7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.1.3. So sánh với các nghiên cứu trƣớc
- Nghiên cứu của Mohammed và cộng sự (2010) về “Công cụ đo lƣờng CLDV của chính phủ điện tử” cho thấy CLDV của chính phủ điện tử chịu tác động bởi 7 yếu tố thành phần, bao gồm: (1) Thiết kế của Website, (2) Mức độ tin cậy, (3) Khả năng đáp ứng, (4) Mức độ an toàn, (5) Hiểu nhu cầu của dân, (6) Thông tin, (7) Mức độ dễ sử dụng.
- Nghiên cứu của Rehman và cộng sự (2012) về “Các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử tại Pakistan” cho kết quả có 5 yếu tố tác động ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ chính phủ điện tử, bao gồm: (1) Thiết kế Website, (2) Khả năng đáp ứng, (3) Độ tin cậy, (4) Mức độ an toàn, (5) Chất lƣợng dịch vụ cung cấp.
- Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Lam (2011) về “Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với thủ tục HQĐT: nghiên cứu trƣờng hợp Cục Hải quan Bình Dƣơng” cho kết quả có 5 yếu tố tác động ảnh hƣởng đến Sự hài lòng của doanh nghiệp, bao gồm: (1) Hệ thống khai báo HQĐT, (2) Năng lực phục vụ của công chức Hải quan, (3) Mức độ an toàn, (4) Hiểu nhu cầu doanh nghiệp, (5) Cải tiến phƣơng thức quản lý.
Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy có 6 yếu tố tác động ảnh hƣởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp, gồm: Hệ thống thông quan tự động, Độ an toàn, Chi phí và lệ phí, Độ tin cậy, Thông tin, Sự đáp ứng.
So với các nghiên cứu trƣớc, kết quả nghiên cứu này đã đƣa ra thêm một số yếu tố mới đó là: “Chi phí và lệ phí”; yếu tố này cũng có tác động ảnh hƣởng dƣơng đến sự hài lòng của ngƣời khai Hải quan về CLDV HQĐT tại Cục HQ Gia Lai – Kon Tum.
Yếu tố này ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến sự hài lòng của ngƣời khai Hải quan?
Đầu tiên phải kể đến chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua phần mềm, cử nhân viên học về khai báo hải quan điện tử. Nếu so với khai báo hải quan thủ công trƣớc đây thì khi khai báo điện tử có tiết kiệm đƣợc chi phí cho doanh nghiệp hay không?
Từ khi Hải quan điện tử đƣợc triển khai, doanh nghiệp hầu nhƣ không cần phải đến cơ quan Hải quan để thực hiện khai báo về lô hàng xuất nhập khẩu. Về chi phí tờ khai Hải quan là 20.000/tờ khai thì hầu hết các doanh nghiệp đều không có phản hồi gì về mức phí hiện nay vì vậy tác giả không thể biết đƣợc doanh nghiệp có hài lòng với mức phí này hay không, liệu khi tăng lệ phí tờ khai hay lệ phí quá cảnh thì doanh nghiệp có còn chấp nhận mà không phản hồi gì nhƣ hiện nay hay không!?
Vấn đề tiếp theo đƣợc đặt ra để khảo sát là từ khi áp dụng quản lý rủi ro vào hệ thống thông quan điện tử, với những doanh nghiệp đƣợc xếp hạng ƣu tiên cao thì chi phí đƣợc giảm đi rất nhiều, ngƣợc lại với những doanh nghiệp mới hoặc chƣa tuân thủ pháp luật tốt thì thƣờng xuyên bị hệ thống phân luồng đỏ. Từ đó dẫn đến các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện kiểm tra giám sát hải quan cũng bị đội lên rất nhiều. Chính vì những nguyên nhân đó, tác giả đã đƣa thêm yếu tố “ Chi phí và lệ phí” để khảo sát sự hài lòng của
ngƣời khai hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum.