6. Bố cục luận văn
1.1. KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
1.1.2. Vai trò quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản
sau:
Quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là sự tác động mang tính tổ chức và quyền lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp diễn ra theo đúng quy định của Pháp luật và nhằm đạt được mục tiêu đã xác định.
Quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một quá trình từ việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Tổ chức thực hiện pháp luật đến việc tổ chức bộ máy thực hiện cũng nhƣ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên phát sinh nhiều quan hệ phức tạp, nhiều vi phạm nên đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nƣớc.
1.1.2. Vai trò quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp xuất nông nghiệp
Sự quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là hoạt động tất yếu nhằm tổ chức điều hành và điều chỉnh các quan hệ phát sinh nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định. Cụ thể nhà nƣớc có vai trò định hƣớng, điều hòa các mâu thuẫn, vai trò kiểm tra giám sát.
Vai trò định hƣớng: Đây cũng là một trong những vai trò quan trọng trong công tác Quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
nông nghiệp. Nhà nƣớc thể hiện vai trò định hƣớng của mình thông qua việc ban hành các chính sách, quy định, hƣớng dẫn liên quan đến hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, thể hiện vai trò định hƣớng thông qua việc công bố những tiêu chuẩn, quy hoạch để ngƣời dân có thể nắm đƣợc và thực hiện đúng với quy định.
Vai trò giải quyết mâu thuẩn: Trong quá trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cũng thƣờng nảy sinh ra nhiều mối quan hệ phát sinh cần có sự can thiệp và điều chỉnh của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Trong hoạt động ứng dụng công nghệ cao không thể không tránh khỏi những mâu thuẩn phát sinh giữa các cá nhân, hộ gia đình với nhau, giữa các cá nhân, hộ gia đình với tổ chức hay giữa các cá nhân, hộ gia đình và các cơ quan nhà nƣớc… có những mối quan hệ các bên có thể tự giải quyết nhƣng cũng có những mối quan hệ các bên không thể giải quyết đƣợc do đó việc điều hòa các mâu thuẫn này cần có sự can thiệp, giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền.
Vai trò kiểm tra, giám sát: Hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sẽ không thể diễn ra bình thƣờng, ổn định và đúng quy định khi nó không có sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Để làm tốt công tác này thì nhà nƣớc cần thể hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát trong hoạt động ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Kiểm tra, giám sát để phát hiện và có hƣớng xử lý kịp thời đối với những trƣờng hợp có vi phạm.
Nhà nƣớc phải làm tốt vai trò kiến tạo, hỗ trợ, tạo môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển nông nghiệp công nghệ cao; Nhà nƣớc với vai trò “nhạc trƣởng” phải hỗ trợ, tạo đƣợc môi trƣờng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao,từ thiết lập hệ thống hành lang pháp lý và xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp
bền vững theo vùng lãnh thổ sinh thái cấp quốc gia, lấy phát triển nông nghiệp công nghệ cao làm hạt nhân. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, làm cho các chủ thể liên quan nhận thức rõ khung khổ pháp luật, chính sách và nội dung cơ bản, trọng yếu của chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp đã đƣợc xác lập để tự giác, chủ động thực hiện.
Nhà nƣớc phải có sự đầu tƣ thích đáng thúc đẩy nghiên cứu phát triển và ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học - công nghệ hiện đại ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hƣớng tới tạo ra một nền nông nghiệp công nghệ cao, chứ không chỉ dừng lại ở một số khu công nghiệp công nghệ cao nhƣ hiện nay.
Nhà nƣớc cần sử dụng nhiều phƣơng thức huy động vốn đầu tƣ, nhất là hợp tác công tƣ (PPP) để nhân bội nguồn vốn đầu tƣ phát triển còn hạn hẹp của Ngân sách nhà nƣớc Trung ƣơng và địa phƣơng để đầu tƣ xây dựng hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng trọng yếu và những khu đô thị hạt nhân trọng điểm ở mỗi vùng nông nghiệp sinh thái. Nhất là các công trình kè đê chắn sóng chống biển xâm thực và các công trình thủy lợi nội đồng, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Nhà nƣớc cần hoàn thiện và thúc đẩy thực thi đồng bộ, nhất quán, nghiêm minh các chế tài và kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ sự tuân thủ của các chủ thể có liên quan, nhất là ngƣời đứng đầu; xử lý nghiêm khắc đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao và xây dựng kết cấu hạ tầng. Cần hoàn thiện và thực thi nhất quán pháp luật, chính sách thúc đẩy tích tụ và tập trung ruộng đất để tạo ra nhiều cánh đồng lớn phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hóa tập trung có quy mô trung bình và lớn theo tiêu chuẩn GAP. Đồng thời khuyến khích các doanh nhân tạo lập các doanh nghiệp bao tiêu, chế biến nông sản bằng công nghệ cao đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm theo tiêu Chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc.
Nhà nƣớc phải có chính sách đầu tƣ và giao trách nhiệm cho các bộ, ngành hữu quan phối, kết hợp chặt chẽ với nhau tạo ra đội ngũ nông dân và doanh nhân chuyên nghiệp cùng một số điều kiện thiết yếu khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Hiện nay trong nƣớc đang có nhiều hình thức tổ chức quản lý CNC: - Mô hình khu quản lý công nghệ tập trung, nhƣ “Ban quản lý nông nghiệp CNC” của TP HCM. Nhằm thu hút đầu tƣ của những DN có công nghệ tiêu biểu vào khu quản lý để kinh doanh; Kết hợp với nghiên cứu khoa học; Huấn luyện đào tạo, chuyển giao công nghệ. Khu CNC của thành phố còn có nhiệm vụ liên kết với các cơ quan khoa học, trong và ngoài nƣớc, liên hệ với các tỉnh để chuyển giao, lan tỏa công nghệ trong diện rộng.
Đây là một mô hình có nhiều tham vọng trong NNCNC. Tuy nhiên cái khó của mô hình này là cần phải có hội đồng khoa học và lực lƣợng quản lý đủ mạnh để tuyển chọn và quản lý các DN thành viên hoạt động bằng những kỹ thuật NNCNC và có hiệu quả kinh tế và lan tỏa rộng. Hiện nay hiệu quả của mô hình này sẽ nhƣ thế nào vẫn còn thời gian để thử thách đánh giá.
- Những mô hình công nghệ của những DN là trang trại, nhà máy đóng gói, sơ chế, chế biến hoạt động độc lập. Nhƣ các mô hình trồng rau, hoa có CNC, các nhà máy cấp đông, chế biến rau quả, chế biến lúa gạo XK, nhà máy xử lý chiếu xạ, xử lý nhiệt trừ ruồi đục quả XK sang các thị trƣờng có yêu cầu kiểm dịch ở TP HCM, Đà Lạt và một số tỉnh khác. Nhiều DN CNC của loại hình này cũng đã hoạt động trong thời gian dài có hiệu quả, có sức lan toã nhất định trong SX, nhà nƣớc ít tốn kém đầu tƣ.
Sau một số năm hoạt động cần phải đúc kết rút kinh nghiệm xem mô hình nào có hiệu quả. Tuy nhiên trƣớc mắt, trong những vùng sản xuất
nguyên liệu tập trung nhƣ: Lúa gạo, rau hoa quả, điều, ca cao, cà phê, hồ tiêu, cao su nếu tổ chức đƣợc những mô hình SX và chế biến sản phẩm bảng CNC để có năng suất và chất lƣợng tốt, SX bền vững có thị trƣờng, có hiệu quả kinh tế cao thì sức sống của những mô hình này sẽ rất lớn, sức lan tỏa mạnh, và sẽ giải quyết đƣợc nhiều vấn đề bức xúc trong SX của các cây trồng trọng điểm.
Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao chỉ có thành công trong mô hình doanh nghiệp, trang trại, HTX có sự ứng dụng tiến bộ KH-KT của các nhà khoa học, dƣới sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.