Số lượng, quy mô các cơ sở hoạt độngs ản xuất CN-TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hòa vang (Trang 44 - 48)

3. Mục tiêu nghiên cứu

2.2.1. Số lượng, quy mô các cơ sở hoạt độngs ản xuất CN-TTCN

Sau khi chia tách địa giới hành chính, một số doanh nghiệp công nghiệp

được tách về quận Cẩm Lệ thì quy mô ngành công nghiệp huyện Hoà Vang giảm xuống rõ rệt. Năm 2006, toàn huyện có 597 cơ sở sản xuất, trong đó có 40 doanh nghiệp, 03 hợp tác xã và 554 hộ cá thể.

Bảng 2.5. Số cơ sở sản xuất CN-TTCN phân theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng số 811 622 807 901 981 Trong đó : Nhà nước 1 Dân doanh 808 620 807 898 978 HTX 1 1 1 1 1 Hỗn hợp, DNTN 72 70 86 83 90 Cá thể 735 549 717 814 887

Kinh tế có VĐT nước ngoài 2 2 3 3 3

Nguồn : Niên giám thống kê huyện Hòa Vang

Đến cuối năm 2010, trên địa bàn huyện có 811 cơ sở sản xuất công nghiệp (CSSXCN); bao gồm: 75 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, 01 hợp tác xã và 735 hộ sản xuất cá thể; tăng 214 cơ sở so với năm 2006, trong đó: loại hình HTX giảm 02, loại hình doanh nghiệp tăng 35, hộ các thể

tăng 181 hộ; tốc độ tăng bình quân về số lượng CSSXCN giai đoạn 2006- 2010 là 17%/năm.

Số lượng CSSXCN Hòa Vang năm 2014 đã tăng lên rất nhiều so với thời kỳ mới tách huyện, năm 2014 có 981 CSSXCN, trong đó 90 doanh nghiệp, 01 HTX, hộ cá thể tăng 152 hộ so với năm 2010 phân theo nhóm

37

ngành sản xuất chủ yếu như sau: sản xuất thực phẩm, đồ uống 288 cơ sở, chiếm 35,5%; may mặc, thuộc da: 84 cơ sở, chiếm 10,4%; chế biến gỗ, sản phẩm tết bện: 68 cơ sở, chiếm 8,4%; cơ khí 82 cơ sở, chiếm 10,1%.

Bảng 2.6. Số cơ sở sản xuất CN-TTCN phân theo ngành

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng số 811 622 807 901 981

Trong đó :

Công nghiệp khai thác 17 9 12 11 17

Công nghiệp chế biến 794 613 795 890 996 Nguồn : Niên giám thống kê huyện Hòa Vang

Hình 2.2. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp qua các năm

Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chế biến, trong khi đó các cơ sở

hoạt động khai thác tài nguyên sẳn có chiếm một tỷ lệ nhỏ. Chính điều này đã tạo điều kiện khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sẳn có trên địa bàn huyện trong quá trình đầu tư phát triển ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.

CNKT CNCB

38

Về quy mô vốn đăng ký kinh doanh của 01 doanh nghiệp tương đối thấp (bình quân khoảng 1,5 tỷđồng/doanh nghiệp và phổ biến trong khoảng từ 300 triệu đồng đến dưới 03 tỷ đồng); chỉ một số rất ít doanh nghiệp có quy mô vốn trên 10 tỷ đồng. Đối với các hộ sản xuất cá thể, quy mô vốn bình quân là rất thấp (70 triệu đồng/cơ sở).

Ngoài ra, còn có trên 12 chi nhánh, xí nghiệp của doanh nghiệp Nhà nước và trên 20 chi nhánh của các công ty trong và ngoài thành phố. Sự có mặt của các đơn vị này đã góp phần giải quyết lao động và tiêu thụ các sản phẩm thô của doanh nghiệp địa phương.

Trong thời gian qua huyện đã chủ động trong công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng để tiếp tục cũng cố hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo mối liên kết trong lưu thông hàng hóa, đồng thời đẩy nhanh tiến độ để các cụm công nghiệp sớm đi vào hoạt động sản xuất như Cụm Công nghiệp Thanh Vinh, Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Sự ra đời của các nhà máy thép tại Cụm công nghiệp Thanh Vinh tạo điều kiện phát triển ngành sản xuất thép, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, giải quyết được lao động tại địa phương.

Các ngành công nghiệp chủ yếu trên địa bàn huyện

- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Được xem ngành chủ lực của huyện với các sản phẩm gạch xây dựng, gạch trang trí, các loại đá xây dựng...; riêng sản lượng gạch xây dựng đạt trên 65 triệu viên/năm.

- Ngành khai thác khoáng sản: Bao gồm các hoạt động khai thác đá, cát, sạn góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất VLXD. Sản lượng trung bình hàng năm tương đối cao, như đá xây dựng các loại năm 2014 đạt 460 nghìn m3; cát, sỏi, sạn đạt 343 nghìn m3.

- Ngành chế biến nông sản, thực phẩm: Chủ yếu do hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực gia công xay xát và sản xuất bánh kẹo từ nông sản. Năm 2014 sản lượng xay xát lương thực đạt 38,1 nghìn tấn, sản xuất được 105 tấn bánh

39

kẹo và trên 100 nghìn lít nước giải khác các loại, đây là ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, đạt 42,6 tỷ đồng chiếm 25,7% giá trị toàn ngành CN-TTCN của huyện.

- Ngành sản xuất tư liệu sản xuất, hàng dân dụng: Bao gồm các hoạt

động sản xuất gia công cơ khí hàn gò, sản xuất các dụng cụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong dân; các hoạt động sản xuất sản phẩm từ gỗ như

bàn ghế, giường tủ (GTSX đạt trên 12 tỷđồng/năm).

- Ngành sản xuất và gia công hàng may mặc: Bao gồm hoạt động sản xuất và gia công cho các đơn vị bên ngoài, sản lượng ngành may mặc năm 2014 đạt trên 1.200 nghìn sản phẩm, GTSX đạt 17,7 tỷ đồng chiếm 10,7% GTSX ngành công nghiệp-TTCN.

Hoà Vang có một số làng có nghề thủ công gồm nghề dệt chiếu cói và

đan lát mây tre ở xã Hoà Tiến; nghề làm bánh tráng xã Hoà Phong. Thế

nhưng thực tế hiện nay cho thấy, số lượng hộ tham gia sản xuất trong các nghề này không còn nhiều, có thể nói các làng nghề của huyện đã bị mai mọt. Xảy ra tình trạng này là do lao động trẻ có xu hướng chuyển sang các doanh nghiệp công nghiệp, sản phẩm của làng nghề không có sức cạnh tranh cũng như không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất không chủđộng, không ổn định và phụ thuộc nhiều vào thị

trường, vào thời tiết; hiện tại mỗi nghề còn khoảng 05 hộ hoạt động sản xuất nhưng không thường xuyên, chủ yếu theo thời vụ trong năm.

Sản xuất đá chẻ được xem là ngành nghề mới, thu hút được nhiều lao

động địa phương, hoạt động này đã và đang đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho người dân các thôn xã Hoà Sơn; với trên 70 hộ sản xuất thu hút hơn 300 lao động, hoạt động dọc theo tuyến đường ĐH8 thuộc xã Hoà Sơn và một số

ít tại xã Hoà Nhơn; sản phẩm là các loại đá áp tường, lát nền, đá trang trí. Sản phẩm của làng nghề nhìn chung có chất lượng tốt, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng và có nhu cầu rất lớn. Tuy nhiên ý thức tổ chức

40

sản xuất của người dân chưa cao nên môi trường đang bị ảnh hưởng xấu bởi các vật liệu thải như đá vụn, nước thải, bụi và tiếng ồn. Với thực trạng hoạt

động sản xuất như trên, cần thiết phải tiến hành quy hoạch khu sản xuất tập trung đểđưa hoạt động sản xuất đi vào ổn định và hiệu quả hơn.

Như vậy, việc tập trung xây dựng các CCN, khôi phục các ngành nghề

truyền thống, cùng với những chủ trương khuyến khích thỏa đáng trong phát triển CN-TTCN, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa ởđịa phương.

Các cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản của Hòa Vang hiện nay chỉ

mới dùng lại ở khâu sơ chế với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là trong dân cư. Ngành cơ khí thì cũng chỉ mới dừng lại ở mức lắp ráp xe độ chế, máy tuốt lúa, máy lọc sạn và các cộng cụ cầm tay… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Lĩnh vực sản xuất gạch ngói cũng "teo" dần do nguyên liệu và đầu ra sản phẩm không ổn định. Làng nghề truyền thống thì cũng đang dần bị mai một, chủ yếu giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn, sản phẩm làm ra chỉ tiêu thụ được ở các chợ nông thôn, giá sản phẩm thấp. Đây là một khó khăn lớn của huyện trong việc phát triển sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hòa vang (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)