DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nguồn lực con người với vấn đề phát huy nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh phú yên (Trang 67 - 73)

CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ

2.3. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

TỈNH PHÚ YÊN TRONG THỜI GIAN ĐẾN (GIAI ĐOẠN 2011 - 2020)

Trong 5 năm qua (2006 - 2011) nền kinh tế của tỉnh Phú Yên tăng trƣởng trung bình hàng năm 12,44%; giai đoạn 2012 - 2020, dự báo kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trƣởng cao (13 - 15,3%). Đây là những điều kiện thuận lợi để tăng vốn đầu tƣ cho đào tạo nhân lực, đồng thời cũng là thách thức lớn đối với nguồn nhân lực nhằm thỏa mãn thị trƣờng lao động sơi động, sẽ địi hỏi cả về số lƣợng và chất lƣợng lao động đáp ứng cho nền kinh tế đang tăng trƣởng nhanh và bền vững trong giai đoạn tới. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực KH&CN tăng mạnh trong giai đoạn 2012-2020.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng tƣơng ứng của cơ cấu kinh tế: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp là 40% - 40% - 20% và đến năm 2020 là: 43% - 47% - 10%. Thêm vào đó, q trình đơ thị hóa đang diễn ra khá nhanh, làm cho số lao động cần chuyển đổi ngành nghề do di dời, giải tỏa, mất đất sản xuất… và lao động tăng thêm hằng năm, lao động dôi dƣ là những áp lực trong đào tạo nhân lực, giải quyết việc làm. Điều đó địi hỏi cơ cấu lao động nói chung, cơ cấu ngành nghề nguồn nhân lực KH&CN nói riêng, trong giai đoạn tới phải điều chỉnh để đáp ứng phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đơ thị hóa nói

trên. Dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN các ngành Dịch vụ (giáo dục - đào tạo; y tế; tài chính - ngân hàng; du lịch…), Công nghiệp - Xây dựng sẽ tăng mạnh hơn so với các lĩnh vực Nông - Lâm - Ngƣ nghiệp.

Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ của tỉnh. Phú Yên đang triển khai xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên, với trọng tâm là lọc, hóa dầu gắn với Khu kinh tế Vân Phong của tỉnh Khánh Hoà theo hƣớng đa ngành, đa chức năng; là cực phát triển quan trọng, trung tâm giao thƣơng quốc tế, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 Khu cơng nghiệp tập trung, diện tích 387 ha và các cụm, điểm cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từ 10 - 20 ha ở các huyện. Nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất đã đầu tƣ đi vào hoạt động có hiệu quả nhƣ: Cơng ty cổ phần Pymepharco; Nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu; Nhà máy đƣờng KCP của Ấn Độ; Nhà máy đƣờng Tuy Hồ; Cơng ty Thai Nakorn Patana; Nhà máy thuỷ điện Sông Hinh; nhà máy thuỷ điện sông Ba Hạ … đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tƣ, ƣu tiên sản xuất các sản phẩm ứng dụng công nghệ mới, cơng nghệ cao. Điều đó địi hỏi phải chuẩn bị nguồn lao động nói chung và nguồn nhân lực KH&CN nói riêng đáp ứng đƣợc sự đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao đƣợc chất lƣợng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của xã hội. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực KH&CN khối kỹ thuật - công nghệ tăng mạnh; nhân lực KH&CN nhóm ngồi cơng lập sẽ tăng tỷ trọng.

Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hợp tác quốc tế, nguồn vốn và nguồn lao động có nhiều điều kiện để dịch chuyển giữa các quốc gia, các khu vực, vùng miền. Đây là thời cơ quan trọng để tỉnh Phú Yên phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp lọc hóa dầu, đóng tàu, thu hút nguồn lực đầu tƣ phát triển kinh tế tri thức, có tác động tích cực đến phát triển nguồn nhân lực và tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động; trong lĩnh vực đào tạo sẽ có nhiều cơ hội liên kết để nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật,

đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lƣợng đào tạo quốc tế và khu vực. Với lợi thế là một trung tâm đào tạo lớn của khu vực và của cả nƣớc, dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN trong lĩnh vực đào tạo tiếp tục tăng.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, tuổi thọ trung bình của các cơng nghệ ngày càng rút ngắn do các công nghệ mới tiên tiến hơn liên tục đƣợc tạo ra thay thế cho các công nghệ cũ lạc hậu hơn. Đây là một thách thức không nhỏ đối với chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực KH&CN trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội cả nƣớc thời kỳ 2011- 2020 chọn phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao là khâu đột phá. Vì vậy, các ngành, các cấp quan tâm ƣu tiên đầu tƣ lớn hơn cho phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực KH&CN.

Dự báo chung về nhu cầu nhân lực KH&CN tỉnh Phú Yên

Nhƣ vậy, những vấn đề trình bày trên đây cho thấy nhu cầu về nhân lực KH&CN trong giai đoạn tới (2011 - 2020) sẽ tiếp tục tăng mạnh để đáp ứng các đòi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nói chung, sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh Phú Yên nói riêng.

Dự báo nhu cầu nhân lực KH&CN của tỉnh tăng nhanh (trên 18%/năm), có sự điều chỉnh ngành nghề để phù hợp sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng lao động trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Dự báo sự điều chỉnh trong cơ cấu ngành nghề của nguồn nhân lực KH&CN sẽ theo hƣớng tăng tỷ trọng nhóm ngành Dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ giáo dục - đào tạo; dịch vụ du lịch; dịch vụ chăm sóc sức khỏe…), Cơng nghiệp - Xây dựng (đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao); giảm tỷ trọng nhóm ngành Nơng - Lâm - Ngƣ nghiệp (số tuyệt đối nhân lực KH&CN của ngành này vẫn tăng, nhƣng tăng chậm hơn các nhóm ngành khác nên tỷ trọng

trong tổng số nhân lực KH&CN sẽ giảm).

Hiện nay nƣớc ta đang tiến hành cải cách hành chính theo hƣớng tiến tới một nền hành chính tinh gọn, hiện đại; việc tinh giảm biên chế đang đƣợc triển khai thực hiện trên toàn quốc, trong khi nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đang khuyến khích các thành phần kinh tế ngồi cơng lập phát triển. Dự báo, nhu cầu nhân lực KH&CN do tỉnh quản lý vẫn tăng, nhƣng có tốc độ tăng chậm; tỷ trọng nhóm nhân lực KH&CN do trung ƣơng quản lý (chủ yếu ở Đại học xây dựng Miền Trung, Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, Học viện Ngân hàng phân viện Phú Yên, các viện nghiên cứu đóng trên địa bàn tỉnh) và nhóm nhân lực KH&CN ngồi cơng lập đều tăng mạnh.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Tỉnh Phú Yên trong quá trình xây dựng và phát triển, nhờ có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao động dồi dào cho nên trong những năm qua tỉnh đã đạt đƣợc rất nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị - an ninh quốc phịng; có những bƣớc tiến vƣợt bậc cả về lƣợng và chất. Một trong những yếu tố quyết định nên những thành cơng đó là Phú Yên đã quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đặc biệt là phát huy nguồn nhân lực KH&CN đáp ứng u cầu sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố của địa phƣơng.

Nguồn nhân lực KH&CN của tỉnh Phú Yên đƣợc chia làm 3 nhóm: Nhóm nhân lực KH&CN do địa phƣơng quản lý; Nhóm nhân lực KH&CN do trung ƣơng quản lý (là đội ngũ cán bộ, viên chức của các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu đóng trên địa bàn Tỉnh); Nhóm nhân lực KH&CN khơng thuộc biên chế của các cơ quan Đảng, chính quyền, đơn vị sự nghiệp cơng lập (nhóm nhân lực KH&CN ngồi cơng lập).

Để tăng cƣờng nguồn nhân lực KH&CN cho các nhóm này. Trong thời gian qua tỉnh đã tăng cƣờng đầu tƣ nâng cấp, quy hoạch các cơ sở giáo dục ngày càng chuẩn và hiện đại đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH, HĐH đất nƣớc. Hiện nay Phú Yên có 2 trƣờng Đại học là trƣờng Đại học Phú Yên và trƣờng Đại học Xây dựng miền Trung; 2 trƣờng Cao đẳng là Cao đẳng Xây dựng số 3 và trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hịa. Ngồi ra, tỉnh cịn có Học viện Ngân hàng (Phân viện Phú Yên) tập trung đào tạo ở lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và 1 trƣờng Trung học y tế.

Tuy nhiên nguồn nhân lực KH&CN của Phú Yên chất lƣợng thấp, do đó trong sản xuất khó áp dụng đƣợc thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến năng suất lao động thấp. Việc phát hiện, sử dụng cán bộ trẻ, chuyên gia giỏi và thu hút nhân tài cịn hạn chế; cơ chế chính sách chƣa đồng bộ…

Việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chun mơn kỹ thuật thông qua đào tạo chƣa phù hợp về quy mô, cơ cấu, chất lƣợng. Sự phân phối và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ chun mơn kỹ thuật chƣa phù hợp với yêu cầu và tiềm năng phát triển, cơ chế chính sách đào tạo, tuyển dụng và sử dụng cịn nhiều bất cập. Thực trạng đó địi hỏi trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, hƣớng tới tỉnh cơng nghiệp năm 2020, Phú n phải tìm ra những bƣớc đột phá trong giải pháp thực hiện để tiến trình phát triển của mình trong quá trình thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ TRONG Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HỐ, HIỆN

ĐẠI HỐ Ở TỈNH PHÚ YÊN TRONG THỜI GIAN ĐẾN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nguồn lực con người với vấn đề phát huy nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh phú yên (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)