Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hòa vang (Trang 33 - 37)

3. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý

Hòa Vang là một huyện ngoại thành bao bọc phía Tây của Thành phố Đà Nẵng. Toàn huyện có diện tích đất tự nhiên là 736.91 km2. Trong đó, đất nông nghiệp là 599.73 km2, chiếm 81,38%. Dân số là 120,698 người, mật độ

trung bình 164 người/km2(số liệu thống kê tháng 12/2011).

Phía Đông và Bắc giáp hai quận Cẩm Lệ và Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Phía Tây Bắc giáp huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Phía Tây, Tây Nam giáp hai huyện Đông Giang, Đại Lộc tỉnh Quảng Nam.

Phía Nam giáp huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

Gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc. Trong đó Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiến là 3 xã đồng bằng, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Liên là các xã trung du và 3 xã miền núi là Hòa Phú, Hòa Ninh, Hòa Bắc.

Hệ thống giao thông nội địa của Huyện nối liền với các tuyến giao thông ngoài huyện theo hướng Bắc Nam, Đông Tây rất thuận lợi cho giao thương, đi lại cả đường bộ lẫn đường thủy. Hệ thồng đường Quốc lộ 1A và

26

Phước và Hòa Châu. Đường tránh Nam đèo Hải Vân và hai tuyến Quốc lộ

14B và 14G chạy ngang qua địa bàn huyện ngay trại trung tâm Huyện lỵ nối xuyên suốt từ Quốc lộ 1A đi đường mòn Hồ Chí Minh địa phận huyện Đông Giang và Đại Lộc tỉnh Quảng Nam và nối Quốc lộ 1A đi hầm đèo Hải Vân. Ngoài ra tuyến đường tỉnh lộ DT602 và các tuyến đường huyện lộ, liên xã liên thôn chằn chịt đảm bảo giao thương hết sức thuận lợi bên trong và ngoài huyện. Có thể nói Hòa Vang là đầu mối giao thương quan trọng của Đà Nẵng với các tỉnh lân cận của miền Trung và Tây Nguyên.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình: Do đặc thù hết sức phức tạp, địa hình không bằng phẳng, chia cắt bởi sông, suối, núi, đồi. Trải rộng cả ba vùng đồi núi, trung du, đồng bằng. Địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, có nhiều đồi núi, cao nhất là đỉnh Bà Nà (1.847m). Địa hình có nhiều đồi dốc lớn bị chia cắt bởi hai sông S.Cu

Đê và S.Yên.

Vùng đồi núi: các đồi núi cao dần về phía Tây và Tây Bắc. Độ cao địa hình từ 100m đến 800m, độ dốc bình quân từ 15 đến 200, núi chiếm phần lớn diện tích tự nhiên (60%). Đại hình núi cao lượng sóng, có độ dốc khá lớn và hình thành vành đai ranh giới với các huyện Đông Giang (Quảng Nam), Phú Lộc (Thừa Thiện Huế). Diện tích tự nhiên khu vực miền núi tập trung ở 3 xã Hòa Phú, Hòa Ninh và Hòa Bắc, một phần nhỏ diện tích đồi núi nằm ở Hòa Khương, Hòa Phong và Hòa Sơn. Thế mạnh của vùng là chăn nuôi gia súc chăn thả như bò, dê, một số giống vật hoang dã lai như lợ rừng, rắn, khỉ,..Ngoài ra kinh tế lâm nghiệp và du lịch đóng vai trò chủ đạo, đặc biệt

đồi núi Bà Nà phục vụ cho du lịch sinh thái.

Vùng trung du: Nằm xen kẻ và bên dưới vùng đồi núi, là các vùng gò

đồi thấp phần lớn là diện tích bị bạc màu do bị rửa trôi, độ cao trung bình từ

27

sắn và cây lâm nghiệp, chăn thả gia súc. Tập trung các xã Hòa Ninh, Hòa Sơn, Hòa Phong, Hòa Khương.

Vùng đồng bằng chủ yếu tập trung ở phía Đông, Đông Nam, Đông Bắc và khu vực trung tâm huyện địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 2 đến 5m, gồm các xã Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước, một phần diện tích Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương và Hòa Liên. Thích hợp bố trí các cánh đồng lúa lớn và sản xuất rau sạch, hoa cây cảnh và một số loại cây lương thực, thực phẩm khác như ngô, đỗ... Bên cạnh

đó, việc nuôi trồng thủy sản và gia súc gia cầm ở những đại phương này cũng phát triển rất thuận lợi.

+ Khí hậu: Hòa Vang là một vùng mang đặc thù khí hậu diên hải Nam Trung bộ, nhiệt đới gió mùa, lượng bức xạ dồi dào, nắng nhiều (hơn 2260 giờ nắng/năm), nhiệt độ cao (mùa hạ từ 330C đến 370 C, mùa Đông từ 160C

đến 240C), Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 4 đến tháng 7 hàng năm và thấp nhất vào tháng 10 năm nay đến tháng giêng năm sau. Lượng mưa phong phú trong năm, trung bình 25.000mm, lượng hơi nước bốc hơi trung bình khoảng 80,5mm/tháng, độ ẩm trung bình cao, khoảng trên 80%. Hướng gió thình hành trong năm là hường Tây Năm vào mùa nắng và Hướng Đông Bắc vào mùa mưa. Tuy nhiên, do sức chắn lớn của đèo Hải Vân và các ngọn núi cao phía Tây Bắc huyện nên gió Tây Nam vào mùa nắng có ảnh hưởng nhưng không đáng kể. Khí hậu ở đây thích hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày như lúa, rau, đỗ, thuốc lá,… và cây lâu năm như tiêu, cây ăn quả.

+ Nguồn nước, thủy văn:

Trên địa bàn có hai con sông chính chảy qua đó là S.Cu Đê và S. Yên. Ngoài ra còn một số khe, mương, ao hồ tạo nên nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu.

Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở Hòa Vang được lấy từ

28

Tổng lượng nước mặt hằng năm của Hòa Vang vào khoảng 2,33 tỷ m3,

đây chủ yếu là nguồn nước được lưu giữ trong các sông ao hồ, đập chứa, kênh mương, mặt ruộng. Tuy nhiên, phần lớn mặt nước các sông, hồ đều thấp hơn mặt bằng canh tác và khu dân cư nên hạn chế đáng kể đến khả

năng khai thác, sử dụng vào sản xuất và đời sống.

Nước ngầm: Hệ thống nước ngầm của Huyện phân bổ không đều, mực nước thấp, khai thác khó khăn. Ngoài ra có nguồn nước nóng nước khoáng

được phát hiện và khai thác tại một số điểm như Phước Sơn (Hòa Khương), Nam Thành (Hòa Phong)…

Sự góp mặt của các nguồn nước khoáng nóng tự nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hòa Vang khai thác phát triển các nghành du lịch.

+ Thổ nhưỡng: tổng diện tích đất tự nhiên là 70.734ha, đã đưa vào khai thác và sử dụng hơn 80% diện tích. Trên địa bàn huyện có nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất đỏ vàng, đất phèn, đất xám bạc màu, đất

đen,…

Đất phù sa:Tập trung chủ yếu các vùng triền ven hai con sông chính là Sông Yên và Sông Cu Đê chảy qua địa bàn huyện tại các xã Hòa Liên, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Tiến. Đất phù sa được tạo thành do lắng đọng phù sa của các dòng sông trong mùa mưa hằng năm, khi có lụt hoặc lũ quyét, đất ở vùng thượng lưu các đồi núi, vùng trung du bị lũ quyét, rửa trôi, chảy theo các dòng sông đưa về vùng hạ lưu, tích tụ tạo thành. Loại

đất này có độ phì nhiêu cao, thích hợp trồng nhiều loại cây như lúa, hoa màu, rau thực phẩm cho năng suất, chất lượng.

Đất đỏ vàng, đất xám bạc màu:Tập trung các vùng đồi núi trung du phía Tây của huyện, Hầu hết độ phì của đất bị rửa trôi do mưa lớn và lũ quyét. Khi tiến trồng trọt trên diện tích đất này phải tính đến việc bón phẩn, bồi bổ cho

đất thì cây trong mới phát triển tốt và cho nắng suất cao. Thích hợp với trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng, và trồng cỏ cho chăn nuôi.

29 + Tài nguyên rừng, thảm thực vật

Là huyện có diện tích rừng lớn, chiếm đến hơn 65% diện tích đất tự

nhiên, có nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm, có giá trị nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái như Bà Nà, suối Lương, ngầm đôi,..

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hòa vang (Trang 33 - 37)