Kết cấu hạ tầng kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hòa vang (Trang 29 - 31)

3. Mục tiêu nghiên cứu

1.3.2. Kết cấu hạ tầng kinh tế

* Tình hình phát triển kinh tế

Sự phát triển của CN-TTCN không thể tách rời với sự phát triển của kinh tế khu vực và kinh tế cả nước. Vì sự phát triển kinh tế chính là sự phát triển của tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực. Và trong quá trình phát triển kinh tế sự phát triển của ngành này sẽ tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển của các ngành nghề khác. Chẳng hạn nông nghiệp phát triển, sản phẩm nông nghiệp được tạo ra với năng suất cao, chất lượng đảm bảo sẽ làm nguyên liệu đầu vào cực kì tốt cho ngành công nghiệp chế biến.

22

Sự phát triển của CN-TTCN phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi của thị

trường. Sự thay đổi của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển của các ngành CN-TTCN.

* Về cơ chế chính sách đối với sự phát triển CN-TTCN:

Cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hay suy vong của ngành công nghiệp đặc biệt đối với các ngành tiểu thủ

công nghiệp. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, khi các hộ gia

đình được công nhận là các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ trong nông thôn, các doanh nghiệp tư nhân được phép phát triển chính thức, thì các nghề

TTCN đã có điều kiện phục hồi và phát triển mạnh. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế của nước ta đối với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng làm cho một số sản phẩm của ngành CN-TTCN có điều kiện phát triển do mở rộng được thị trường tiêu thụ. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện

đai hóa đất nước nếu không có những chính sách phát triển hợp lý đối với sự

kết hợp giữa công nghiệp với TTCN thì các làng nghề cũng khó có điều kiện phát triển.

* Vốn cho sự phát triển sản xuất kinh doanh:

Vốn là yếu tố, là nguồn lực quan trọng đối với bất kỳ quá trình sản xuất, kinh doanh nào. Sự phát triển của CN-TTCN cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố vốn sản xuất. Trước đây, vốn đối với sự phát triển các làng nghề TTCN rất hạn chế, thường là vốn tự có của các cá nhân hộ gia

đình. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi về nhu cầu vốn cũng đã thay đổi, các hộ sản xuất kinh doanh phải có lượng vốn tương đối lớn để đầu tư, cải tiến công nghệ sản xuất, đưa thiết bị, máy móc tiên tiến vào một số khâu, công đoạn của quá trình sản xuất để

thay thế kỹ thuật lao động thủ công, nhằm nâng cao năng xuất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường.

23

* Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước… có

ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của ngành CN- TTCN. Nếu kết cấu hạ tầng yếu kém có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, kiềm hàm sự phát triển của CN-TTCN. Khi đó, chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc phát triển các vùng nguyên liệu tập trung, tăng chi phí, bảo quản, làm giảm chất lượng hàng hóa, khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường, giảm tính hấp dẫn về môi trường đầu tư, khó khăn trong thu hút vốn đầu tư từ đó

ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô cũng như phát triển của CN-TTCN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hòa vang (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)