Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 38 - 39)

6. Bố cục luận văn

1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG

1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội

Sự phát triển của nền kinh tế với nhịp độ cao và ổn định tạo ra đƣợc giá trị sản phẩm to lớn, từ đó có thể tập trung nguồn lực để đầu tƣ cho việc ứng dụng công nghệ cao. Mặt khác một nền kinh tế phát triển sẽ kích thích sự phát triển của khoa học công nghệ, kích thích sự phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động xã hội… giúp cho công tác quản lý đƣợc thuận lợi hơn, giảm bớt đƣợc những khó khăn, phức tạp trong quản lý.

Điều kiện kinh tế - xã hội cũng có tác động rất lớn tới một nền nông nghiệp nhất định. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, các điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp ƢDCNC sẽ dễ dàng hơn. Còn đối với các nƣớc đang phát triển, việc hình thành một nền nông nghiệp ƢDCNC sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại do yếu kém về khoa học, công nghệ, thiếu vốn, thiếu những ngƣời nông dân có trình độ và sự hậu thuẫn của Nhà nƣớc để hỗ trợ cho nông dân trƣớc những rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông phẩm.

Việc chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nƣớc tác động rất lớn đến quản lý về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ ở các đô thị, từ khi chƣa tiến hành đổi mới thì hầu hết đều sống dựa vào nông nghiệp là chính với việc trồng lúa, hoa màu... còn công nghiệp - dịch vụ - thƣơng mại vẫn còn nhỏ bé chƣa phát triển. Diện tích đất đƣợc tập trung để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Nhƣng từ khi thực hiện cơ chế mở cửa, đổi mới đối với nền kinh tế, cơ cấu

kinh tế của các tỉnh cũng đã chuyển đổi theo hƣớng dịch vụ - công nghiệp - thƣơng mại - nông nghiệp. Đó là điều đáng mừng vì kết quả của sự chuyển dịch đã đóng góp không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế. Vấn đề đặt ra là sự chuyển dịch cơ cấu nhƣ vậy đã tác động không nhỏ tới quỹ đất của địa phƣơng. Một phần lớn diện tích đất nông nghiệp đã đƣợc lấy đi để sử dụng cho sản xuất công nghiệp nhƣ xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp, sản xuất gạch ngói đồ gốm, vật liệu xây dựng… làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm đi và nó tác động tới nguồn cung cấp lƣơng thực cho ngƣời dân.

Sự phát triển của công nghiệp thiếu cẩn trọng đang huỷ hoại môi trƣờng nặng nề, gây thiệt hại rất lớn cho nông nghiệp. Việc chạy theo lợi nhuận trong nền kinh tế thị trƣờng khiến cho ngƣời nông dân dùng đủ mọi biện pháp để tăng sản lƣợng nhanh chóng, làm cho tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, lãng phí, chất lƣợng sản phẩm không đƣợc đảm bảo, dƣ lƣợng chất hoá học trong nông sản cao. Sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ và đô thị hóa nhanh chóng làm quỹ đất nông nghiệp dần thu hẹp… Giá cả các mặt hàng nông sản tăng lên vì nguồn cung bị ảnh hƣởng, do đó, song song với việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì cũng cần phải chú ý đến an toàn lƣơng thực cho ngƣời dân.

Nhận thức đƣợc những tác động của các nhân tố kinh tế - xã hội đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chúng ta phải có chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội cho phù hợp, có sự cân đối giữa công nghiệp, nông nghiệp với dịch vụ và phát huy thế mạnh của từng vùng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)