Đối với chính quyền địa phƣơng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đà NẴNG (Trang 107)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.4. Đối với chính quyền địa phƣơng

Hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn đi liền với hoạt động kinh tế, xã hội tại địa phƣơng. Đặc biệt trong hoạt động quản trị RRTD cho vay DAĐT, sự phối hợp, giúp đỡ của cơ quan pháp lý, chính quyền Thành phố Đà Nẵng sẽ góp phần không nhỏ vào thành công của công tác quản trị. Dƣới đây là một sô kiền nghị đến các cơ quan, chính quyền địa phƣơng nhằm tạo điều kiện tốt để ngân hàng thực hiện tốt công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay DAĐT:

- Ủy ban nhân dân thành phố cần yêu cầu các ban ngành có liên quan nhƣ: Sở kế hoạch đầu tƣ, thuế, công an,…phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để họ có những thông tin cần thiết về chủ đầu tƣ, các thông tin về dự án xin vay vốn. Nếu doanh nghiệp nào có những biểu hiện về kinh doanh không có hiệu quả hay phá sản, hoặc đƣa ra các dự án “ảo” nhằm lừa đảo ngân hàng thì thông báo kịp thời cho ngân hàng để từ đó ngân hàng có những biện pháp

thích hợp.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong những trƣờng hợp phát mãi TSBĐ, thu hồi nợ xấu…cũng nhƣ hỗ trợ về mặt pháp lý cho ngân hàng trong các trƣờng hợp khởi kiến đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng.

- Các cơ quan ban ngành có liên quan đến công tác thi hành pháp luật cần hợp tác, hỗ trợ NH hơn nữa trong các vụ án liên quan đến khởi kiện để giúp NH thu hồi vốn cho vay một cách nhanh chóng, tránh kéo dài gây đọng vốn cho ngân hàng.

3.2.5. Đối với chủ dự án

Trƣớc hết, chủ dự án cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về lập dự án đầu tƣ, quản lý đầu tƣ và xây dựng cơ bản cũng nhƣ các quy định về chế độ kế toán, tài chính do chính phủ và các bộ ban ngành liên quan ban hành. Ngoài ra, chủ dự án phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các thông tin cung cấp trong dự án vì họ chính là ngƣời hƣởng lợi trực tiếp từ dự án. Dự án có đƣợc lập càng cụ thể, chi tiết và chính xác bao nhiêu thì việc đánh giá hiệu quả mang lại của dự án càng chính xác và sát với thực tế bây nhiêu, giúp đƣa ra đƣợc những biện pháp nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho dự án. Chính vì vậy, trong quá trình lập dự án, chủ dự án phải quan tâm hơn nữa đến các thông số đầu vào của dự án: tiến hành nghiên cứu kỹ thông tin về đặc tính kỹ thuật, định mức tiêu hao và thông tin về thị trƣờng tiêu thụ, giá bán sản phẩm, giá các nguyên vật liệu đầu vào, tác động của lạm phát, tỷ giá…Nhằm đảm bảo cho tính chính xác và đầy đủ, chủ dự án có thể thuê các chuyên gia trong việc lập dự án đầu tƣ.

Một yêu cầu nữa đặt ra là chủ dự án cần nâng cao trình độ lập dự án đầu tƣ và tăng cƣờng phối hợp với ngân hàng hơn nữa trong việc cung cấp thông tin một cách chính xác và cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính để đảm bảo kết quả thẩm định đƣợc chính xác nhất. Đồng thời, đây

cũng là yếu tố giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình thẩm định, nhƣ vậy chủ đầu tƣ sẽ nhanh chóng biết kết quả có đƣợc tài trợ hay không, tránh bỏ lỡ cơ hội đầu tƣ, từ đó ngân hàng có thể kiểm soát đƣợc rủi ro dự án đầu tƣ và thực hiện các biện pháp để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng này, đề tài tập trung đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD trong cho vay DAĐT tại NH TMCP Công Thƣơng – Chi nhánh Đà Nẵng, dựa trên cơ sở lý thuyết của chƣơng 1 và những tồn tại, hạn chế đã đƣa ra trong chƣơng II. Một số giải pháp chính nhƣ:

- Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay dự án đầu tƣ.

- Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng trong kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay các dự án đầu tƣ

- Hạn chế việc quan trọng hóa tài sản đảm bảo, quan tâm hơn nữa việc sử dụng công cụ bảo hiểm.

- Nâng cao chất lƣợng kiểm tra, giám sát khoản vay và hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ

- Hoàn thiện các bộ phận bổ trợ cho công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tƣ.

- Các giải pháp về nhân sự trong công tác kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng hoạt động cho vay dự án đầu tƣ.

KẾT LUẬN

Trong kinh doanh ngân hàng việc đƣơng đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi đƣợc. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý. Trong đó, các khoản cho vay DAĐT thƣờng có quy mô lớn, thời gian cho vay dài, thu hồi vốn chậm và mức độ rủi ro cao. Do đó quản trị RRTD trong cho vay DAĐT luôn đƣợc ngân hàng đặt lên hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của mình.

Kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng là một phần của nội dung quản trị rủi ro, hoạt động này gắn với việc thực hiện quy trình cho vay, quản lý các khoản vay, đặc biệt trong hoạt động cho vay DAĐT. Tuy nhiên, do tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, nên hoạt động kiểm soát và tài trợ rủi ro tại Chi nhánh còn nhiều khó khăn vƣớng mắc, hạn chế nhất định đến hiệu quả hoạt động. Do đó, công tác kiểm soát và tài trợ trong cho vay DAĐT cần đƣợc quan tâm kịp thời, đúng mức, phù hợp và hoàn thiện sẽ giúp ngân hàng phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản cho vay DAĐT.

Nội dung đề tài tập trung vào việc phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay Dự án đầu tƣ tại NHTMCP Công thƣơng Việt Nam – CN Đà Nẵng để tìm ra các ƣu điểm, nhƣợc điểm và những khó khăn vƣớng mắc trong việc thực hiện, từ đó đƣa ra những giải pháp cơ bản cùng với những kiến nghị, hy vọng sẽ góp phần thiết thực cho việc nâng cao chất lƣợng cho vay DAĐT nói riêng và hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh nói chung, qua đó góp phần giúp Chi nhánh tăng sức cạnh tranh, vững bƣớc cùng với ngành ngân hàng tiến vào con đƣờng hội nhập kinh tế và tăng cƣờng vị thế của mình trên thị trƣờng trong nƣớc.

Bởi vì vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, do vậy nên kết quả nghiên cứu đƣa ra trong luận văn không tránh khỏi những hạn chế và sai sót nhất

định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Để hoàn thành bài luận văn ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Lâm Chí Dũng đã tận tình hƣớng dẫn trong việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng cùng toàn thể các đồng nghiệp tại Chi nhánh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Học viện ngân hàng ( 2011), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà

Nội

[2] Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB tài chính, Hà Nội

[3] TS Phạm Xuân Giang (2010), Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư,

NXB Tài chính

[4] TS Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê

[5] Nguyễn Đào Tố (2008), Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng từ những ứng dụng nguyên tắc Basel và quản lý nợ xấu, Tạp chí ngân

hàng (5), tr.17-22

[6] TS Nguyễn Minh Kiểu (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB

Thống kê, Hà Nội

[7] Lê Trọng Quý (2008), Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu

Khoa học” lần thứ 6, Đại học Đà Nẵng

[8] Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam

[9] Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – CN Đà Nẵng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012, 2013, 2014.

[10] Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ( 2005), Quyết định số 493/2005 – QĐNHNN ngày 22/04/2005, Hà Nội.

[11] Trang web www.vietinbank.vn, www.danang.gov.vn, www.sbv.gov.vn và các trang web khác có liên quan.

[12] Nguyễn Anh Dũng (2012), Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV

Bình Định”

ro trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank Q. Sơn Trà, Đà Nẵng”

[14] Ngô Thị Hải Yến (2015), Luận văn “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho

vay ngành xây dựng tại NHTMCP Công thương Việt Nam, CN Đà Nẵng”

[15] Đào Thị Thanh Thủy (2013), Luận văn “Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng tại Vietinbank Bắc Đà Nẵng”.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) kiểm soát và tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh đà NẴNG (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)