Các mô hình Hợp tác xã trên địa hàn tinh Đồng Tháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 47)

7. Kết cấu của luận vãn

2.2.6 Các mô hình Hợp tác xã trên địa hàn tinh Đồng Tháp

- Đồng Tháp là địa phương đi đầu trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, với mục tiêu giúp người nông dân giam giá thành trong canh tác, nâng cao chất lượng nông sàn. Từ định hướng đó, thời gian qua, ngành nông nghiệp thực hiện và nhân rộng các mô hình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sàn xuất, chú trọng việc liên kết sản xuất gẳn với tiêu thụ... Từ phương châm “buôn có bạn, bán có phường”, nhiều nông dân tại Đồng Tháp đang liên kết thành lập các hội quán, rồi trên cơ sở đó thành lập Hợp tác xà hướng đến phát triển sàn xuất an toàn, nâng cao lợi ích kinh tế, bao vệ môi trường sinh thái. Tại đây xuất hiện rất nhiều mô hình Hợp tác xà đặc biệt, mang lại nguồn thu cao cho bà con trong Hợp tác xà. Các mô hình kinh tế chia sẻ sư dụng các trang mạng xà hội,

- các kênh thông tin Online để kinh doanh và quáng bá sản phẩm nông nghiệp đang mơ ra hướng đi đầy triển vọng cho người nông dân.

2.2.6.1. Mô hình “Cây xoài nhà tôi” của Hợp tác xã Xoài Mỹ Xương, huyện Cao Lành

- Mô hình được thực hiện từ năm 2016 theo hình thức kinh doanh Online, giúp nhà vườn hình thành kênh tiêu thụ mới. Khách hàng chì cần một vài thao tác “click chuột” là có thề sở hừu được 1 cây xoài ưng ý. Khách hàng có thể theo dõi thông tin tình trạng cây xoài và được trái nghiệm hái trái khi cây đến mùa thu hoạch. Tính tới năm 2019, Hợp tác xà này đà bán được 340 cây với doanh thu khoáng 1,3 tỷ đồng. Hiện trên địa bàn có gần 30 thành viên tham gia mô hình này.

- Nhừng cây xoài được chọn đưa rao bán đảm bào các tiêu chí cho trái đều, sinh trướng tốt và đặc biệt được trồng theo tiêu chuấn VietGAP. Tuy nhiên, để tạo sự tin tướng cho khách hàng về chất lượng trái xoài nhà tôi, hiện tại, địa phương đang nâng cấp trang web xoaicaolanh.com.vn để việc truy cập trờ nên thuận tiện, dề dàng hơn, góp phần thông thương hóa quá trình giao dịch giừa người mua và người bán. Đối với các sản phấm xoài, huyện cũng đang phối hợp cùng các đơn vị từng bước ứng dụng công nghệ blockchain nhằm chứng minh thông tin sán phấm.

2.2.6.2. Mô hình “Ruộng nhà mình” tại Hợp tác xà Thuận Tiến, huyện Cao Lành

- Đề bứt lên trong xu thế phát triển chung cua khoa học công nghệ, Hợp tác xà Thuận Tiến (xà Gáo Giồng, huyện Cao Lành, tinh Đồng Tháp) đang có nhừng cách làm hay, liên tục đồi mới quy trình sàn xuất, đề từ đó tạo ra nhừng lợi ích toàn diện về kinh tế, môi trường sinh thái. Nhừng năm qua, để phát triển bền vừng, Hợp tác xà Thuận Tiến đà ứng dụng phương pháp bón phân thông minh và sừ dụng máy cấy hiện đại có chức năng cùng lúc thực hiện 3 công đoạn gồm cấy lúa, bón phân và phun thuốc diệt cò, diệt ốc, giúp tiết kiệm chi phí, giảm thiểu ô nhiềm môi trường. Ngoài ra, Hợp tác xà này còn trang bị hệ thống

- cam ứng mực nước thông minh để giúp nông dân theo dõi mực nước cần sừ dụng cho lúa. Nông dân bơm nước vào hay rút nước ra sè thao tác bằng cách điều khiển qua điện thoại thông minh. Bên cạnh đó, Hợp tác xà Thuận Tiến còn đầu tư thừ nghiệm máy bay phun thuốc trên đồng ruộng. Đây là phương thức giúp Hợp tác xà giám công lao động, tiết kiệm chi phí và đặc biệt là giám lượng thuốc góp phần bao vệ môi trường sinh thái.

- Việc tiết kiệm tới 30% lượng thuốc giúp Hợp tác xà giam thiểu dư lượng ra môi trường, bào vệ sức khóe cho người sản xuất. Đồng thời, các loại thuốc bao vệ thực vật cùng được Hợp tác xà lựa chọn kỹ lường theo danh mục cho phép. Kết qua canh tác cho thấy, sán xuất lúa công nghệ cao giúp thành viên Hợp tác xà giam thiểu lượng giống, chi khoáng 8 kg/công. Năng suất bình quân đạt 7 - 8 tấn lúa tươi/ha, chi phí sản xuất giam 45 - 50% so với phương thức canh tác cũ, dam bao lợi nhuận cao cho người sán xuất.

- Với mô hình “Ruộng nhà mình” có ứng dụng công nghệ trong sân xuất. Theo đó, được sự hồ trợ cua chính quyền địa phương, Hợp tác xà phối hợp với Công ty Lương thực Đồng Tháp thực hiện mô hình cánh đòng lý tương 21 ha từ năm 2018. Năm 2019, diện tích mô hình cánh đồng lý tướng cùa Hợp tác xà nâng lên 24 ha với sự tham gia cùa 7 hộ thành viên. Đại diện Hợp tác xà cho biết đây là mô hình sán xuất lúa theo hướng an toàn, với quy trình từ gieo cấy đến thu hoạch có kiểm soát chặt chẽ. Cụ thể, thành viên Hợp tác xà thực hiện cấy cơ giới 60kg/ha giống lúa xác nhận (giống lúa chất lượng cao), kết hợp với bón vùi phân thông minh, chi bón một lần cho suốt vụ. Đặc biệt, toàn bộ sản phẩm cùa mô hình sẽ được Công ty Lương thực Đồng Tháp bao tiêu, đóng gói với thương hiệu “Ruộng nhà mình” cung cấp cho thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường Hà Nội.

2.2.6.3. Mô hình nuôi tôm càng xanh tại Hợp tác xà Nhị Mỹ, Huyện Cao Lãnh

- Đi lên từ mô hình Tồ hợp tác, đến năm 2015, Hợp tác xà Nhị Mỹ ra đời, tiếp tục áp dụng nhừng phương pháp sản xuất tiên tiến vào phát triển thủy sán.

- Hợp tác xà hiện có 52 thành viên với 160ha nuôi tôm càng xanh. Tôm càng xanh là vật nuôi phù hợp với độ mặn 4-10 phần nghìn. Giá trị kinh tế của tôm càng xanh mang lại cao, ít vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ tốt. Đây là nhừng tín hiệu tích cực để Hợp tác xà phát triền mô hình sân xuất.

- Tháng 5/2015, Hợp tác xà ra đời, bước đầu huy động vốn điều lệ được hơn 100 triệu đồng, kinh doanh trên lĩnh vực liên kết sản xuất và tiêu thụ tôm, dịch vụ cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y cho các thành viên. Được sự giúp đờ của Trạm Khuyến nông huyện Cao Lành, Hợp tác xà đã thực hiện nghiêm túc từ khâu chọn con giống, kỳ thuật xư lý ao, thà con giống và chăm sóc tôm nuôi theo từng giai đoạn đến khi thu hoạch, đà giúp giám thiểu dịch bệnh, giám chi phí, năng suất đạt xấp xi 5 tắn/ha/vụ, tăng gần gấp 3 lần so với nuôi tôm không theo tiêu chuẩn VietGAP. Với mong muốn phát triển sán xuất, mờ rộng diện tích, đem lại hiệu qua hơn nừa trong nuôi tôm, Hợp tác xà đang đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện cơ sơ hạ tầng, tạo thuận lợi cho việc trao đồi hàng hóa và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Hợp tác xà ký kết với các công ty bao tiêu tôm với giá ồn định. Để bao đảm nguồn nguyên liệu, Hợp tác xà đà tăng cường tập hợp thêm các hộ nuôi tôm, phối hợp với các nhà chuyên môn, hướng dẫn kỳ thuật nuôi tôm càng xanh cho nông dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)