Định hƣớng, mục tiêu kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đà NẴNG (Trang 93 - 96)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3. Định hƣớng, mục tiêu kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho

cho vay dự án đầu tƣ tại Vietinbank CN Đà Nẵng trong thời gian tới

a. Định hướng kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư trong thời gian tới

Định hướng về khách hàng

Đối với hoạt động cho vay DAĐT, để công tác quản trị rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện hiệu quả thì định hƣớng về chủ đầu tƣ (khách hàng vay vốn) là một việc làm vô cùng quan trọng. Với định hƣớng cho vay ở dự án ở tất cả các chủ thể kinh tế, nhƣng để công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đƣợc tập trung, tránh phân tán nguồn lực, khách hàng cho vay dự án đầu tƣ tập trung với các đối tƣợng vay vốn dự án nhƣ sau:

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ là phân khúc thị trƣờng quan trọng trong việc cho vay DAĐT trong thời gian hiện nay và tƣơng lai. Đây là một phân khúc thị trƣờng có nhiều thuận lợi không chỉ trong tăng trƣởng tín dụng các dự án, phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, cũng nhƣ tiềm lực của chi nhánh mà còn thuận lợi trong việc đƣa ra các chiến lƣợc quản trị RRTD. Xét trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hơn 65% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ năm 2010 đến nay, NHTMCP Công Thƣơng – Việt Nam đã chính thức tham gia dự án Tài trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn III ( SMEFP III) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Do đó, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các đối tƣợng vay vốn đầu tƣ dự án chiểm tỷ trọng lớn của Chi nhánh. Đồng thời đây cũng là những doanh nghiệp có khả năng phát triển mạnh mẽ

trong tƣơng lai với nguồn vốn đầu tƣ ƣu đãi của SMEFP III. Kể từ khi luật doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực, số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Đà Nẵng phát triển nhanh chóng, trong vòng 3 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Đà Nẵng có 1000 doanh nghiệp đăng kí mới, cùng với đó là sự hỗ trợ của TP Đà Nẵng trong việc pháp triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các chính sách ƣu đãi nhƣ Thành lập hội doanh nghiệp vừa và nhỏ để giúp đỡ các thành viên, Quỹ đồng hành phát triển thành phố…Với những lí do trên, doanh nghiệp vừa và nhỏ là phân khúc thị trƣờng quan trọng trong việc cho vay DAĐT trong thời gian tới, do đó đƣa ra các chính sách quản trị RRTD phù hợp cho phân khúc thị trƣờng này là một trong những biện pháp quản trị RRTD hiệu quả mà Chi nhánh cần áp thực hiện trong thời gian tới.

- Hiện nay chi nhánh cũng đang chú trọng phát triển cho vay dự án đầu tƣ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (doanh nghiệp FDI). Đây là nhóm khách hàng NH TMCP Công Thƣơng Đà Nẵng đã thực hiện đầu tƣ tín dụng trong thời gian qua nhƣng chƣa tƣơng xứng với mức độ phát triển của nhóm đối tƣợng khách hàng này. Thực tiễn đầu tƣ tín dụng cho thấy, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có tiềm lực tài chính, năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh cao, phần lớn hoạt động có hiệu quả và có uy tín trong quan hệ tín dụng, góp phần tạo những điều kiện thuận lợi trong công tác quản trị RRTD đối với các dự án. Bên cạnh đó, rủi ro do nguồn thông tin cúng nhƣ nắm bắt đƣợc tình hình tài chính hiện thời của khách hàng này đang là khó khăn của Chi nhánh. Vì vây, đƣa ra chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp, là nhiệm vụ hàng đầu trong việc thu hút cho vay các dự thuộc phân khúc thị trƣờng này.

- Các dự án thuộc các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Đây là đối tƣợng khách hàng có quan hệ lâu dài với NH và đối tác chiến lƣợc trong các dự án thực hiện chính sách phát triển của địa phƣơng. Do đó, xây dựng một chiến

lƣợc phát triển mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp Nhà nƣớc là đinh hƣớng phát triển khách hàng quan trọng của Chi nhánh.

Định hướng về danh mục đầu tư

- DAĐT thuộc các ngành có tiềm năng phát triển mạnh nhƣ: công nghiệp nhẹ, ngành công nghiệp xây dựng (các công trình xây dựng thủy điện, các dự án chung cƣ, khu đô thị mới), dự án dệt may, dệt nhuộm, các dự án giao thông theo hình thức BOT, BT, các dự án khu du lịch, nghĩ dƣỡng giải trí trên địa bàn Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế và các tỉnh thành miền Trung.

- Trong cho vay DAĐT, chi nhánh chú trọng đến định hƣớng danh mục đầu tƣ, không chú trọng đầu tƣ vào một lĩnh vực, không đầu tƣ ồ ạt theo phong trào, đầu tƣ quá mạnh vào các dự án bất động sản…

b. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư trong thời gian tới

- Thứ nhất, giảm thiểu RRTD trong hoạt động cho vay DAĐT trên cơ sở nâng cao chất lƣợng tín dụng nhƣng đảm bảo tăng trƣởng theo chính sách, định hƣớng tín dụng cho vay DAĐT đề ra. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DAĐT dƣới 3%.

- Thứ hai, phân tán RRTD trong danh mục cho vay DAĐT theo định hƣớng lựa chọn những ngành nghề, khách hàng có khả năng đạt hiêu quả, không đầu tƣ tập trung vào các DAĐT cũng một ngành nghề.

- Thứ ba, tăng khả năng phòng ngừa RRTD trong hoạt động cho vay DAĐT bằng nhiều biện pháp nhƣ: nâng cao chất lƣợng thẩm định, tăng cƣờng kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện…

- Thứ tƣ, xây dựng cơ chế kiểm soát nợ xấu trong cho vay DAĐT linh động, đảm bảo giữ đƣợc sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xủ lý nợ xấu.

- Thứ năm, hƣớng đến các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình quản trị RRTD trong hoạt động cho vay DAĐT.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đà NẴNG (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)