CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hội an (Trang 44)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƢU TRÚ DU LỊCH

Để có thể nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch, cần xem xét đánh giá các nhân tố tác động đến công tác này, cụ thể:

1.3.1 Côn tá tổ ứ và ệ t ốn pháp lý để quản lý oạt độn n o n lƣu trú u lị

nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch. Bởi vì, cơ cấu tổ chức và quy định pháp luật có chặt ch , hợp lý, rõ ràng hay không đều ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong hoạt động này.

Hoạt động kinh doanh lƣu trú là một hoạt động kinh doanh tổng hợp, đòi hỏi có sự quản lý của nhiều cơ quan nhà nƣớc của các ngành, lĩnh vực khác nhau. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc phải phối hợp chặt ch với nhau và gắn kết đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, bộ máy tổ chức từng bƣớc đƣợc cải cách theo hƣớng tinh giản, phân cấp phù hợp, rõ ràng, không chồng chéo về quyền hạn; các quy định pháp luật phải rõ ràng, mạch lạc, công khai, minh bạch mới tạo ra những chuyển biến tích cực về công tác quản lý nhà nƣớc này ở các cấp.

Công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh LTDL phải có căn cứ và phù hợp với tình hình địa phƣơng. Nhƣ vậy, công tác thực hiện tổ chức quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh LTDL mới đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.

1.3.2. Chất lƣợng nguồn nhân lực của bộ máy quản lý n à nƣớc

QLNN về kinh doanh lƣu trú du lịch là hoạt động của con ngƣời trong các cơ quan quản lý nhằm tác động vào đối tƣợng quản lý. Bộ máy cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch nơi tập hợp các nhà quản lý và họ có chức năng phân tích đánh giá tình hình từ đó hoạch định, định hƣớng, tổ chức điều hành và kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch. Quá trình này là quá trình liên tục ra quyết định và điều chỉnh. Do đó, khi các nhà quản lý có đủ trình độ năng lực, nắm vững các quy luật khách quan thì các quyết định mới đúng đắn, kịp thời và phù hợp với thực tiễn.

ngƣời trực tiếp tham gia, xây dựng, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc. Để vận hành tốt một bộ máy quản lý nhà nƣớc đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức, nhân viên trong bộ máy phải có chất lƣợng, trình độ và đạo đức. Chẳng hạn, việc cán bộ quản lý không có đủ trình độ chuyên môn, không nắm đƣợc các quy định của nhà nƣớc hoặc không có đạo đức thì cấp giấy phép cho một cơ sở lƣu trú du lịch nào đó s phát sinh nhiều tiêu cực. Hay việc kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn của các khách sạn hay tổ chức cung cấp dịch vụ không đạt hiệu quả cao.

Tóm lại, trình độ của các cán bộ công chức là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng công tác quản lý nhà nƣớc trong tất cả mọi lĩnh vực.

1.3.3. Các đ ều ện tự n ên và n tế - xã ộ

a. Điều kiện tự nhiên

Kinh doanh lƣu trú du lịch là lĩnh vực chịu sự chi phối và có tác động ngƣợc lại với tự nhiên rất lớn. Hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch thu hút các nhà đầu tƣ ở những nơi có yếu tố cảnh quan du lịch nhƣ: cảnh quan thiên nhiên đẹp, nơi có sông, suối, biển, đảo, núi,… Do đó, trong công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này cũng cần phải chú ý đến yếu tố tự nhiên để xây dựng quy hoạch phát triển hoạt động kinh doanh lƣu trú sao cho ph hợp, khai thác hiệu quả các nguồn lực tự nhiên, đồng thời công tác quy hoạch không gây ảnh hƣởng trái chiều, làm tổn hại đến các nguồn lực tự nhiên này. Điều này đƣợc thể hiện thông qua các yêu cầu, quy định, giới hạn về kiến trúc xây dựng, diện tích đất, hệ thống xử lý chất thải,… cho từng loại hình lƣu trú ph hợp với từng khu vực ở mỗi địa phƣơng.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tình hình phát triển kinh tế của địa phƣơng là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định, môi trƣờng chính sách thuận lợi s tạo điều kiện cho các nhà

đầu tƣ, đặc biệt là thu hút các doanh nghiệp lớn tham gia vào các hoạt động du lịch và hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch. Điều đó ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc, cụ thể:

Về mật độ cơ sở lưu trú

Số lƣợng cơ sở lƣu trú du lịch đang hoạt động trên địa bàn tác động không nhỏ đến công tác QLNN trong lĩnh vực này. Do đó, cơ sở tham gia vào hoạt động kinh doanh lƣu trú càng nhiều càng đòi hỏi bộ máy quản lý nhà nƣớc cần tăng tƣơng ứng về cả quy mô và chất lƣợng mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý về mặt hành chính, môi trƣờng kinh doanh, an ninh trật tự, chất lƣợng dịch vụ,… của cả hệ thống cơ sở LTDL trên địa bàn đó.

Về quy mô của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch

Doanh nghiệp có quy mô càng lớn chứng tỏ rằng năng lực tài chính càng mạnh, trình độ quản lý, chất lƣợng đội ngũ lao động càng chuyên nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật càng cao. Do đó, các cơ sở lƣu trú có quy mô lớn đang hoạt động trên địa bàn càng nhiều thì công tác quản lý nhà nƣớc s thuận lợi hơn so với việc quản lý các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ.

1.3.4. Sự p át tr ển ôn n ệ t ôn t n

Công nghệ thông tin là một trong các nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc trao đổi thông tin diễn ra một cách nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu, con ngƣời có nhiều điều kiện tiếp cận với công nghệ tiên tiến hơn. Hầu hết các ngành nghề, các lĩnh vực hay hoạt động trong xã hội hiện đại cũng cần tới sự góp mặt của công nghệ thông tin. Bởi sự đa dạng ấy, đối tƣợng phục vụ của công nghệ thông tin ngày càng phong phú. Do vậy, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một nhiệm vụ ƣu tiên trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, là phƣơng tiện chủ lực đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so

với các nƣớc đi trƣớc.

Công tác QLNN về hoạt động kinh doanh lƣu trú phải hƣớng đến yêu cầu của quá trình hội nhập, bắt kịp với công nghệ tiên tiến của thế giới, cải cách hình thức quản lý, xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại. Trƣớc đây, việc trao đổi thông tin giữa các cấp, cơ quan quản lý với doanh nghiệp mang tính chất thủ công, sau này công tác đăng ký kinh doanh đƣợc cải cách và tin học hóa. Trong lĩnh vực lƣu trú nên áp dụng công nghệ thông tin để công khai các quy định, hƣớng dẫn mà các chủ thể liên quan cần biết khi gia vào hoạt động kinh doanh này hay việc sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, báo cáo về khách du lịch lƣu trú tại cơ sở.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Kinh doanh lƣu trú du lịch là một trong những lĩnh vực kinh tế đang đƣợc chú trọng phát triển, có đóng góp lớn cho ngành du lịch và sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phƣơng. Để hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch có thể phát triển bền vững đòi hỏi phải có sự quản lý của chính quyền nhằm khắc phục tính chất tự phát và cạnh tranh thiếu lành mạnh. Do đó, cần phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch.

Quản lý nhà nƣớc về kinh doanh lƣu trú du lịch bao gồm các nội dung sau đây: (i) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh doanh lƣu trú du lịch, (ii) Tổ chức quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh lƣu trú (Tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc; Cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh; Phân loại, xếp hạng), (iii) Quản lý về khách lƣu trú, (iv) Quản lý bảo vệ môi trƣờng, tài nguyên du lịch trong kinh doanh lƣu trú, (v) Kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh lƣu trú du lịch.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƢU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ HỘI AN

2.1. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƢU TRÚ DU LỊCH NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LƢU TRÚ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN

2.1.1. Đặt đ ểm đ ều ện tự n ên, tà n uyên u lị

- Vị trí địa lý: Hội An là một thành phố có vị trí thuận lợi, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 30 km về hƣớng Bắc, cách thành phố Tam Kỳ 50 km về hƣớng Nam, cách thánh địa Mỹ Sơn 45km về phía Tây. Vị trí này góp phần không nhỏ cho việc phát triển du lịch của Hội An.

Những năm gần đây, thành phố Đà Nẵng cũng trở thành một điểm đến du lịch lý tƣởng với nhiều danh lam, thắng cảnh, khu vui chơi, giải trí, nghỉ dƣỡng đẳng cấp quốc tế. Điều này cũng góp phần làm số lƣợng khách du lịch ghé thăm và lƣu trú tại Hội An tăng lên.

- Tài nguyên du lịch

+ Tài nguyên biển: Hội An có bờ biển với nhiều bãi tắm sạch đẹp và rộng rãi nhƣ: bãi tắm An Bàng (Cẩm An), bãi tắm Phƣớc Tân (Cửa Đại). Ngoài ra, còn những bãi tắm tuy nhỏ nhƣng mang v đẹp tự nhiên, hoang sơ và rất trong lành của đảo Cù Lao Chàm.

+ Tài nguyên văn hóa: Hội An tồn tại hầu nhƣ nguyên vẹn các quần thể kiến trúc thời kỳ phong kiến trong khu phố cổ. Nó là sự kết hợp một cách độc đáo và nhuần nhuyễn giữa nền văn hoá Việt Nam với các nền văn hóa Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp,... Ngoài ra, con ngƣời Hội An có nếp sống, phong tục, tín ngƣỡng tâm linh, văn hóa ẩm thực rất đậm đà và vô c ng phong phú, đa dạng.

Hội An còn có rất nhiều làng nghề truyền thống và các lễ hội văn hóa truyền thống. Đây cũng là một đặt trƣng văn hóa đã làm cho Hội An trở nên hấp dẫn với du khách trong, ngoài nƣớc.

2 1 2 Đặ đ ểm kinh tế - du lịch

Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế

Hội An là thành phố đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch. Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế thành phố tăng trƣởng đều qua các năm. Trong đó, ngành dịch vụ luôn có giá trị cao nhất.

Bảng 2.1. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu trên địa bàn thành phố Hội An từ 2012-2016 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng giá trị: 5678,28 6791,11 7516,85 8557,09 9887,31 Ngành Nông – Lâm – ngƣ nghiệp 697,75 728,35 837,05 901,33 995,42 Ngành CN- TTCN 554,61 559,26 562,57 592,10 643,31 Ngành Xây dựng 638,96 963,42 1143,46 1440 1584 Ngành Dịch vụ 3787,56 4540,08 4973,50 5623,66 6704,58

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hội An năm 2016)

Giá trị ngành dịch vụ năm 2012 đạt ở mức 3787,56 tỷ đồng, đến năm 2016 giá trị của ngành đã tăng lên gần gấp đôi, đạt mức 6704,58 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ, trong giai đoạn 2012-2016 Hội An đang dần trở thành một thành phố phát triển mạnh ngành công nghiệp không khói. Ngành dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế chủ đạo của kinh tế địa phƣơng.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2012-2016, lĩnh vực xây dựng ở địa phƣơng tăng trƣởng nhanh. Mới năm 2012 chỉ đạt giá trị là 638.96 tỷ đồng, lúc này lĩnh vực kinh doanh lƣu trú ở Hội An thực sự chƣa phát triển, thành

phố Hội An chỉ mới xây dựng đề án phát triển mô hình lƣu trú du lịch homestay. Giai đoạn triển khai của đề án này là cuối năm 2012 và năm 2013. Đến năm 2014, hoạt động lƣu trú du lịch bắt đầu khởi sắc, nhiều ngƣời dân đã chịu bỏ vốn đầu tƣ vào loại hình kinh doanh này. Giá trị ngành xây dựng từ năm 2014 – 2016 cũng một phần nào phản ánh đƣợc nhu cầu xây dựng, đặc biệt là xây dựng các cơ sở lƣu trú du lịch trong giai đoạn này, từ 963,42 tỷ đồng ở năm 2013 đến năm 2016 giá trị của ngành xây dựng của Hội An đã đạt đƣợc 1584 tỷ đồng.

Ngoài ra, sự phát triển của một số sản phẩm của ngành CN-TCMN địa phƣơng nhƣ sản phẩm may nhanh, giầy da, túi xách, sản phẩm lƣu niệm của Hội An cũng đóng góp tích cực cho lĩnh vực du lịch của thành phố. Ngƣợc lại, sự phát triển của ngành du lịch là yếu tố tích cực ảnh hƣởng đến việc duy trì và phát triển các ngành, nghề truyền thống đặc trƣng của địa phƣơng nhƣ: nghề đèn lồng, mộc, may, gốm, tranh, tre dừa nƣớc…

Sự phát triển của ngành du lịch Hội An

Theo thời gian, Hội An đã từng bƣớc ghi tên vào bản đồ du lịch của thế giới. Hội An hiện nay đã đƣợc bình chọn là một điểm đến hấp dẫn đối với cả du khách trong và ngoài nƣớc.

Bảng 2.2. Số liệu lượt khách tham quan Hội An giai đoạn 2012-2016

Đơn vị: Lượt khách

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng lƣợt khách: 1.388.517 1.629.725 1.756.916 2.225.190 2.624.000 + Khách Quốc tế 680.235 813.160 839.198 1.067.244 1.342.000 + Khách Việt Nam 708.352 816.565 917.718 1.157.946 1.282.000

(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hội An năm 2016)

Theo số liệu trên, Hội An ngày càng thu hút nhiều hơn lƣợt du khách đến tham quan, du lịch tại địa phƣơng. Cụ thể, năm 2012 chỉ có 1.388.517

lƣợt khách đến với Hội An. Trong đó, số lƣợt khách quốc tế chiếm 43.8% và lƣợt khách nội địa là 56.2%. Năm 2016, số lƣợt khách đến Hội An tăng lên rất nhiều, đạt 2.624.000 lƣợt khách. Lúc này, cơ cấu khách du lịch có sự chuyển biến, mặc d số lƣợt khách trong nƣớc cũng tăng đều, nhƣng khách quốc tế đã biết đến Hội An nhiều hơn, chiếm 51.14% tổng số lƣợt khách tham quan đến địa phƣơng. Đây vừa là cơ hội, cũng vừa là thách thức đối với toàn ngành du lịch Hội An. Khách quốc tế biết và đến Hội An nhiều hơn, doanh thu từ tiêu d ng du lịch càng nhiều. Tuy nhiên, yêu cầu phụ vụ du lịch của khách quốc tế thƣờng đòi hỏi tiêu chuẩn, chất lƣợng cao hơn so với khách nội địa, nhất là trong lĩnh vực lƣu trú, lữ hành, vận chuyển...

Bảng 2.3. Doanh thu ngành du lịch Hội An giai đoạn 2012-2016 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tố độ tăn BQ (%) Tổng doanh thu: 1.190.242 1.507.295 1.568.157 1.800.253 2.229.196 118,88 1/ Lƣu trú du lịch 735.526 918.132 943.068 1.082.205 1.345.229 116,25 2/ Vận chuyển 37.404 38.661 53.363 57.708 42.069 126,85 3/ Ăn uống 244.268 312.211 315.502 337.280 436.477 117,54 4/ Tham quan 50.089 78.107 91.778 126.559 172.476 144,82 5/ Lữ hành 52.038 93.097 93.744 127.843 133.451 145,57 6/ Dịch vụ khác 70.917 67.087 70.702 68.658 99.494 114,58 (Nguồn phòng Thương mại – Du lịch thành phố Hội An)

Qua số liệu về doanh thu ngành du lịch có thể thấy rõ, tốc độ tăng trƣởng của ngành này rất nhanh. Tổng doanh thu tăng từ 1.190.242 tỷ đồng ở năm 2012, lên đến 2.229.196 tỷ đồng ở năm 2016. Tốc độ tăng trƣởng bình quân mỗi năm của ngành là 18.88%. Trong đó, doanh thu của hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch luôn đóng vai trò chủ đạo (luôn chiếm trên 60% của

tổng doanh thu từ ngành du lịch của Hội An). Tốc độ tăng bình quân hàng năm của hoạt động kinh doanh lƣu trú du lịch của địa phƣơng là 16.25%. Ta

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố hội an (Trang 44)