Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 79)

6. Bố cục luận văn

3.1.2. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong

trong sản xuất nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng

Xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản tại các vùng sản xuất ổn định.

Liên kết chặt chẽ với Trung tâm Công nghệ Sinh học của thành phố Đà Nẵng để lựa chọn và đƣa vào sản xuất các giống cây trồng, con vật nuôi có năng suất cao, chất lƣợng tốt và khả năng kháng bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phƣơng.

Củng cố, thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác tại các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, đảm bảo việc tiêu thụ ổn định sản phẩm đƣợc tạo ra từ

các vùng sản xuất này. Từ đó tạo hiệu ứng “lan toả” trong vùng và phát triển mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Huyện, đảm bảo sự bền vững của mô hình sản xuất.

Chủ động xây dựng mối liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố tạo liên kết cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho các vùng sản xuất.

Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ sản xuất cho các hộ nông dân tham gia vào sản xuất tại các vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng cƣờng tính cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của các hợp tác xã, tổ hợp tác.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích ƣu đãi,thu hút đầu tƣ vào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp Đà Nẵng cần tiếp tục có những chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể hoàn thiện các chính sách ƣu đãi về đất, thuế, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ thị trƣờng nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo thu hút lao động…

- Chính sách hỗ trợ hoạt động tạo ra công nghệ cao, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.

Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra công nghệ cao, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đƣợc hƣởng mức ƣu đãi, hỗ trợ cao nhất theo quy định

tại Khoản 1 Điều 12 Luật công nghệ cao; Mục 1, 2 và 4 Phần III Điều 1 Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ và các quy định pháp luật có liên quan;

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc đối với hoạt động đầu tƣ trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu phục vụ hoạt động phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp theo các dự án đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt; nhập khẩu một số công nghệ cao, máy móc, thiết bị công nghệ cao trong nông nghiệp trong nƣớc chƣa tạo ra đƣợc để thực hiện một số dự án ứng dụng và trình diễn công nghệ cao đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Khoản 2 Điều 19, Khoản 2 Điều 20 Luật công nghệ cao đƣợc hƣởng chính sách hỗ trợ phát triển theo quy định của Nhà nƣớc và các ƣu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quyết định theo thẩm quyền

- Chính sách hỗ trợ đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đƣợc Nhà nƣớc ƣu đãi, hỗ trợ cao nhất theo quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 33 Luật công nghệ cao và các quy định pháp luật có liên quan;

Doanh nghiệp hoạt động trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi nhƣ đối với các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Chính sách hỗ trợ đối với vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tổ chức, cá nhân đầu tƣ xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao đƣợc hƣởng mức ƣu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong vùng;

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đƣợc cấp có thẩm quyền công nhận, đƣợc hỗ trợ tối đa đến 70% kinh phí ngân sách nhà nƣớc để xây dựng hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi tƣới tiêu và xử lý chất thải) trong vùng theo các dự án đầu tƣ đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt và hƣởng các ƣu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng quy định theo thẩm quyền.

- Chính sách thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp ở trong nƣớc và nƣớc ngoài thực hiện hoạt động phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 của Luật công nghệ cao và các quy định pháp luật có liên quan.

- Tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ vào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Để giảm bớt gánh nặng cho công tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, để huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia vào công tác ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp thì cần phải tăng cƣờng thu hút vốn đầu tƣ vào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Việc thu hút vốn đầu tƣ vào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần giảm sức ép về ngân sách nhà nƣớc và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc.

Để thực hiện tốt giải pháp này các cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cần thực hiện một số nội dung sau:

Tăng cƣờng kêu gọi vốn đầu tƣ tƣ nhân vào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Chủ trƣơng đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, khai thác, quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì thế, cho phép các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ khi có đủ các điều kiện về năng lực tài chính, công nghệ, năng lực quản lý. Đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ.

Đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tƣ, các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đồng thời, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nhất là đầu tƣ hệ thống giao thông, điện, thủy lợi nội đồng,… đáp ứng yêu cầu ứng dụng đƣợc cơ giới hóa, vận chuyển hàng hóa, máy móc, trang thiết bị, nông sản hàng hóa đƣợc thuận lợi; lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, có khả năng nhân rộng, đảm bảo hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho ngƣời nông dân, trong đó ƣu tiên về công nghệ sinh học, công nghệ thâm canh, chế biến, công nghệ thông tin và tự động hóa; trong đó, nguồn lực nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng mô hình điểm ban đầu và hỗ trợ một phần kinh phí triển khai nhân rộng thành vùng sản xuất.

Có cơ chế thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó quan tâm đến các chính sách cho các doanh nghiệp đầu tàu, ngành, sản phẩm chủ lực, tạo điều kiện dẫn dắt, thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi giá trị các trang thiết bị cần thiết thực hiện kiểm định nhanh tại hiện trƣờng để tự giám sát chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, thiết kế bao bì, tem nhận diện sản phẩm, quảng bá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

3.2.2. Thu hút, đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Tập trung đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, phấn đấu nâng cao tỷ lệ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ ngành nông-lâm-thủy sản đến năm 2025 lên 10%. Chú trọng liên kết, hợp tác với các viện, trƣờng đại học, gắn kết với các tỉnh, thành phố có điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao trong việc nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là đào tạo chuyên gia về lĩnh vực công nghệ sinh học và chế biến nông-lâm-thủy sản.

Có chính sách đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã; đẩy mạnh liên kết đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân lực tham gia, phục vụ cho cơ giới hóa trong sản xuất; đào tạo nghề cho nông dân.

Sắp xếp lại bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong các đơn vị sự nghiệp ngành nông nghiệp đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Nghiên cứu mời gọi các thành phần kinh tế tham gia xã hội hoá để tổ chức lại một số đơn vị sự nghiệp ngành nông nghiệp có điều kiện.

Xây dựng đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp nông thôn. Mở rộng quỹ cho sinh viên vay để học tập (mở rộng diện sang toàn bộ sinh viên nông thôn, tăng lƣợng vay, thời gian vay); xây dựng quỹ cho trí thức trẻ vay lập nghiệp ở nông thôn (xây dựng doanh nghiệp, xây dựng trang trại, mở dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ phục vụ đời sống,…); trợ cấp cho trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, hiệp hội, cộng đồng, thu hút trí thức trẻ về nông thôn làm việc, hình thành đội ngũ dịch vụ kỹ thuật cho mình (khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y,…). UBND thành phố Đà Nẵng cần ƣu tiên, tuyển dụng, thu hút các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, công nghệ cơ giới hóa nông nghiệp, các cán bộ quản lý nông nghiệp

cho vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao. Thu hút sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi trong các ngành công nghệ sinh học, công nghệ hóa thực phẩm, chế tạo cơ khí về làm việc tại các hợp tác xã trên địa bàn thành phố.

Xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn. Tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Xây dựng các trung tâm đào tạo quy mô quốc gia để đào tạo cán bộ phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn (có thể dựa trên cơ sở hệ thống các trƣờng cán bộ quản lý nông nghiệp). Trong chƣơng trình phát triển nông thôn mới, hình thành hệ thống các ban quản lý phát triển nông thôn từ cộng đồng thôn bản và xây dựng chƣơng trình đào tạo cho đội ngũ này gắn với nội dung phát triển nông thôn qua từng giai đoạn. Phối hợp với trung tâm Công nghệ sinh học và Trung tâm nguồn nhân lực để bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ kỹ thuật cho các hợp tác xã.

Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nƣớc, quản lý ngành. Trên cơ sở xác định và xây dựng tầm nhìn của các cơ quan quản lý nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp, từng bƣớc xác định lại chức năng nhiệm vụ để hình thành tiêu chuẩn mới của đội ngũ cán bộ. Từ đó rà soát, có kế hoạch bố trí, đào tạo và thu hút nhân tài, thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ theo hƣớng chuyên nghiệp, chất lƣợng cao, gọn nhẹ, tập trung vào các hoạt động quản lý nhà nƣớc (xây dựng chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, quản lý tiêu chuẩn, giám sát thực hiện,…).

3.2.3. Hoàn thiện quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp xuất nông nghiệp

Quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc định hƣớng phát triển ngành sản xuất nông nghiệp. Do đó giải pháp này cần đƣợc quan tâm và chú trọng. Làm tốt công tác quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp sẽ

góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng.

Trƣớc mắt Đà Nẵng cần nhanh chóng thực hiện quy hoạch các vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030; Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch đã đƣợc phê duyệt và đề xuất xây dựng mới các quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành quản lý gắn với chiến lƣợc, nhiệm vụ ứng dụng công nghệ cao; tăng cƣờng công tác quản lý, giám sát và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với quy hoạch.

Công khai quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của thành phố, tuyên truyền và vận động hộ nông dân, các chủ trang trại và các nhà đầu tƣ thực hiện theo đúng quy hoạch. Việc công khai quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn rất quan trọng do đó cần phải phổ biến rộng rãi quy hoạch ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn của thành phố cho các tổ chức và cá nhân tiếp cận để họ phát triển đúng với quy hoạch đề ra.

Thƣờng xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới, đồng thời triển khai các quy hoạch chi tiết nhƣ quy hoạch sử dụng đất, định hình quy mô các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đƣợc chọn.

Quy hoạch, bố trí vốn đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cung cấp điện nƣớc, cơ sở cung ứng giống cây, con, cơ sở chế biến sản phẩm … nhằm bảo đảm đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất.

Để làm tốt công tác quy hoạch, Thành phố Đà Nẵng cần kêu gọi sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp làm sao quy hoạch vùng ứng dụng công nghệ cao phát huy hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng.

3.2.4. Tăng cƣờng hỗ trợ, tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nƣớc về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là giúp ngƣời dân tiếp cận đƣợc với công nghệ cao, hiện đại để từ đó giúp ngƣời dân nắm bắt đƣợc với công nghệ mới và từng bƣớc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Để làm tốt nội dung này thì các cấp chính quyền tại Đà Nẵng cần làm tốt công tác tăng cƣờng hỗ trợ, tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật cho các tổ chức, cá nhân về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Để làm tốt giải pháp này Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn phối với với Sở khoa học và Công nghệ cùng các Sở, ban ngành khác xây dựng các nội dung chƣơng trình tập huấn, hƣớng dẫn kỹ thuật cho ngƣời dân để họ nắm bắt đƣợc kỹ thuật, công nghệ để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Tăng cƣờng giới thiệu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng về các thành tựu ứng dụng công nghệ và phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đến mọi tầng lớp nhân dân.

Đà Nẵng có gần 30% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 79)