Bối cảnh nền kinh tế tác động đến sự phát triển của dự án đầu

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đà NẴNG (Trang 86 - 89)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế tác động đến sự phát triển của dự án đầu

đầu tƣ trong giai đoạn hiện nay

Kinh tế Thế giới 2016 sẽ chứng kiến diễn biến phức tạp hơn, nhất là tác động đan xen chính sách của các nƣớc lớn và cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố. Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng thời kỳ tăng trƣởng nhanh của kinh tế Thế giới sắp chấm dứt và kinh tế Thế giới lại bƣớc vào chu kỳ 7-8 năm mới với suy thoái và tăng trƣởng đan xen nhƣ đã diễn ra trong suốt 50 năm qua với đợt suy thoái gần đây nhất là vào các năm 2007-2008.

Trong bản báo cáo cập nhật triển vọng kinh tế toàn cầu 2015 - 2016 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cơ quan này vẫn đƣa ra dự báo nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trƣởng 3,1% trong năm nay và đạt 3,6% trong năm 2016, thấp hơn so với những con số trong dự báo trƣớc đó. Đó cũng là nhận định chung của WB, OECD, hay nhiều cơ quan dự báo kinh tế khác. Nhƣng các dự báo không mấy lạc quan này còn bị điều chỉnh sâu hơn sau sự kiện khủng bố thứ sáu ngày 13/11 ở Paris. Việc IMF công nhận đồng nhân dân tệ tham gia rổ tiền tệ dự trữ quốc tế sẽ có thể đƣa tới những hệ lụy khó đoán định cho Việt Nam và nhiều nƣớc Đông Nam Á khi bị thâm hụt thƣơng mại và đầu tƣ quy mô lớn với Trung Quốc

Xu hướng tăng trưởng

Tiếp nối xu thế tăng trƣởng của năm 2015, Chính phủ dự kiến đặt mục tiêu tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2016 đạt 6,7% và tốc độ tăng CPI đạt dƣới 5%. Có nghĩa là nền kinh tế đƣợc Chính phủ đánh giá sẽ còn tiếp tục tăng trƣởng cao hơn nữa và tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo nhóm nghiên cứu EIU (Economist Intelligence Unit), GDP Việt Nam đƣợc dự báo tăng xấp xỉ 7%, tƣơng đƣơng mục tiêu tăng trƣởng đƣợc Quốc hội đề ra. Với tốc độ này, Việt Nam đứng thứ 9 trong nhóm nƣớc có tốc độ tăng GDP nhanh nhất thế giới.

Nguồn: Economist Group

Hình 3.1: Dự báo tăng trƣởng GDP năm 2016

Còn theo dự báo mới nhất của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam năm 2016 sẽ đạt 6,6% (gần sát với mục tiêu kế hoạch của Chính phủ là 6,7%).Tuy nhiên, những rủi ro mà WB cảnh báo nƣớc ta có thể sẽ gặp phải đó là quá trình tái cơ cấu chậm chạp, nợ xấu chƣa đƣợc xử lý triệt

để (cho dù tỷ lệ nợ xấu có nằm dƣới 3% theo báo cáo của Chính phủ).

Tỷ lệ lạm phát đƣợc dự báo tiếp tục nằm ở mức thấp vì theo các dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, giá dầu Thế giới không có xu hƣớng tăng trong nhiều năm tới vì nguồn cung dầu đang dƣ thừa và các nƣớc cũng không biết Iran sẽ còn tung ra thị trƣờng bao nhiều thùng dầu nữa sau khi các nƣớc phƣơng Tây gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với quốc gia này.

Theo số liệu thống kê của Vietnam Report qua đợt khảo sát các Doanh nghiệp lớn trong BXH VNR500 2015 tháng 11 vừa qua, có tới 47% số Doanh nghiệp cho rằng tình hình SXKD trong Quý I năm 2016 sẽ tiếp tục đƣợc duy trì ở mức ổn định, theo sát tỷ lệ đó là 43% số Doanh nghiệp tin rằng tình hình SXKD sẽ đƣợc cải thiện giúp Doanh nghiệp đạt đƣợc những kết quả kinh doanh tốt nhất.

Hình 3.2: Dự báo của DN về tình hình SXKD trong Quý I năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015. (ĐVT: %)

Nói tóm lại, các yếu tố quốc tế tƣơng đối thuận lợi cho kịch bản tốt nhất của nền kinh tế là tăng trƣởng cao, lạm phát thấp. Nhƣng kịch bản này khả thi đến đâu còn phụ thuộc vào quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, hiệu quả của các chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta đang trƣớc ngƣỡng cửa hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

phục hồi tƣơng đối rõ nét, tuy nhiên do quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chậm chạp và mô hình tăng trƣởng mới chƣa đƣợc thiết lập, vì thế thách thức trƣớc ngƣỡng cửa hội nhập là rất lớn.

Việc biến thách thức thành cơ hội và biến cơ hội thành phúc lợi cho nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế và quá trình chuyển đổi mô hình tăng trƣởng hƣớng tới năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh, có nghĩa là hƣớng tới một thể chế kinh tế dựa trên các nguyên tắc của thị trƣờng cạnh tranh để thúc đẩy hiệu quả nhƣng đồng thời cũng tạo ra thiết chế xã hội làm cho quá trình chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế thành công cao nhất mà chi phí xã hội thấp nhất.

Có thể nhận định, triển vọng 2016 tiếp tục có tiến bộ, giữ đƣợc ổn định kinh tế vĩ mô ngắn hạn, nhƣng triển vọng trung hạn 3-5 năm tới có nhiều khả năng là các bất ổn vĩ mô mới sẽ phải ứng phó không thể xem thƣờng nếu các nỗ lực cải cách triển khai không đủ mạnh mẽ và thiếu tính hệ thống.

Với tình hình kinh tế trên, việc cho vay DAĐT đối với các chủ thể kinh tế của chi nhánh hiện nay khá thuận lợi khi các doanh nghiệp đang đón đầu cơ hội từ việc hội nhập sâu rộng của kinh tế Việt Nam vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, song song với việc tăng trƣởng dƣ nợ cho vay DAĐT là việc tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng và khó khăn trong việc thu hồi nợ. Đƣa ra một chính sách, mục tiêu tăng trƣởng tín dụng và chất lƣợng tín dụng trong hoạt động cho vay DAĐT là một công việc vô cùng quan trọng của Chi nhánh Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đà NẴNG (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)