Phân loại các loại hình cho vay đối với khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh bắc đắk lắk (Trang 25 - 27)

7. Tổng quan tài liệu

1.2.3. Phân loại các loại hình cho vay đối với khách hàng cá nhân

a. Phân loại theo mục đích vay

- Cho vay mục đích sản xuất kinh doanh: là loại cho vay nhằm bổ sung vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay các hộ gia đình.

- Cho vay mục đích tiêu dùng: là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cƣ. Khách hàng vay là những ngƣời có thu nhập không cao nhƣng ổn định, chủ yếu là công nhân viên chức hƣởng lƣơng và có việc làm ổn định. Số lƣợng khách hàng vay thƣờng rất lớn.

b. Phân loại theo thời hạn khoản vay

Theo tiêu thức này, ngân hàng có thể quản lý tốt hơn về mặt thời gian của các khoản vay nhƣ là thời hạn giải ngân, thời hạn thu nợ… Qua đó các ngân hàng có thể quản lý tốt khả năng thanh khoản của chính mình. Theo thời hạn khoản vay có thể chia thành:

- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống, mục đích của loại vay này thƣờng là nhằm tài trợ cho những thiếu hụt tài chính tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng gia đình. Hoạt động cho vay cá nhân chủ yếu là cho vay ngắn hạn vì nó

phục vụ nhu cầu tiêu dùng cần thiết cho cá nhân và hộ gia đình. Rủi ro cho ngân hàng là khá nhỏ khi vay ngắn hạn, vì trong thời hạn ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có ngân hàng cũng có thể dự tính đƣợc.

- Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định hoặc phục vụ cho nhu cầu vốn có thời hạn tƣơng đối dài nhƣ mua ô-tô, xây dựng nhà ở.

- Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm, mục đích của loại cho vay này thƣờng là nhằm tài trợ đầu tƣ vào vào các dự án đầu tƣ, mua nhà ở, đất đai…Nhìn chung cho vay dài hạn tiểm ẩn nhiều rủi ro cho NH.

c. Phân loại theo phương thức cho vay

- Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép ngƣời vay đƣợc chi trội (vƣợt) trên số dƣ tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này đƣợc gọi là hạn mức thấu chi.

- Cho vay trực tiếp từng lần (cho vay từng món): là hình thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phƣơng án sử dụng vốn vay. Đây là hình thức tƣơng đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thƣờng xuyên, không có điều kiện để đƣợc cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thƣơng mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh.

- Cho vay theo hạn mức: là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dƣ tối đa tại thời điểm tính. Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mƣợn thƣờng xuyên, vốn vay

tham gia thƣờng xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh.

- Cho vay trả góp: là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận. Ngân hàng thƣờng cho vay trả góp đối với ngƣời tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Đây là loại hình cho vay có rủi ro cao do khách hàng thƣờng thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp, vì vậy nên lãi suất cho vay trả góp thƣờng là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.

d. Phân loại theo mức độ tín nhiệm khách hàng

- Cho vay không có tài sản đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của ngƣời khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay.

- Cho vay có tài sản đảm bảo: khách hàng có thể bảo đảm bằng nhiều loại tài sản khác nhau, có thể bảo đảm bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay của Ngân hàng hoặc bảo đảm bằng tài sản khác của mình.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh bắc đắk lắk (Trang 25 - 27)