Giá trị sản xuất của ngành CN-TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hòa vang (Trang 61 - 62)

3. Mục tiêu nghiên cứu

2.2.5. Giá trị sản xuất của ngành CN-TTCN

Mặc dù còn nhiều hạn chế và khó khăn, song ngành CN-TTCN đã có những bước phát triển đáng kể góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng công nghiệp. Giá trị sản xuất của ngành đạt 1396 tỷđồng tăng gấp

đôi giá trị sản xuất so với cùng kỳ năm 2010. Các ngành sản xuất được xem như thế mạnh của huyện như :

- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng: Được xem ngành chủ lực của huyện với các sản phẩm gạch xây dựng, gạch trang trí, các loại đá xây dựng...; riêng sản lượng gạch xây dựng đạt trên 65 triệu viên/năm.

- Ngành khai thác khoáng sản: Bao gồm các hoạt động khai thác đá, cát, sạn góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành sản xuất VLXD. Sản lượng trung bình hàng năm tương đối cao, như đá xây dựng các loại năm 2014 đạt 88 835 nghìn m3.

- Ngành chế biến nông sản, thực phẩm: Chủ yếu do hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực gia công xay xát và sản xuất bánh kẹo từ nông sản. Năm 2014 sản lượng xay xát lương thực đạt 36,5 nghìn tấn, sản xuất được 140,4 tấn bánh kẹo và trên 235 nghìn lít nước giải khác các loại, đây là ngành có giá trị

sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, đạt 42,6 tỷ đồng chiếm 25,7% giá trị toàn ngành CN-TTCN của huyện.

- Ngành sản xuất tư liệu sản xuất, hàng dân dụng: Bao gồm các hoạt

động sản xuất gia công cơ khí hàn gò, sản xuất các dụng cụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong dân; các hoạt động sản xuất sản phẩm từ gỗ như bàn ghế, giường tủ (GTSX đạt trên 12 tỷđồng/năm).

54

xuất và gia công cho các đơn vị bên ngoài, sản lượng ngành may mặc năm 2014 đạt trên 1.200 nghìn sản phẩm, GTSX đạt 17,7 tỷ đồng chiếm 10,7% GTSX ngành công nghiệp-TTCN.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hòa vang (Trang 61 - 62)