Các nhân tố nội tại của ngân hàng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đăk lắk (Trang 34 - 37)

6. Tổng quan tại liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố nội tại của ngân hàng

a. Nguồn vốn đầu tư

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử luôn đòi hỏi phải có sự đầu tƣ về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị làm việc, đầu tƣ về phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực.

Do đó, yêu cầu về vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ñối với ngân hàng. Điều này phụ thuộc rất lớn vào khả năng tài chính của mỗi ngân hàng.

b. Nguồn nhân lực

Dịch vụ ngân hàng điện tử cũng cần đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình và đƣợc đào tạo tốt về công nghệ thông tin và truyền thông ñể cung cấp các ứng dụng cần thiết, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ và chuyển giao các tri thức kỹ thuật thích hợp. Thiếu các kỹ năng để làm việc trên Internet và làm việc với các phƣơng tiện hiện đại khác, hạn chế về khả năng sử dụng tiếng Anh - ngôn ngữ căn bản của Internet cũng là những trở ngại cho việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

c. Công tác đảm bảo an toàn bảo mật và phòng ngừa rủi ro

Giao dịch dựa trên các phƣơng tiện thông tin ñiện tử đặt ra các đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn. Khi làm việc với các phƣơng tiện điện tử nhƣ điện thoại, Intenet, máy rút tiền nhiều khách hàng lo sợ thông tin dễ bị đánh

cắp nhƣ mã số tài khoản cá nhân, mật khẩu, mã PIN… Do đó cần có hệ thống an ninh điện tử để bảo đảm an toàn cho ngân hàng cũng nhƣ khách hàng khi sử dụng dịch vụ nhƣ phần mềm mã khóa, bức tƣờng lửa, chữ ký ñiện tử… Đồng thời hệ thống ngân hàng cần nâng cao năng lực quản trị và phòng ngừa rủi ro.

d. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị

Dịch vụ ngân hàng điện tử là một dịch vụ rất mới mẻ ở Việt Nam rất nhiều ngƣời không quan tâm thậm chí chƣa hề biết đến sự tồn tại của dịch vụ này. Vì vậy để phát triển dịch vụ này cần có các hoạt động quảng cáo, khuyếch trƣơng để tạo sự quan tâm cũng nhƣ chấp nhận sử dụng của khách hàng

e. Khả năng cung ứng dịch vụ

Ngân hàng phải tạo cho khách hàng cảm nhận đƣợc sự sẵn sàng phục vụ dịch vụ của ngân hàng. Điều đó thể hiện thông qua sự nhiệt tình và sẵn sang của nhân viên trong việc giúp đỡ cũng nhƣ giải quyết các vấn đề nhanh gọn và kịp thời cho khách hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã nêu khái quát những khái niệm cơ bản cũng nhƣ các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử, đƣa ra một bức tranh tổng quan về sự phát triển của Ngân hàng điện tử tại các NHTM Việt Nam. Với những tiện ích, ƣu điểm của các sản phẩm Ngân hàng điện tử cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, để phát triển dịch vụ Ngân hàng hiện đại này cũng cần có sự hiểu biết, chấp nhận của khách hàng, đồng thời vấn đề về pháp lý và công nghệ cũng góp phần không kém trong việc triển khai thành công dịch vụ Ngân hàng điện tử.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh đăk lắk (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)