp phép hoạt động. Tình hình phát triển mạng lƣới cơ sở lƣu trú một cách nhanh chóng mà thiếu quy hoạch tổng thể nên ở những khu vực v ng ven có nhiều cơ sở lƣu trú du lịch nhoạt động kém hiệu quả, tự ý bán phá giá, giảm giá nhằm để cạnh tranh bắt khách. Số lƣợng cơ sở đã đƣợc cấp chủ trƣơng mà chƣa tiến hành xây dựng và đi vào hoạt động còn rất nhiều, làm cho nhiều ngƣời dân có nhu cầu kinh doanh thật sự lại không thể đƣợc cấp phép hoạt động do số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch “ treo” còn quá nhiều. Tất cả những bất cập đó đều xuất phát từ nguyên do thành phố Hội An chƣa xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển mạng lƣới lƣu trú du lịch cụ thể.

Thứ hai, phòng TMDL là đơn vị quản lý chính trong hoạt động kinh doanh lƣu trú của thành phố Hội An, nhƣng trên bản đồ tổ chức nƣớc không có sự tồn tài của một đơn vị hành chính riêng biệt nhƣ vậy. Phòng đƣợc thành lập theo Quyệt đinh của UBND thành phố Hội An, do vậy phòng TMDL không có tƣ cách pháp nhân chính thức, do đó trong quá trình quản lý, ngoài những văn bản mang tính chất hƣớng dẫn, lƣu hành nội bộ thì tất cả những kế hoạch, đề án phát triển mạng lƣới lƣu trú, các quy định…đều phải tham mƣu trực tiếp cho UBND thành phố ban hành. Trong công tác liên lạc, phối với với

chức đặt th của Hội An và gặp không ít khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ liên quan. Mặc khác, do là đơn vị không chính thống nên về cơ cấu cán bộ tổ chức cũng rất hạn chế. Số lƣợng cán bộ có biên chế chính thức của phòng là 3/12 cán bộ nhân viên, bộ phận cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực lƣu trú chỉ có 3 nhân viên hợp đồng dài hạn với UBND thành phố, đƣợc hƣởng lƣơng từ nguồn ngân sách của địa phƣơng, điều này cũng ảnh hƣởng ít nhiều đến chất lƣợng, hiệu suất, thái độ làm việc của cán bộ phụ trách, dễ phát sinh những tiêu cực trong khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao.

Thứ ba, những quy định riêng mà UBND thành phố ban hành về điều kinh doanh lƣu trú ở địa phƣơng chƣa đƣợc sự ủng hộ và thống nhất của những ngƣời dân địa phƣơng khác có nhu cầu đầu tƣ kinh doanh lƣu trú trên địa bàn. Chẳng hạn, quy định về chủ thể kinh đƣợc phép kinh lƣu trú Homestay phải là ngƣời địa phƣơng, có ít nhất 02 thế hệ sinh sống tại địa phƣơng đã gặp nhiều sự bất bình của ngƣời dân địa phƣơng khác đƣợc phản ánh trên các phƣơng tiện truyền thông, báo chí. Tuy rằng, quy định này là đúng, bởi hoạt động Homestay là hình thức lƣu trú cộng động nhằm giúp khách du lịch hiểu thêm văn hóa đặc trƣng của địa phƣơng nhƣng cũng còn rất hạn chế về nhiều mặt. Bởi vì, nhiều trƣờng hợp ngƣời địa phƣơng xây dựng và hoạt động đón khách nhƣng còn hạng chế về năng lực quản lý nên việc chăm sóc dịch vụ, phát triển hoạt động chƣa mang lại hiệu quả cao, dẫn đến tình trạng tự biến tƣớng hình thức tự phát đó là ngƣời dân cho thuê cơ sở lƣu trú để ngƣời khác kinh doanh. Khiến công tác quản lý nhà nƣớc gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa các quy định về diện tích tối thiểu, về kiến trú và cảnh quan xây dựng gặp rất nhiều phản ảnh của các nhà đầu tƣ, đặc biệt là trong trong việc cấp giấp phép xây dựng. Mặc d quy định này mục đích này để đảm bảo đồng bộ kiến trúc hạ tầng của cả thành phố, đảm bảo không gian du lịch, bảo tồn di tích văn hóa, song những quy định này vẫn chƣa đƣợc phổ

hiểu thông tin trƣớc khi đầu tƣ, đặc biệt đối với những nhà đầu tƣ ngoài địa phƣơng. Đồng tránh những trƣờng hợp một bộ phận cán bộ phụ trách lợi dụng để tƣ lợi cá nhân, ảnh hƣởng tiêu cực đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với quản lý đầu tƣ kinh doanh lƣu trú du lịch trên địa bàn thành phố.

Thứ tƣ, tồn tại một bất cập khách quan, chồng chéo trong công tác cấp phép đăng ký kinh doanh lƣu trú du lịch. Đó là mặc d Sở VHTTDL đã ủy quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho UBND thành phố Hội An. Nhƣng thời gian gần đây, xuất hiện một vài trƣờng hợp chủ đầu tƣ muốn xin phép hoạt động kinh doanh lƣu trú trên địa bàn thành phố Hội An nhƣng bị từ chối do vị trí đầu tƣ thuộc tuyến đƣờng hạn chế phát triển lƣu trú, hoặc không đáp ứng đƣợc một trong các quy định mà UBND thành phố ban hành đã làm hồ sơ trực tiếp nộp lên Sở VHTTDL, điều đáng nói ở đây là Sở VHTTDL đã cấp giấy phép kinh doanh mà không làm văn bản gởi UBND để hỏi đáp về vấn đề này. Sự không thống nhất này giữa các cấp cơ quan QLNN s là một lỗ hổng pháp luật khiến cho những hiện trạng tiêu cực xãy ra ngoài tầm kiểm soát của địa phƣơng.

Thứ năm, sự phát triển mạnh của du lịch, mạng lƣới cơ sở lƣu trú du lịch kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác nhƣ ngành xây dựng, mộc dân dụng. Hầu nhƣ các cơ sở mộc dân dụng, cƣa xẻ gỗ ở Hội An đều là những cơ sở nhỏ, lẻ và nằm chủ yếu trong khi dân cƣ, do đó khi nhu cầu xây dựng nhà ở, khách sạn, homestay…của địa phƣơng tăng lên, các cơ sở này s phát triển theo. Những cơ sở lƣu trú hoạt động kinh doanh lƣu trú và dân cƣ gần các cơ sở này s c ng chiụ sự ô nhiễm về tiếng ồn. Hoặc trong quá trình lao động sản xuất của các ngành khác ở địa phƣơng, nhƣ trồng rau, hoa màu, sản xuất lúa, nuôi Yến … đều gầy ảnh hƣởng về môi trƣờng không khí hay tiếng ồn đến các cơ sở lƣu trú du lịch hoạt động gần các khu vực trên. Nhƣng vấn đề là làm thể nào để giải quyết thỏa đáng, cân bằng lợi ích kinh tế của tất

là một bài toán chƣa tìm ra lời giải của địa phƣơng. Ngoài ra, Hội An còn đang hứng chịu hậu quả ô nhiễm môi trƣờng không khí từ hoạt động chế biến thủy, hải sản của huyện lân cận, tình trạng sạt lỡ bờ biển Cửa Đại vẫn chƣa có chuyển biến tích cực, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch ở địa phƣơng nói riêng và nghành du lịch thành phố nói chung.

Thứ sáu, mặc d đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố tích cực chủ động trong công tác kiểm tra, thanh tra các cơ sở lƣu trú du lịch. Nhƣng số lƣợng cơ sở lƣu trú quá dày, nhiều, phân bổ rộng nên việc kiểm tra, thanh tra giám sát thƣờng xuyên gặp khó khăn. Khó tránh khỏi trƣờng hợp phát hiện chậm trễ những vi phạm của các cơ sở. Hơn nữa, trong công tác kiểm tra, thanh tra vi phạm UBND thành phố chƣa mạnh tay trong việc xử lý các vi phạm, còn kiểu xử lý “nễ tình, du di” … Do đó, các cơ sở lƣu trú du lịch lỳ, chủ quan và vẫn tiếp tục tái phạm vi phạm sau khi đã đƣợc nhắc nhỡ.

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế

Một là, UBND thành phố chƣa xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lƣới du lịch địa phƣơng, gây hạn chế trong công tác ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành quản lý các cơ sở lƣu trú du lịch còn nhiều bất cập, chƣa bao quát, phải nhiều lần điều chỉnh bổ sung. Ngƣời dân không chƣa tiếp cận đƣợc rõ ràng, minh bạch các định hƣớng cũng nhƣ nhƣng quy định của UBND thành phố, phát sinh nhiều tiêu cực trong QLNN. Công tác phối hợp trong giữa các cấp, các ngành quản lý, các địa phƣơng đôi lúc không thống nhất còn hạn chế và thiếu chặc ch gây khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát.

Hai là, đội ngũ cán ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác QLNN đỗi với hoạt động kinh doanh lƣu trú còn hạn chế về cả mặt chất và mặt lƣợng. Số cán bộ đƣợc phân công quản lý quá ít, trong khi số lƣợng cơ sở lƣu trú trên địa bàn rất dày đặt, đa dạng về hình thức hoạt động. Hơn nữa cơ chế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hội an (Trang 95)