XUẤT, KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 90)

6. Bố cục luận văn

3.3. XUẤT, KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đề xuất

Để thực hiện tốt các giải pháp hoàn thiện công tác QLNN về ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, tác giả xin đƣa ra một số kiến nghị dƣới đây:

Thứ nhất, đối với các cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và ban hành văn bản: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật, chính sách về ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Chính phủ và chính quyền địa phƣơng các cấp cần giải thích, vận dụng và cụ thể hóa Luật, ban hành những quy định phù hợp với Luật và yêu cầu thực tiễn của thành phố nhằm đảm bảo tính thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền và ngƣời dân trong việc áp dụng pháp luật vào quá trình QLNN về ứng dụng công nghệ cao.

Thứ hai, phải phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong QLNN về thẩm quyền cấp phép, thanh tra kiểm tra, xây dựng quy trình kỹ thuật ứng dụng cho từng loại cây trồng vật nuôi, trình tự thủ tục cấp giấy phép cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, huyện với các bộ, ban, ngành từ trung ƣơng xuống cơ sở…để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ của bộ máy quản lý hành chính nhà nƣớc, tránh tình

trạng chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm

Thứ ba, các cơ quan QLNN có thẩm quyền cần tiến hành rà soát và đề nghị sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về các tiêu chuẩn, định mức CNC trong các lĩnh vực nông lâm thủy sản trong thực tế. Thông qua hoạt động sửa đổi bổ sung sẽ đáp ứng với yêu cầu trong công cuộc QLNN về ứng dụng CNC ở nƣớc ta nói chung và từng địa phƣơng nói riêng. Đồng thời, có văn bản chỉ đạo hƣớng dẫn thi hành cho các cấp, các ngành trong hoạt động này sao cho thống nhất, cụ thể, chi tiết nhằm đảm bảo cho hoạt động này đảm bảo quyền lợi của Nhà nƣớc, tổ chức và cá nhân.

3.3.2 Kiến nghị

Kiến nghị UBND thành phố, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học công nghệ: đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Ƣu tiên hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến ngƣ, công tác giống và các ứng dụng công nghệ cao cho các vùng sản xuất đƣợc lựa chọn.

Tăng cƣờng công tác kiểm tra chất lƣợng các sản phẩm do các vùng sản xuất đƣợc lựa chọn tiến đến cấp giấy chứng nhận an toàn cho các sản phẩm đó.

Tƣ vấn, hỗ trợ cho nông dân có nhu cầu tìm hiểu, thƣờng xuyên gặp gỡ các chủ nhiệm hợp tác xã, câu lạc bộ của các vùng để nhanh chóng phổ biến thông tin về công nghệ cho nông dân.

Xúc tiến tiến độ triển khai của các dự án do các tổ chức trong và ngoài nƣớc đầu tƣ tại các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đƣợc lựa chọn.

Tăng cƣờng công tác thanh tra kiểm tra sau khi cấp giấy phép Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng. Mở đầu chƣơng 3 tác giả trình bày một số căn cứ để đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, đó là căn cứ vào định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp và định hƣớng quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Trong tâm của chƣơng 3 là tác giả đề ra 7 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong thời gian tới. Cụ thể: Cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích ƣu đãi về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; tăng cƣờng hỗ trợ, tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Hoàn thiện quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Thu hút, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã đƣợc cấp phép; Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ vào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời đƣa ra một vài kiến nghị đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nƣớc để hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu thế của hội nhập phát triển, là giải pháp công nghệ hiệu quả tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở chuyển nhanh nền nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một trong những nhân tố ảnh hƣởng quyết định đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, qua đó ảnh hƣởng đến mức độ đóng góp của ngành này vào quá trình CNH, HĐH cũng nhƣ sự phát triển chung về kinh tế, xã hội của thành phố. Qua nghiên cứu, phân tích đánh giá và tổng hợp luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện công tác QLNN về ƢDCNC trong sản xuất nông nghiệp nhƣ sau:

Một là, hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về ứng dụng công nghệ cao và QLNN về ứng dụng công nghệ cao đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay, nhƣ khái niệm, đặc điểm ứng dụng CNC trong nông nghiệp, vai trò, công cụ; các yếu tố tác động tới UDCNC; nội dung QLNN đối với UDCNC trong sản xuất nông nghiệp nói chung và nông

lâm thủy sản nói riêng. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ cao

và QLNN về UDCNC trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012-2016, rút ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân.

Ba là, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với UDCNC trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới nhƣ về công tác xây dựng quy hoạch, chiến lƣợc; xây dựng và triển khai các chính sách, quy định; công tác thanh tra, kiểm tra và công tác tổ chức thực hiện. Các giải pháp này hy vọng sẽ đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành của thành phố đạt hiệu quả cao hơn

trong thời gian tới. Các giải pháp cần đƣợc thực hiện một cách linh hoạt, nhƣng cần đảm bảo các mục tiêu căn bản, theo định hƣớng phát triển ngành nông nghiệp của Thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 đã đề ra.

Đà Nẵng đã bƣớc đầu hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tạo đột phá trong tái cơ cấu ngành theo hƣớng nâng cao giá trị và thu nhập cho ngƣời dân ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, mức độ sản xuất và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp ở Đà Nẵng vẫn chƣa đáp ứng yêu cầu so với kỳ vọng.

Đối với thành phố Đà Nẵng, trong điều kiện hạn chế về quy mô diện tích đất nông nghiệp và định hƣớng phát triển nông nghiệp đô thị thì phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là hƣớng đi tất yếu đảm bảo tính hiệu quả kinh tế cao và phát triển nông nghiệp bền vững. Do đó, thành phố đang tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách, kêu gọi đầu tƣ vào nông nghiệp công nghệ cao để hình thành các vùng, dự án có quy mô và sản lƣợng lớn để sản xuất ra các mặt hàng nông sản có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng.

Mặc dù đã cố gắng bám sát phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu, song nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ dẫn của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao về mặt lý luận và thực tiễn trong nhận thức và áp dụng có hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nói chung, công tác quản lý nhà nƣớc trong phát triển ngành nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa hiện đại hóa của thành phố Đà Nẵng nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Phạm Thị Mai Anh (2013), “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam”

[2] Lê Bảo (2016), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Khoa Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[3] Chính phủ (2015), Quyết định số 575/QĐ-TTg ngày 04/5/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

[4] Chính phủ (2015), Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;

[5] Cục thống kê Đà Nẵng (2016), Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng 2016, Nxb Thống Kê.

[6] Phạm Kim Giao (2004), Giáo trình quản lý nhà nước về nông nghiệp và nông thôn, NXB Đại học quốc gia

[7] HĐND thành phố Đà Nẵng (2017), Nghị Quyết số 104/2017/NQ-HĐND ngày 07/07/2017 của HĐND thành phố Đà Nẵng quy định chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

[8] Nguyễn Hữu Hải (2010), Giáo trình lý luận hành chính Nhà nước, Hà Nội.

[9] Huyện Hòa Vang (2016), Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ đô thị”

dụng công nghệ cao ở Việt Nam- Kinh nghiệm và bài học cả Trung Quốc”

[11] Nguyễn Văn Liễu (2013), “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam- Hướng đi và giải pháp phát triển”

[12] Quốc Hội (2008), Luật Công nghệ cao

[13] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (2015), Báo cáo tổng kết nông nghiệp, nông thôn năm 2015;

[14] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (2016), Báo cáo tổng kết nông nghiệp, nông thôn năm 2016;

[15] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (2017), Báo cáo tổng kết nông nghiệp, nông thôn năm 2017;

[16] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng (2017), Báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp năm 2017;

[17] Sở Khoa học và Công nghệ (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động Sở khoa học và Công nghệ năm 2017;

[18] UBND thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định số 8918/2010/QĐ- UBND ngày 18/11/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”;

[19] UBND thành phố Đà Nẵng (2011), Quyết định số 10068/2011/QĐ- UBND ngày 23/11/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc “Phê duyệt Đề án xây dựng vùng sản xuất lúa giống chất lượng cao thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”;

[20] UBND thành phố Đà Nẵng (2012), Quyết định số 2765/2012/QĐ- UBND ngày 12/04/2012 “Về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và

quy hoạch nghiên cứu mở rộng đến năm 2020”;

[21] UBND thành phố Đà Nẵng (2016), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2016 và kế hoạch năm 2017;

[22] UBND thành phố Đà Nẵng (2017), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2017 và kế hoạch năm 2018;

[23] UBND thành phố Đà Nẵng (2017), Quyết định số 1936/QĐ-UBND ngày 13 tháng 04 năm 2017 phê duyệt địa điểm quy hoạch sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

[24] http://www.chinhphu.vn/; Cổng thông tin điện tử Chính Phủ.

[25] https://danang.gov.vn/; Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng. [26] http://hoavang.danang.gov.vn/; Cổng thông tin điện tử huyện Hòa Vang [27] http://cucthongke.danang.gov.vn; Cục thống kê Đà Nẵng.

[28] http://www.snnptnt.danang.gov.vn/; Thông tin điện tử Sở NN&PTNT [29] http://dost.danang.gov.vn/; Thông tin điện tử Sở KH&CN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 90)