0
Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Chiến lược thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH ĐỀ TÀI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (Trang 38 -47 )

3. Xây dựng chiến lược sản xuất điều hành cho Công ty Cổ phần Xuất Nhập

3.6. Chiến lược thu mua nguyên vật liệu cho sản xuất:

3.6.1. Khái niệm nguyên liệu thủy sản

Nguyên liệu là một trong ba yếu tố cơ bản (sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động) của quá trình sản xuất. Nó cũng là cơ sở để hình thành nên sản phẩm mới.

Nguyên liệu thủy sản là các động thực vật sống trong môi trường nước, được khai thác, sản xuất ra và tiếp tục đưa vào quá trình sản xuất, chế biến. Trong quá trình sản xuất thì nguyên liệu chỉ tham gia vào một chu trình sản xuất, chúng bị hao mòn toàn bộ và thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm. Về mặt giá trị thì nguyên liệu chuyển toàn bộ phần giá trị vào sản phẩm mới tạo ra.

Nguồn nguyên liệu thủy sản của nước ta rất phong phú và đa dạng , bao gồm nguồn lợi thủy sản nước ngọt và hải sản. Nguyên liệu thủy sản không chỉ có ở tự nhiên mà nó còn có một lượng lớn trong nuôi trồng Hiện nay nguồn nguyên liệu thủy sản nuôi trồng chiếm vai trò quan trọng đóng góp vào thủy sản hàng năm của nước ta

3.6.2. Đặc điểm nguyên liệu thủy sản

3.6.2.1.Khả năng phục hồi nguồn nguyên liệu thủy sản:

Phụ thuộc vào giống loại thủy sản, môi trường, khí hậu, thời tiếc, dòng chảy, cường độ khai thác của con người…Vì vậy để có nguồn nguyên liệu ổn định

cho sản xuất, chúng ta cần phải biết khai thác một cách hợp lý, chủ động áp dụng nhiều biện pháp trong việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

3.6.2.2.Tính thời vụ

Đây là đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đếnq quá trình sản xuất và xuất khẩu thủy sản. Do tập quán sinh sống và đặc điểm sinh học của các loài nguyên liệu thủy sản, cùng với sự thay đổi có tính chất chu kỳ trong năm do các điều kiện thủy lý, thủy hóa… của môi trường sống tạo nên sự biến động sản lượng, cơ sở nguyên liệu thủy sản vốn có tính chất chu kỳ này.

Đặc tính mùa vụ của cơ sở nguyên liệu nhà nhân tố chủ yếu gây nên tính mùa vụ của nguyên liệu thủy sản , đặc điểm này gây ảnh hưởng đến nên suất lao động cũng như sản lượng.

Việc nghiên cứu, đánh giá đúng tính mùa vụ có ý nghĩa lớn trong việc tổ chức khai thác, sản xuất. Nắm bắt khả năng khai thác và nuôi trồng từng loại nguyên liệu trong vùng để có kế hoạch chủ động trong việc tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến.

3.6.2.3.Tính biến động của nguồn nguyên liệu:

Do ảnh hưởng của đặc tính mùa vụ mà nguồn nguyên liệu thủy sản luôn có sự biến động theo điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, trong từng mùa vụ, thời tiết, ngư trường, thời gian khác nhau.

3.6.2.4.Sự phân bố không đồng điều của nguyên liệu thủy sản:

Sự phân bố không đều của cơ sở nguyên liệu là căn cứ để thực hiện việc hợp lý hóa cơ cấu đầu tư và xây dựng các trung tâm nghề cá lớn. Việc nắm được các đặc điểm này sẽ cho phép thực hiện phân bố ngành nghề một cách thích hợp.

3.6.2.5.Tính khu vực:

Có đặc trưng theo địa lý. Những nơi có biển, nhiều ao hồ, sông rạch thì những nơi đó có điều kiện phát triển thủy sản. Đặc biệt tùy theo khu vực, từng ngư trường, từng mùa vụ thì có những sản phẩm đó cũng khác nhau. Ví dụ: ở phía Bắc các sản phẩm khai thác chủ yếu là các loại cá nổi, khả năng nuôi trồng thủy sản kém hơn khu vực Trung và phía Nam. Ở phía Nam, sản lượng khai thác chủ yếu là các loại cá đáy. Do vậy, các

cơ sở chế biến thủy sản thường là sản xuất đa dạng các sản phẩm như: cá, tôm, cua, ghẹ, mực,…

3.6.2.6.Đặc tính mau hư hỏng, ươn thối của nguyên liệu:

Nguyên liệu thủy sản phần lớn là động vật, thực vật tươi sống, dễ bị hư hỏng và ươn thối trong quá trình bảo quản và chế biến. Do vậy, việc thu mua, vận chuyển nguyên liệu cần phải có một chế độ bảo quản tốt thì mới đảm bảo được chất lượng của nguyên liệu. Đặc điểm này rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh bởi nó quyết định đến chất lượng sản phẩm, quyết định đến giá thành sản phẩm và giá trị xuất khẩu.

Để khắc phục được đặc điểm này, đòi hỏi trong hoạt động khai thác và chế biến phải tổ chức công tác bảo quản sau thu hoạch, hệ thống dịch vụ hậu cần và công tác thu mua. Trong điều kiện nước ta hiện nay có thể áp dụng các biện pháp kết hợp giữa truyền thống và hiện đại như: phơi khô, ướp muối, ướp bằng đá lạnh hoặc dùng thuốc kháng sinh,…Nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp ướp đá.

3.6.3. Những vấn đề cơ bản về công tác thu mua nguyên vật liệu 3.6.3.1.Vai trò:

Thu mua nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp được sản xuất một cách liên tục, đạt được kết quả cao thì cần phải có nguồn nguyên liệu đầy đủ, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất. Đảm bảo được điều này thì năng suất lao động sẽ tăng và các sản phẩm ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Nếu doanh nghiệp biết cách sử dụng nguyên liệu hợp lý, tiết kiệm thì nó sẽ góp phần không nhỏ vào việc hạ giá thành của sản phẩm, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn.

Về công tác quản lý cũng theo đó mà đạt kết quả tốt hơn. Ví dụ về lao động, thiết bị, vốn, …sẽ ít mất hơn, hao hụt cũng thấp.

Như vậy ta thấy được công tác thu mua nguyên liệu có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có chiến lược cụ thể đẻ thu mua nguyên

liệu trong từng thời điểm khác nhau nhằm đảm bảo sự thành công trong sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu tiếp theo được tốt hơn.

3.6.3.2.Nội dung công tác thu mua nguyên liệu: Thị trường nguyên liệu:

Thị trường nguyên liệu thủy sản là nơi tập trung mua bán các loại nguyên liệu thủy sản. Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục.

Khi nghiên cứu thị trường nguyên liệu cần tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

- Nguồn cung ứng nguyên liệu: cần nắm bắt được các đặc tính của nguồn nguyên liệu để có chính sách thu mua nguyên liệu hợp lý. - Chất lượng nguồn hàng: thu mua được những nguyên liệu có chất

lượng tốt là điều kiện cần thiết để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và có sức cạnh tranh.

- Điều kiện thanh toán: nếu doanh nghiệp có điều điện thanh toán tốt hơn trong thu mua thì doanh nghiệp đó sẽ chiếm ưu thế trong cạnh tranh thu mua, có thể có được những nguyên liệu tốt hơn, số lượng cũng đảm bảo. Và ngược lại nếu điều kiện thanh toán trong thu mua của doanh nghiệp không tốt thì doanh nghiệp có thể không mua được nguyên liệu tốt cũng như là sức cạnh tranh sẽ kém đi.

- Giá cả thu mua: giá thu mua nguyên liệu ảnh hưởng đến giá đầu ra của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp nào mua được giá thấp thì chi phí giá thành của sản phẩm sẽ giảm xuống.

- Chi phí lưu thông: cần nghiên cứu địa bàn thu mua để cho chi phí này là tối thiểu vì chi phí này ảnh hưởng đến chi phí sản xuất.

Kế hoạch thu mua nguyên liệu:

Kế hoạch thu mua nguyên liệu có ý nghĩa quan trọng đối với việc thu mua vì dựa vào đó mà việc tiến hành thu mua được tiến hành hiệu quả hơn. Khi đã có kế hoạch thì tất yếu là đã tính toán trước việc thu mua như thế nào, lượng dự trữ hợp lý, và hơn hết là việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất.

Khi xây dựng kế hoạch thu mua nguyên liệu thì cần căn cứ vào các yếu tố sau:

- Tính mùa vụ của nguyên liệu thủy sản. - Tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Năng lực sản xuất.

- Hệ thống định mức tiêu hao nguyên liệu cho một đơn vị sản phẩm. - Khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường.

- Mức độ khó khăn trong thị trường mua, bán nguyên liệu.

- Tình hình thu mua nguyên liệu của năm trước và các chỉ tiêu kế hoạch trong năm.

- Phương tiện vận chuyển và phương thức thanh toán. - Hệ thống kho tàng hiện có của doanh nghiệp.

Nội dung của kế hoạch tiến độ thu mua nguyên liệu:

- Nêu rõ chủng loại, quy cách từng lợi nguyên liệu cần dùng trong từng thời điểm.

- Xác định thời gian mua, thời gian giao hàng và thời gian sử dụng các loại nguyên vật liệu đó.

Việc tính toán các chỉ tiêu kế hoạch được thực hiện theo hai phương pháp:

- Tính trực tiếp đối với các loại nguyên liệu đã có sẳn định mức theo tiêu hao: lấy số lượng sản phẩm nhân với định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm đó.

- Tính gián tiếp đối với những loại nguyên liệu chưa xây dựng được định mức bằng cách: lấy mức tiêu hao nguyên vật liệu kỳ trước làm gốc nhân với tỷ lệ tăng sản lượng của kỳ cần mua.

Phương thức thu mua nguyên liệu:

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra theo kế hoạch thì doanh nghiệp phải có phương thức thu mua nguyên liệu sao cho đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất. Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức thu mua nguyên liệu sau:

 Thu mua trực tiếp:

Doanh nghiệp sẽ tiến hành trực tiếp thu mua từ ngư dân và nuôi trồng thủy sản bằng nhiều cách khác nhau. Có thể liên lạc trực tiếp với ngư dân hoặc họ sẽ cử người của công ty xuống tận nơi để mua nguyên liệu. Đối với hình thức này thì chỉ áp dụng được với những doanh nghiệp có quy mô lớn vì họ phải ra ngoài khơi mới thu mua được và điều này thì tốn rất nhiều chi phí. Ngoài ra doanh nghiệp còn tổ chức các trạm thu mua tại các địa bàn ngoài tỉnh cùng với sự giám sát của cán bộ thu mua của doanh nghiệp tại địa bàn đó.

- Ưu điểm: thu mua được nguyên liệu với giá thấp.

- Nhược điểm: tốn nhiều chi phái cho công tác thu mua, vì nguồn nguyên liệu thì phân tán rải rác chứ không tập trung. Hơn nữa số lượng thu mua sẽ không được nhiều.

 Thu mua nguyên liệu thông qua trung gian:

Là phương thức mà doanh nghiệp thu mua nguyên liệu qua các nậu, vựa. - Ưu điểm: có thể mua với số lượng lớn, nguồn hàng ổn định hơn thu

mua trực tiếp và chất lượng được đảm bảo hơn. - Nhược điểm: giá của nó sẽ cao hơn thu mua trực tiếp.

Mạng lưới thu mua nguyên liệu:

Mạng lưới thu mua là việc tổ chức lựa chọn địa điểm thu mua khác nhau của doanh nghiệp. Việc xác định địa điểm thu mua trọng yếu là rất quan trọng đối với nguyên liệu nói chung và nguyên liệu thủy sản nói riêng là nguồn nguyên liệu mang tính mùa vụ và phân bố rộng khắp nơi. Vì thế nên việc xây dựng mạng lưới thu mua cần thỏa mãn các yêu cầu:

- Mang tính khoa học. - Cân đối và hợp lý. - Đơn giản và hiệu quả.

- Phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

- Phát huy tính năng động, nhạy bén và tinh thần trách nhiệm của cán bộ thu mua.

Vốn dùng cho thu mua nguyên liệu thường chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nó được xác định bằng công thức sau:

V=∑Qi* Pi Trong đó:

V: vốn dùng cho thu mua nguyên liệu. Qi: sản lượng nguyên liệu loại i.

Pi: giá thu mua nguyên liệu loại i.

Vốn dùng cho công tác thu mua là một bộ phận của vốn lưu động, cho nên hiệu quả thu mua tốt thì sẽ làm giảm bao nhiêu chi phí, và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung.

Giá thu mua nguyên liệu:

Cũng như các mặt hàng khác thì thủy sản cũng chịu sự tác động của thị trường, phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ cung cầu, giá cả của thị trường.

Giá thu mua nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng thu mua, tù đó làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hơn nữa nguyên liệu thủy sản lại mang tính chất mùa vụ, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá của nguyên liệu. Vào mùa vụ thì giá thủy sản tương đối rẻ nhưng những lúc trái mùa thì giá cao vì nguồn nguyên liệu khan hiếm, thêm vào đó là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã làm giá cao lại càng cao hơn.

Chính sự biến động như vậy mà doanh nghiệp cũng khó xác định được giá mua thủy sản cụ thể. Nhiều khi doanh nghiệp thu mua nguyên liệu phải chấp nhận của nhà cung ứng quy định. Hay dựa vào đối thủ cạnh tranh của mình, nếu đối thủ mua với giá thấp thì doanh nghiệp cũng mua với giá thấp, và khi họ nâng giá thì mình cũng buộc phải nâng giá khi doanh nghiệp cần nguồn đầu vào để tiếp tục công việc sản xuất.

Đội ngũ cán bộ thu mua nguyên liệu:

Đội ngũ cán bộ thu mua nguyên liệu là lực lượng lao động cần thiết phục vụ cho công tác thu mua nguyên liệu. Đội ngũ này đóng vai trò rất quan trọng

cho nguồn đầu vào của công ty nên đòi hỏi họ phải có đủ năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm để đảm bảo cho chất lượng và cả số lượng của nguyên liệu thu mua.

Để xác định lượng người đủ cho đội ngũ thu mua thì căn cứ vào các yếu tố sau:

- Khối lượng công việc cần hoàn thành trong kỳ.

- Phân tích công việc làm cơ sở để xác định lượng lao động hao phí cần thiết để hoàn thành khối lượng công việc trong kỳ.

- Trình độ trang bị kỹ thuật và khả năng thay đổi công nghệ. - Cơ cấu tổ chức quản lý.

- Khả năng nâng cao chất lượng và năng suất của nhân viên. - Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Việc trả lương cho lực lượng lao động phục vụ công tác thu mua nguyên liệu cũng giống như việc trả lương cho lực lượng lao động khác. Nó được hình thành trên cơ sở của việc thỏa thuận giữa những người lao động và người sử dụng lao động, phải phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật

3.6.4. Chiến lược nguyên liệu ở Agifish

Cá Basa và đặc biệt là cá Tra là nguyên liệu chính trong hoạt động chế biến thủy sản đông lạnh của Agifish. Nghề nuôi cá, từ chỗ hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn cá giống khai thác tự nhiên đã chuyển sang hoàn toàn chủ động về giống và mở rộng từ nuôi bè sang nuôi ao và nuôi trong quầng đăng, hồ ở các cồn trên sông. Với những ưu thế về đặc tính sinh học như khỏe, dễ nuôi, ít bệnh, dễ sinh sản nhân tạo, thêm vào đó điều kiện thời tiết của vùng đầu nguồn sông Cửu Long khá phù hợp, đảm bảo việc nuôi cá có thể thực hiện quanh năm. Hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu với những ưu đãi của thiên nhiên, môi trường sinh thái phù hợp đã trở thành trung tâm của hoạt động nuôi cá.

Để đáp ứng với những yêu cầu kiểm tra chất lượng sản phẩm để đảm bảo sự an toàn của sản phẩm, quản lý tốt nguồn nguyên liệu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào, Công ty Agifish đã thành lập Liên hợp Sản xuất Cá sạch APPU nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thêm lợi nhuận cho người nuôi cá.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH ĐỀ TÀI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (Trang 38 -47 )

×