Kiến nghị với các cơ quan khác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh bắc đắk lắk (Trang 106 - 111)

7. Tổng quan tài liệu

3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan khác

- Nhà nƣớc cần xây dựng hành lang pháp lý an toàn: về luật nhà ở, luật dân sự,… nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi của ngƣời đi vay và Ngân hàng.

- Phòng công chứng và phòng đăng ký giao dịch bảo đảm là hai bộ phận có vai trò quan trọng hỗ trợ Ngân hàng trong xác minh hành vi thế chấp, cầm

cố tài sản giữa khách hàng và ngân hàng, là cơ sở pháp lý cho việc tố tụng sau này. Do vậy, Nhà nƣớc cần có biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ thuộc cơ quan công quyền.

- Các cơ quan tƣ pháp cần triệt để cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, đồng thời có các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc thực thi trách nhiệm dân sự của khách hàng trong việc thi hành các quyết định của tòa án liên quan đến hoạt động vay vốn ngân hàng.

- Chính phủ cần có biện pháp nghiêm minh xử lý hành vị tham nhũng của cán bộ dƣới mọi hình thức, tránh hiện tƣợng lạm dụng chức vụ ảnh hƣởng đến lợi ích của Nhà nƣớc.

- Bên cạnh các biện pháp xử phạt, Chính phủ cần có chính sách khen thƣởng đối với những lãnh đạo, cán bộ xuất sắc hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong Chƣơng 3, luận văn đã nêu lên một số vấn đề cơ bản sau:

-Đƣa ra các căn cứ để đề xuất giải pháp bao gồm phân tích cơ hội thách thức mà Chi nhánh phải đối mặt trong hoạt động cho vay KHCN hiệ nay, phân tích lợi thế cạnh tranh của Chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn cũng nhƣ nêu ra định hƣớng trong hoạt động cho vay KHCN của Chi nhánh trong thời gian tới.

-Qua đó, đề xuất 8 giải pháp đề khắc phục các hạn chế, hoàn thiện hơn hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh nhằm phát triển hơn nữa hoạt động này thông qua việc tăng quy mô cho vay, số lƣợng khách hàng, cũng nhƣ kiểm soát tốt chất lƣợng tín dụng.

-Luận văn cũng đề xuất các kiến nghị với BIDV hội sở, với Ngân hàng nhà nƣớc, cũng nhƣ Chính phủ và Cơ quan ban ngành khác. Các kiến nghị này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các giải pháp đã đề xuất.

KẾT LUẬN

Trong xu hƣớng phát triển Ngân hàng bản lẻ theo hƣớng hiện đại thì hiện nay các ngân hàng luôn chú ý tập trung vào việc phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ để phục vụ tốt nhất cho đối tƣợng khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Một trong số các hoạt động mà ngân hàng quan tâm và cũng mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng đó là hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng, tác giả đã tiến hành nghiên cứu phân tích hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh BIDV Bắc Đăk Lăk. Qua quá trình nỗ lực nghiên cứu, luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:

-Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về NHTM, về hoạt động cho vay KHCN của NHTM.

-Phân tích, luận giải các vấn đề về phân tích hoạt động cho vay KHCN. -Phân tích thực trạng của hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh BIDV Bắc Đăk Lăk, từ đó rút ra các mặt đạt đƣợc, các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó.

-Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay KHCN tại Chi nhánh BIDV Bắc Đăk Lăk.

-Đề xuất các kiến nghị với BIDV hội sở, với Ngân hàng nhà nƣớc, cũng nhƣ Chính phủ và Cơ quan ban ngành khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các giải pháp đã nêu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt

[1] Báo cáo tổng kết hàng năm (2012-2013-2014) và định hƣớng bán lẻ của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Bắc Đắk Lắk

[2] Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm của đoàn ĐBQH Đăk Lăk

[3] Nguyễn Ngọc Lê Ca (2009), Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

[4] PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn – (2009) , Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại,

NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[5] PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2009), Ngân hàng thương mại, NXB giao thông vận tải.

[6] Nguyễn Thị Hằng (2009), Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỷ thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

[7] TS. Nguyễn Minh Kiều, (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng, NXB tài chính.

[8] TS Nguyễn Thanh Liêm – ThS. Nguyễn Nguyễn Thị Mỹ Hƣơng (2009),

Quản trị tài chính, NXB thống kê. [9] Luật tổ chức tín dụng (2010).

[10] TS. Nguyễn Hòa Nhân (2012), Giáo trình tài chính tiền tệ, NXB tài chính.

[11] Quy định 6959/QĐ-NHBL2 ngày 24 tháng 11 năm 2014 của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam “V/v cấp tín dụng bán lẻ”.

[12] Quy định 2333/QĐ-NHBL2 ngày 16 tháng 07 năm 2012 của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam “V/v Cho vay cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh”;

[13] Quy định 3979/QĐ-PC ngày 13 tháng 07 năm 2009 của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam “V/v giao dịch bảo đảm trong cho vay”; [14] Sổ tay tín dụng BIDV.

[15] Thông tin Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (2012-2013-2014)

[16] Vũ Thị Thoa (2008), Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

II. Thông tin trên các website

[17] www.gso.gov.vn Tổng cục Thống kê

[18] www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam

[19] www.bidv.com.vn Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam [20] www.dddn.com.vn Diễn đàn doanh nghiệp

[21] www.economy.com.vn Thời báo kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh bắc đắk lắk (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)