Các yếu tố nguồn lực cho phát triển CN-TTCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hòa vang (Trang 48 - 58)

3. Mục tiêu nghiên cứu

2.2.2. Các yếu tố nguồn lực cho phát triển CN-TTCN

* Về lao động

Lao động là một trong những yếu tố quyết định năng lực sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất CN-TTCN của huyện. Số

lượng lao động trong các cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Hiện nay, nhiều làng nghề, xã nghề trong huyện đang dần trở

thành những trung tâm thu hút lao động vào làm nghề, thể hiện vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Trong giai đoạn hiện nay, lực lượng lao động trẻ có xu hướng thoát khỏi lao động nông nghiệp và tìm đến các doanh nghiệp công nghiệp. Với nhiều

41

doanh nghiệp mới thành lập, ngành công nghiệp đã góp phần giải quyết được một lượng lao động đáng kể.

Đến cuối năm 2014, tổng số lao động trong lĩnh vực CN-TTCN của huyện Hòa Vang là 4.500 người, tăng 1.030 người so với năm 2010; tốc dộ

tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt 7,7%/năm.

Theo phân ngành sản xuất, các ngành tập trung nhiều lao động là chế

biến thực phẩm - đồ uống (chiếm 15,1% tổng số lao động trong ngành CN- TTCN năm 2014); may mặc (chiếm 20%); chế biến gỗ, sản phẩm tết bện (9,6%); cơ khí (6,9%)… Trong giai đoạn 2010 - 2014, lực lượng lao động tăng mạnh nhất trong các ngành dệt-may (16,1%/năm), ngành khai thác - sản xuất vật liệu xây dựng (9,7%/năm).

Về trình độ lao động, qua điều tra khảo sát thì lực lượng lao động tại các CSSXCN đa phần là lao động phổ thông, lao động thời vụ; lao động có trình

độ từ trung cấp trở lên chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (12,3%).

Ngoài ra, khu vực kinh tế làng nghề, đặc biệt là các nghề truyền thống, còn có một ý nghĩa khác là sử dụng được lao động đã hết tuổi lao động theo qui định, trẻ em và một lượng lớn lao động mà các khu vực kinh tế khác không tiếp nhận. Như nghề dệt chiếu, nghề đan lác … thì lao động chủ yếu là những người già hay một số chị em phụ nữđã quá tuổi lao động.

Theo kết quả khảo sát: nhận định chung của các hộ trong làng nghề, các Trưởng thôn của các làng nghề sau khi các làng nghề được UBND tỉnh quyết

định công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống, và việc thành lập các cụm công nghiệp ở một số xã trong huyện đã khiến hoạt động sản xuất khởi sắc hơn và do đó cũng thu hút và tạo thêm việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, số lượng lao động tăng thêm tại các cơ sở chưa nhiều, các cơ

sở sản xuất thu hút lao động còn ít so với lượng lao động tại địa phương nên chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện. Trình độ

42

chế, lao động có tay nghề cao thường có xu hướng đi vào làm việc tại các thành phố lớn hoặc các khu công nghiệp tập trung ở những địa phương khác. Một số lao động do hoạt động không hiệu quả, thu nhập thấp lại quay lại hoạt

động trong lĩnh vực nông nghiệp, một số lao động lại chạy theo thu nhập nên thường xuyên thay đổi nơi làm việc, do vậy, lực lượng lao động trong CN- TTCN vẫn còn thiếu và không ổn định.

Lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh cá thể chiếm 36,50% (1.642 người) năm 2014, lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp dưới hình thức HTX 49 người(2014). Trong đó có lao động trong các doanh nghiệp lại tăng mạnh với chiếm tỷ lệ 62,4% tổng số lao động tham gia trong ngành CN-TTCN.

Bảng 2.5. Cơ cấu lao động CN-TTCN huyện Hoà Vang

CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2014 TĐTTBQ giai đoạn LĐ CN—TCN Người 8.216 13.509 13,23 LĐ NỮ TRONG CN- TTCN Người 1.764 5.654 LĐ PHÂN THEO LOẠI HÌNH CƠ SỞ CN-TTCN Người 8.216 13.509 HKD CÁ THỂ Người 6.597 8.899 7,8 Tỷ trọng % 80,30 65,88 HTX Người 20 18 -2,59 Tỷ trọng % 0,24 0,133 DNGHIỆP Người 1.599 4.592 30,18 Tỷ trọng % 19,46 33,99

LĐ PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ Người 8.216 13.509

KHAI THÁC,SX VLXD Người 2.478 3.921 12,15

Tỷ trọng % 30,17 29,03

CB NÔNG -LÂM -THỦY SẢN Người 3.534 5.829 13,33

Tỷ trọng % 43,01 43,15 GIA DỤNG, TƯ LIỆU TIÊU DÙNG, CƠ KHÍ… Người 2.204 3.685 13,71 Tỷ trọng % 26,82 27,28 Nguồn: Xử lý, tổng hợp từ kết quả điều tra của Phòng Thống kê huyện Hòa Vang

43

Như vậy, cơ cấu lao động trong các loại hình cơ sở CN-TTCN thay đổi theo chiều hướng tích cực. Thực tế qua bảng số liệu trên chúng ta đã nhìn thấy được loại hình doanh nghiệp có tốc độ tăng lao động bình quân cao nhất; lao động loại hình cơ sở kinh doanh cá thể có tốc độ tăng trưởng bình quân chậm hơn, lao động loại hình hợp tác xã giảm, hiện nay chỉ có 1 HTX CN-TTCN chuyên gia công cơ khí.

Tuy có tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp CN-TTCN khá cao nhưng loại hình doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ còn nhỏ trong cơ cấu loại hình sản xuất kinh doanh. Như vậy, các cơ sở sản xuất CN-TTCN của huyện chủ

yếu dựa vào lực lượng lao động gia đình là chính, do phần lớn các cơ sở sản xuất thuộc hộ kinh doanh cá thể, sử dụng lao động gia đình là chủ yếu vừa có thể giải quyết việc làm, tạo thu nhập, đồng thời giảm được chi phí lao động.

Đối với nguồn lao động thì chất lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất. Chất lượng lao động thể hiện chủ yếu ở trình độ văn hoá và trình độ kỹ

thuật của lao động.

Theo số liệu thống kê, trình độ chuyên môn của người lao động của huyện như sau: Không bằng cấp chiếm 72,5 %, Sơ cấp chiếm 4,3 %, công nhân kỹ thuật 10,1 % , Trung cấp 5,7 %, Cao đẳng và đại học 7,1 % và trên

đại học là 0,3 %.

Về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất CN-TTCN, theo số liệu thống kê năm 2014 của Phòng kinh tế

huyện Hoà Vang, khoảng 60% tốt nghiệp phổ thông cơ sở, 35% tốt nghiệp THPT. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động tại các cơ sở huyện phần lớn chưa qua đào tạo hoặc chỉ được học tập qua những lớp bồi dưỡng ngắn hạn, học nghề thông qua truyền nghề và được kèm cặp trong quá trình sản xuất là chính, nên thiếu lao động có trình độ kỹ thuật và mỹ thuật.

Trình độ chuyên môn của người đứng đầu cơ sở kinh tế doanh nghiệp ở

44

cấp chuyên nghiệp 20,33%, dạy nghề dài hạn 3,77%, 52,26% là chưa qua

đào tạo tạo, không bằng cấp.

Như vậy, qua số liệu nói trên phần nào chúng ta thấy được thực trạng về trình độ lao động của huyện Hoà Vang. Lao động có trình độ thấp, lao

động thủ công với tay nghề thấp, chủ yếu được đào tạo thông qua truyền nghề, cầm tay chỉ việc. Do vậy, huyện chưa có sản phẩm mỹ thuật hơn, chưa có sản phẩm “tinh” đặc sắc, mang thương hiệu riêng cho địa phương, chưa phát huy được giá trị văn hóa - bảo tồn duy trì phát triển ngành nghề, nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước Trình độ

chuyên môn của các chủ cơ sở CN-TTCN đã qua đào tạo còn thấp, phần lớn là chưa qua đài tạo, hạn chế về năng lực, trình độ quản lý và khả năng tiếp cận thông tin, vốn, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình sản xuất đặc biệt trong các ngành TTCN, kinh nghiệm sản xuất là quan trọng nhưng nó chỉ là điều cần chứ chưa đủ. Bởi chúng ta muốn phát triển sản xuất, sản phẩm làm ra có năng suất, chất lượng cao, đáp

ứng được thị hiếu người tiêu dùng, giá thành sản phẩm thấp, sức cạnh tranh tốt trên thị trường thì nhất thiết phải có sự đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào kỹ thuật sản xuất. Đối với chủ các cơ sở sản xuất ngoài kinh nghiệm sản xuất thì kiến thức về kinh tế-xã hội, trình độ, năng lực quản lý cũng không kém phần quan trọng. Chính vì trình độ hạn chế mà các cơ sở sản xuất chủ yếu được quản lý theo kinh nghiệm, các chủ cơ sở

thiếu tầm nhìn chiến lược, không định hướng được hướng phát triển cho sản phẩm, làm mất tính cạnh canh sản phẩm khi ra thị trường: quản lý, tổ chức sản xuất, chiến lược cạnh tranh, phát triển và xây dựng thương hiệu, sử dụng máy tính, công nghệ thông tin…Đây là một trong những thách thức lớn cản trở sự phát triển của CN-TTCN trên địa bàn huyện hiện nay. Đặc biệt, đối với những ngành có quy mô vốn lớn đòi hỏi kỹ thuật cao, những ngành có

45

tính chất đặc thù cần được quan tâm giải quyết nhằm kết hợp hài hòa yếu tố

truyền thống và yếu tố hiện đại trong sản xuất. * Về vốn trong sản xuất kinh doanh

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào trong nền kinh tế hiện nay và đối với sự

phát triển của ngành CN-TTCN cũng không nằm ngoài quy luật trên. Vốn tạo ra khả năng huy động, sử dụng và khai thác hiệu quả mọi nguồn lực.

Nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh ở đâu cũng là một đòi hỏi lớn bởi có quá nhiều việc cần đầu tư như: đổi mới công nghệ, thiết bị, mua nguyên vật liệu và kể cả cho nghiên cứu, đào tạo… Theo kết quả khảo sát để

có vốn đầu tư, các cơ sở sản xuất đã huy động chủ yếu từ 3 nguồn chính : Một là, nguồn vốn tự có. Đây là nguồn vốn chủ yếu cho sản xuất kinh doanh ở Huyện. Theo số liệu điều tra cho thấy nguồn vốn tự có tại các cơ sở

sản xuất CN-TTCN thường chiếm khoảng 70 – 80% tổng số vốn đầu tư. Hai là, nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình của Nhà nước. Nguồn vốn này đến với các cơ sở sản xuất chủ yếu dưới hình thức gián tiếp như: hỗ trợ

kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là hệ thống cơ sở hạ tầng: điện,

đường, trường, trạm..; ngoài ra, các cơ sở còn được hỗ trợ vốn từ các chương trình của Nhà nước như: chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình quốc gia giải quyết việc làm, hỗ trợ khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề (tổ chức các lớp truyền nghề, nhân cấy nghề, đào tạo nghề cho người lao động), hỗ

trợ từ chương trình khuyến công của Trung ương và của thành phố,... Tuy nhiên, nguồn vốn này thường nhỏ, chỉ mang tính hỗ trợ; không trực tiếp sử

dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cơ sở.

Ba là, nguồn vốn vay. Vốn vay đang trở thành một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển của các cơ sở sản xuất; vốn vay đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cho các hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp, phục vụ

46

cho việc mua nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động và tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

Tổng vốn đầu tư cho CN-TTCN của huyện năm 2010 là 889 tỷ đồng, năm 2014 là 1862,8 tỷ với tốc độ tăng bình quân gia đoạn 2010-2014 là 15,95%: trong đó DN có tốc độ tăng cao nhất (31,8% ) với tốc độ tăng lớn hơn rất nhiều so với cơ sở kinh doanh cá thể. Điều này cũng phù hợp với xu hướng chung trong phát triển.

Vốn bình quân của loại hình doanh nghiệp là 11 tỷ, cơ sở kinh doanh cá thể là 0,12 tỷ vào năm 2010 và đến năm 2014 con số này lần lượt là là 16,7 tỷ, 0,38 tỷ. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong giai đoạn 2010-2014 là 10,33% trong đó doanh nghiệp là 8,71%, cơ sở kinh doanh cá thể là 25,93%, Riêng loại hình HTX vốn sản xuất kinh doanh bình quân thấp 2,71%.

Trong những năm qua nguồn vốn từ cấp trên hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ

sở cùng với ngân sách xã, một số công trình hạ tầng đã được đầu tư phục vụ

phát triển sản xuất với tổng kinh phí trên 2,7 tỷ đồng. Huyện cũng tạo điều kiện cho các hộ sản xuất tiếp cận vay các nguồn vốn vay có ưu đãi về lãi suất

để mở rộng sản xuất, cải tiến mẫu mã; hỗ trợ kinh phí và hướng dẫn tham gia các Hội chợ thương mại trong tỉnh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giới thiệu và quảng bá sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường, từng bước xây dựng và đăng ký thương hiệu cho các sản phẩm của địa phương.

Khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các cơ sở CN-TTCN đã có bước cải thiện hơn, năm 2010 tổng nguồn vốn vay của khu vực là 33 tỷ; năm 2014 là 552 tỷ, với tốc độ tăng trưởng bình quân 75,66%. Trong đó vốn vay của các hộ kinh doanh cá thể tăng 7,39%, của doanh nghiệp tăng 10,90%, HTX 5,92%. Như vậy, dù được hỗ trợ từ ngân sách cấp trên để xây dựng hạ tầng phát triển sản xuất, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay co cải thiện nhưng nhìn chung vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất vẫn còn hạn hẹp so với nhu cầu phát triển sản xuất, quy mô vốn còn nhỏ và hoạt động trên cơ sở vốn tự có là

47

chủ yếu. Hầu hết các cơ sở sản xuất ở tại địa phương hiện nay đều cần vốn, rất nhiều cơ sở muốn vay vốn từ ngân hàng nhưng không dám, và thậm chí là không thể vay được. Vay vốn các ngân hàng thương mại rất khó khăn vì thiếu tài sản bảo đảm, do giá trị tài sản bảo đảm thấp, thời hạn cho vay của ngân hàng không phù hợp với chu kỳ kinh doanh (nhất là những cơ sở sử

dụng nguyên liệu từ nông nghiệp, phụ thuộc vào tính thời vụ), thủ tục vay khó khăn, tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động không cao, thấp hơn lãi suất tiền vay. Do đó, với số vốn tự có không lớn nên quy mô của các cơ sở CN- TTCN phần lớn còn nhỏ. Bên cạnh đó, nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình của nhà nước mà cụ thể là từ các cơ quan quản lý ở địa phương chưa được chú trọng. Chính những điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến vốn đầu tư cho CN-TTCN, cho mở rộng sản xuất, ảnh hưởng đến việc đổi mới kỹ thuật và công nghệ, trang thiết bị; chất lượng sản phẩm không được nâng cao, mẫu mã đơn điệu, dẫn đến không chiếm lĩnh được thị trường; hiệu quả trong kinh doanh không cao. Bên cạnh đó, hiện nay tiến độ triển khai của các dự án: quy hoach, xây dựng các CCN còn chậm. Vì vậy, chưa thể tạo điều kiện phát huy tốt cho phát triển CN-TTCN. Hầu hết các cơ sở sản xuất theo kiểu tự phát, quy mô nhỏ lẻ nên lượng vốn đối với các cơ sở CN-TTCN tại địa phương không lớn, khó thu hút đầu tư nên mức tăng trưởng hàng năm không cao.

Giá trị tài sản cố định trên mỗi cơ sở kinh doanh cá thể là 0,01 tỷ vào năm 2010, đến năm 2014 con số này là 0,15 tỷ. Với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2014 là 8,45%. Trong khi đó giá trị tài sản bình quân của mỗi doanh nghiệp là 9,4 tỷ năm 2010, và 15 tỷ năm 2014, tốc độ tăng bình quân là 9,8%. Loại hình HTX giá trị tài sản cố định tăng nhưng không đáng kể. Như vậy, mặc dù các cơ sở sản xuất CN-TTCN gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay nhưng vốn dài hạn vẫn tăng chứng tỏ quy mô của các cơ sở sản xuất tại địa phương vẫn được mở rộng.

48 Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về vốn của cơ sở sản xuất CN-TTCN giai đoạn 2010-2014 ĐVT: tỷđồng Năm 2010 Năm 2014 TĐTT bình quân(2010-2014) % STT Chỉ tiêu DN HTX KDCT Cộng DN HTX KDCT Cộng DN HTX KDCT Cộng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện hòa vang (Trang 48 - 58)