0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Quản lý chất lượng sản xuất:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH ĐỀ TÀI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (Trang 56 -62 )

3. Xây dựng chiến lược sản xuất điều hành cho Công ty Cổ phần Xuất Nhập

3.10 Quản lý chất lượng sản xuất:

3.10.1 Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty

Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản xuất: HACCP (Công ty đã áp dụng từ năm 1997), ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000), Safe Quality Food 2000 (SQF 2000), Global Standard For Food Safety (BRC), ISO 17025:2005, ISO 14001:2004.

Hệ thống HACCP Hình 3.6: Mô hình QLCL- HACCP 56 Tiêu chuẩn Thực hiện đúng tiêu chuẩn Kiểm chứng thử nghiệm kiểm định đo lường xem xét Tác động

ngược Bỏ hoặc xử lý lại

Kiểm tra Kiểm chứng không phù hợp Đạt

Mô hình này xác định và kiểm soát các điểm có nguy cơ nhiễm bẩn trong quá trình chế biến thực phẩm, được áp dụng phù hợp với các doanh nghiệp quy mô có thể nhỏ vừa hoặc lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm. Đặc biệt áp dụng HACCP là yêu cầu bắt buộc đối với sản phẩm thuỷ sản muốn xuất sang thị trường Mĩ và EU.

Khi áp dụng HACCP phải đảm bảo 7 nguyên tắc sau: • Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối nguy hại.

• Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát giới hạn (CCPS) • Nguyên tắc 3: Xác lập các ngưỡng tới hạn.

• Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát điểm tới hạn (CCPA) • Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động cần thiết phải tiến hành khi hệ

thống giám sát cho thấy một điểm kiểm soát tới hạn không được kiểm soát.

• Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định rằng hệ thóng HACCP đang hoạt động có hiệu quả.

• Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với nguyên tắc trên và áp dụng chúng.

Hiện nay việc áp dụng hệ thống HACCP đang được một số bộ, ngành nghiên cứu tại Việt Nam và là vấn đề cấp bách mà bộ thuỷ sản đang quan tâm. Việc áp dụng HACCP là cần thiết bởi nó không chỉ để an toàn vệ sinh đối với hàng hoá trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất với sản lượng lớn.

- Từ năm 2005, công ty được cấp chứng nhận Global Standard For Food Safety và Safe Quality Food 2000. Đây là những công cụ hữu ích và quan trọng để đánh giá mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát tập trung vào việc phòng ngừa thay cho việc chỉ kiểm tra thành phẩm. Nhờ vậy các sản phẩm thủy sản đông lạnh của Công ty Agifish đã đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng Mỹ và Châu Âu. Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code: DL07, DL08, DL09, DL360. Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng người Hồi giáo.

- Về nhân sự, Agifish đã có trên 100 cán bộ nhân viên có chứng chỉ quản lý chất lượng do các tổ chức trong và ngoài nước cấp. Ngoài ra, Công ty cũng thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật (KCS) đi dự các lớp đào tạo về chương trình quản lý chất lượng; bên cạnh đó cũng đã mời các chuyên gia tư vấn của FDA (Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ) đến làm việc tại Công ty để góp ý về chương trình HACCP của Công ty.

Để đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh trong sản xuất, Công ty trang bị phòng kiểm nghiệm. Kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh theo tiêu chuẩn của EU: TPC, Colifomrs, Stap, Enterro Ecoli, Sal, Listeria, Vibrio và các hóa chất kháng sinh cấm như: Chloramphenicol, Nitrofuzan, Nhóm Fluoroquinolones, Malachite Green và Leuco Malachite Green, nhằm kịp thời chấn chỉnh hoặc khuyến cáo nếu bị nhiễm vi sinh.

Ngoài ra, Công ty còn đầu tư hệ thống xử lý nước thải hiện đại cho các xí nghiệp chế biến. Đồng thời kết hợp với các ngành chức năng của địa phương giúp ngư dân thực hiện tốt các quy định về việc bảo vệ môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường nuôi, tạo sản phẩm cá nuôi có chất lượng ngày càng tốt hơn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

- Đối với nguyên liệu đầu vào, mỗi lô nguyên liệu trước khi thu hoạch được phòng kiểm nghiệm của công ty lấy mẫu kiểm tra đạt yêu cầu về dư lượng hóa chất kháng sinh cấm theo qui định hiện hành của Bộ Thủy Sản và phải kèm theo tờ cam kết và tờ khai xuất xứ nguyên liệu; ngoài ra cá nguyên liệu phải còn sống khi đến nhà máy, không có dấu hiệu bị bệnh, không được sử dụng thuốc kháng sinh trong vòng 28 ngày trước khi thu hoạch để đảm bảo an toàn thực phẩm; đồng thời đảm bảo đúng kích cỡ theo hợp đồng;

- Đối với thành phẩm, bộ phận KCS sẽ kiểm tra chất lượng theo những tiêu chuẩn sau:

+ Đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng; + Đảm bảo đúng kích cỡ trọng lượng tịnh;

+ Có giá trị cảm quan: màu trắng đẹp, mùi tự nhiên, vị ngọt, cơ cấu thịt săn chắc không lẫn tạp chất;

+ Nhiệt độ trung tâm sản phẩm ≤ –18 C;

+ Theo đúng cơ cấu hợp đồng đã được xác nhận giữa khách hàng, thị hiếu, thị trường và Công ty.

3.10.2 Định hướng quản lý chất lượng của công ty

Tiếp tục áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng hiện hành do đã đáp ứng tốt những tiêu chuẩn chất lượng đối với cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các yêu cầu về đảm báo chất lượng cho sản phẩm, đổi mới đi đôi với hoàn thiện hệ thống các SOP, các văn bản hướng dẫn thao tác, chẳng hạn như các yêu cầu về kiến trúc xây dựng, sửa chữa và bảo trì nhà xưởng, máy móc định kỳ, các quy trình sản xuất và quy trình vệ sinh, chế độ vệ sinh, dụng cụ vệ sinh, bố trí mặt bằng, tồn trữ, xử lý chất thải….luôn có sự kiểm tra, giám sát trong suốt quá trình thực hiện các hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng.

Bên cạnh đó, công ty cũng cần có sự bám sát thực tiễn, theo dõi những quy định mới của Nhà nước về an toàn, vệ sinh thực phẩm và an toàn vệ sinh lao động để có những điều chỉnh kịp thời. Song song đó là sự hợp tác với các đối tác, luôn trao đổi, học hỏi và nâng cao chất lượng trong từng sản phẩm, khuyến khích nhân viên có những cải tiến trong thực hiện và đảm bảo chất lượng, hành động đúng ngay từ đầu, thực hiện tốt những chương trình đào tạo, tái đào tạo nhân viên về quản lý chất lượng.

Học tập nâng cao tay nghề của cán bộ quản lý chất lượng đồng thời tìm hiểu và học hỏi những hệ thống quản lý chất lượng mới và hiệu quả trong nước cũng như trên thế giới. Xây dựng mối quan hệ lâu dài, hợp tác và bền vững với những nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, những nhà cung ứng hóa chất, bao bì nhằm đảm bảo sự ổn định đầu vào hạn chế những thay đổi có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm.

Để luôn tồn tại, phát triển mạnh mẽ và tạo niềm tin nơi khách hàng, không có gì khác hơn là đảm bảo và giữ vững chất lượng, có chất lượng tạo nên thành công. Để thành công như ngày hôm nay, AGIFISH vẫn xem chất lượng là yếu tố ưu tiên hàng đầu. “Chất lượng là thành công”.Trong những năm tới, công ty vẫn sẽ tiếp tục tập trung sản xuất với phương châm: “Đảm bảo và luôn nâng cao chất lượng nguyên liệu”.

KẾT LUẬN

Một chiến lược sản xuất điều hành tốt sẽ giúp công ty kinh doanh tốt trong việc tối thiểu hóa chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện nay. Chiến lược sản xuất điều hành tại công ty CP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang đã làm được điều đó. Tất cả các khâu trong quy trình sản xuất được công ty đặc biệt quan tâm và làm tốt. Chính vì vậy mà sản phẩm của công ty được người tiêu dùng tin tưởng vì sản phẩm

được sản xuất theo công nghệ khép kín, kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào và áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP và một số tiêu chí khác.

Bên cạnh đó, việc quản trị sản xuất điều hành còn giúp công ty điều phối các yếu tố sản xuất một cách linh hoạt tùy theo từng thời kỳ như việc quản trị hàng tồn kho, quản trị sản phẩm,…theo từng giai đoạn phát triển của công ty. Do đó, mặc dù việc kinh doanh trong ngành thủy hải sản đang cạnh tranh gay gắt nhưng công ty vẫn đứng vững trên thương trường và khẳng định được vị thế của mình trong lòng người tiêu dùng trong và ngoài nước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang – Báo cáo thường niên – Năm 2010.

2) Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang – Báo cáo thường niên – Năm 2011.

3) Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang – Báo cáo thường niên – Năm 2012.

4) Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang – Bản cáo bạch – Năm 2007.

5) PGS. TS. Hồ Tiến Dũng – Quản trị điều hành – Nhà xuất bản Lao động – Năm 2012.

6) Tác giả khuyết danh- Đề tài Chiến lược phát triển công ty thủy sản An Giang 2010-2020 – Năm 2009.

7) Website Bộ công thương – http://www.moit.gov.vn.

8) Website Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang – www.agifish.com.vn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH ĐỀ TÀI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (Trang 56 -62 )

×