Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là Tobin’Q

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 82)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2 Phân tích hồi quy với biến phụ thuộc là Tobin’Q

a. Kết quả hồi quy biến Tobin’Q và các biến độc lập

Thực hiện hồi quy biến phụ thuộc đo lƣờng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp theo các biến độc lập theo phƣơng pháp hồi quy FEM, REM, ta thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.9. Kết quả hồi quy tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp đo lường bằng Tobin’Q

Mô hình FEM Mô hình REM Mô hình OLS Hệ số

hồi quy P-value

Hệ số

hồi quy P-value

Hệ số hồi quy P-value TDTA -0.1064 0.0566 -0.7576 0.1560 -0.8868 0.9061 LTDTA 0.1063 0.0568 0.7566 0.1565 0.8728 0.9076 STDTA 0.1064 0.0566 0.7571 0.1562 0.8766 0.9072 TDTE -0.0179 0.7890 -0.0038 0.9475 0.0598 0.2974 SIZE 0.3585 0.0001 0.1930 0.0001 0.1365 0.0001 GROWTH 0.0141 0.8063 -0.0054 0.9194 -0.0429 0.5595 C 0.2544 0.7171 0.2548 0.0031 -1.4356 0.0120 Tổng số mẫu 200 200 200 Hệ số xác định R2 0.6618 0.4664 0.1076

Ghi chú: Kết quả được chạy từ phần mềm Eviews. Biến Tobin’Q đại diện cho hiệu quả tài chính. Biến TDTA, LTDTA, STDTA, TDTE, SIZE, GROWTH lần lượt đại diện cho tỷ suất nợ, tỷ suất nợ dài hạn, tỷ suất nợ ngắn hạn, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu.

Khi hồi quy các biến TDTA, LTDTA, STDTA, TDTE, SIZE, GROWTH theo Tobin’Q bằng mô hình ảnh hƣởng cố định FEM và mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên REM ta có kết quả sau:

Hệ số xác định R2

là 0.6618 với FEM, điều này cho thấy trong mô hình FEM các biến độc lập giải thích đƣợc 66.18% sự thay đổi của hiệu quả tài chính đo lƣờng bằng Tobin’ Q. Hệ sô xác định R2

là 0.4664 với REM, kết quả hàm ý rằng trong mô hình REM các biến độc lập giải thích đƣợc 46.64% sự thay đổi của Tobin’ Q. Với mô hình OLS, Hệ sô xác định R2

là 0.1076 , kết quả hàm ý rằng trong mô hình OLS các biến độc lập giải thích đƣợc 10.76 % sự biến động của Tobin’ Q.

Theo kết quả hồi quy bằng phƣơng pháp cố định chỉ có biến quy mô doanh nghiệp với P-value = 0.0001 < 0.05 cho thấy biến này có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc Tobin’Q. Đối với mô hình REM hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào biến độc lập quy mô doanh nghiệp (SIZE) với mức P-value là 0.0001 (< 0.05). Kết quả mô hình OLS cho thấy hiệu quả tài chính (Tobin’Q) cũng chỉ phụ thuộc vào biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) với P-value là 0.0001 (<0.05).

Các biến đo lƣờng cấu trúc vốn là Tỷ suất nợ (TDTA), tỷ suất nợ dài hạn (LTDTA), tỷ suất nợ ngắn hạn (STDTA), tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu (TDTE) và biến tăng trƣởng doanh thu (GROWTH) không có tác động đến biến Tobin’Q.

Để đảm bảo mô hình ƣớc lƣợng của nghiên cứu cho ra các ƣớc lƣợng BLUE, chúng ta cần thực hiện kiểm định các giả thuyết của phân tích hồi quy. Sau đó sử dụng sử dụng Kiểm định Lagrangian Multiplier và kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình Pool OLS, mô hình ảnh hƣởng cố định và mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên.

Kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey sẽ đƣợc thực hiện để kiểm định giả thiết không có phƣơng sai sai số thay đổi trong mô hình.

Giả thiết H0: “Không có hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi”, kết quả kiểm định đƣợc trình nhƣ sau:

Bảng 3.10. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi - trường hợp biến Tobin’Q và các biến độc lập

Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey

F-statistic 2.341158 Prob. F(6,193) 0.0632 Obs*R-squared 13.56885 Prob. Chi-Square(6) 0.0648 Scaled explained SS 19.37635 Prob. Chi-Square(6) 0.3520

Ghi chú: Kết quả được chạy từ phần mềm Eviews

P-value của giá trị kiểm định: 0.0648

P-value của giá trị kiểm định lớn hơn mức ý nghĩa 0.05 do đó ta bác bỏ giả thuyết H0 của kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey và kết luận là không có hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi trong mô hình.

c. Kiểm định giả thiết không có tự tương quan

Kiểm định tƣơng quan chuỗi bậc hai - LM Breusch-Godfrey đƣợc thực hiện để kiểm định giả thiết không có tự tƣơng quan trong mô hình với giả thiết H0 “Không có hiện tƣơng tự tƣơng quan bậc 2”, kết quả kiểm định nhƣ sau:

Bảng 3.11. Kết quả kiểm định tự tương quan - trường hợp biến Tobin’Q và các biến độc lập

Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test:

F-statistic 28.93507 Prob. F(2,191) 0.0000

Obs*R-squared 46.50629 Prob. Chi-Square(2) 0.0000

Ghi chú: Kết quả được chạy từ phần mềm Eviews.

P-value của giá trị kiểm định: 0.0000

P-value của giá trị kiểm định nhỏ hơn 0.05 nên ta bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận đối thiết, kết luận rằng có hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mô hình.

d. Kiểm định giả thiết không có đa cộng tuyến

Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến đƣợc thực hiện thông qua hệ số nhân tử phóng đại (VIF).Nếu hệ số này lớn hơn 10 (VIF > 10) thì cần loại bỏ các biến số gây ra đa cộng tuyến hoặc thay thế bởi một biến khác tƣơng đƣơng.Việc kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập giúp nghiên cứu lựa chọn đƣợc một mô hình hoàn chỉnh hơn.

Bảng 3.12. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến– trường hợp biến Tobin’Q và các biến độc lập

Variance Inflation Factors Date: 06/17/17 Time: 20:15 Sample: 1 200 Included observations: 200 Variable Coefficient Variable Uncentered VIF Centered VIF TDTA 1.847514 2.472294 2.475673 LTDTA 1.734893 1.571544 2.380001 STDTA 1.797564 2.061387 2.368122 TDTE 0.087087 1.012285 1.542714 SIZE 0.078604 4.405747 1.265918 GROWTH 0.005422 6.015781 1.007984 C 0.165005 5.384645 NA

Ghi chú: Kết quả được chạy từ phần mềm Eviews. Biến Tobin’Q đại diện cho hiệu quả tài chính. Biến TDTA, LTDTA, STDTA, TDTE, SIZE, GROWTH lần lượt đại diện cho tỷ suất nợ, tỷ suất nợ dài hạn, tỷ suất nợ ngắn hạn, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng doanh thu.

Kết quả kiểm định trên cho thấy các nhân tử phóng đại phƣơng sai đều nhỏ hơn 10, ta kết luận rằng không có hiện tƣợng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.

e. Kiểm định Lagrangian Multiplier

Để kiểm tra xem giữa mô hình FEM và OLS, mô hình nào thích hợp hơn ta thực hiện kiểm định Lagrangian Multiplier với giả thiết:

H0: OLS là mô hình thích hợp hơn mô hình FEM Kết quả kiểm định nhƣ sau:

Bảng 3.13. Kiểm định Lagrangian Multiplier – trường hợp biến Tobin’Q và các biến độc lập

Redundant Fixed Effects Tests Equation: Untitled

Test cross-section fixed effects

Effects Test Statistic d.f. Prob.

Cross-section F 7.454229 (49,144) 0.0000

Cross-section Chi-square 25.627986 49 0.0000

Ghi chú: Kết quả được chạy từ phần mềm Eviews

Theo kết quả kiểm định, P-value = 0.0000 < 0.05, ta bác bỏ giả thiết H0, mô hình FEM chặt chẽ hơn mô hình OLS, vì vậy kết quả hồi quy theo FEM đƣợc lựa chọn.

f. Kiểm định Hausman

Để kiểm tra xem giữa mô hình FEM và REM, mô hình nào thích hợp hơn ta thực hiện kiểm định Hausman với giả thuyết:

H0: FEM là mô hình thích hợp hơn REM. Kết quả kiểm định nhƣ sau:

Bảng 3.14. Kiểm định Hausman – trường hợp biến Tobin’Q và các biến độc lập

Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled

Test cross-section random effects

Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.

Cross-section random 8.903325 6 0.1791

Ghi chú: Kết quả được chạy từ phần mềm Eviews

Theo kết quả kiểm định, P-value = 0.3449 > 0.05, ta chấp nhận giả thiết H0, mô hình REM chặt chẽ hơn mô hình FEM, vì vậy kết quả hồi quy theo REM đƣợc chấp nhận để giải thích mối quan hệ giữa Tobin’Q và các biến độc lập. Mô hình FEM đƣợc ƣớc lƣợng trên giả thiết các nhân tố không quan sát đƣợc là không đổi theo thời gian và độc lập với các biến giải thích trong mô hình. Đây là một giả thiết khó đứng vững trong thực tế. Trong thực tế các nhân tố không quan sát đƣợc thƣờng thay đổi theo thời gian và có tƣơng quan có ý nghĩa thống kê với các biến độc lập trong mô hình. Do vậy giả thiết của mô hình REM cho rằng các nhân tố không quan sát đƣợc có tƣơng quan với biến độc lập phù hợp hơn. Kiểm định Hausman đã khẳng định điều này.

g. Phân tích kết quả ước lượng mô hình

Mô hình tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thông qua chỉ số Tobin’Q đƣợc biểu diễn nhƣ sau:

Tobin’Q = 0.2548 + 0.1930 SIZE

Mô hình đã cho thấy biến quy mô doanh nghiệp (SIZE) có quan hệ thuận chiều với biến hiệu quả tài chính đo lƣờng bằng Tobin’Q, cụ thể:

- Khi tăng 1 % tỷ suất nợ dài hạn hoặc quy mô doanh nghiệp tăng 1 % sẽ làm cho Tobin’Q tăng 0.1930 %.

Kết quả ƣớc lƣợng tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả tài chính đƣợc đo lƣờng bằng chỉ số Tobin’Q cho thấy cấu trúc vốn không tác động đến giá trị doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Hồ Chí Minh. Hay nói cách khác, không có bằng chứng khẳng định quyết định sử dụng nợ để tài trợ của các doanh nghiệp này có tác động đến hiệu quả tài chính. Trong thực tế, việc sử dụng nợ để tài trợ giúp cho doanh nghiệp ít nhiều tận dụng đƣợc đòn bẩy tài chính, qua đó có thể làm tăng lợi nhuận hoặc rủi ro cho doanh nghiệp, từ đó có ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính. Do vậy, kết quả nghiên cứu chƣa phản ánh đƣợc điều này có thể vì nhiều nguyên nhân. Một trong số này có thể là do yếu tố thị trƣờng của cổ phiếu làm giá cổ phiếu biến động thất thƣờng, điều này đã gây ra các tín hiệu nhiễu khiến giá cổ phiếu chƣa phản ánh hết đƣợc hiệu quả tài chính của doanh nghiệp theo hƣớng tiếp cận thị trƣờng. Bên cạnh đó là hầu hết các nhà đầu tƣ vẫn còn phụ thuộc vào việc kế toán các hoạt động hơn là xem xét Tobin’Q do nhà đầu tƣ chuộng hình thức chi trả cổ tức hoặc tính bất động của thị trƣờng chứng khoán. Chính vì những lý do trên, kết quả nghiên cứu cho thấy không tìm thấy bằng chứng về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thông qua hệ số giá thị trƣờng Tobin’Q. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Odongo Kodongo và các cộng sự (2014) [21], Md. Bokhtiar Hasan và các cộng sự (2014) [17].

Biến quy mô doanh nghiệp có tác động đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, cứ 1% tăng lên của quy mô tài sản sẽ làm cho hiệu quả tài chính tăng

lên 0. 1930 %. Điều này có thể lý giải là do các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có sức mạnh về tài chính, về tài sản, về kỹ thuật công nghệ và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra nhằm giảm thiểu giá thành sản phẩm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Abor (2005) [9], Zeitun và Tian (2007) [22].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 đã trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, những thảo luận về cấu trúc vốn và các biến khác trong mô hình nói chung, cũng nhƣ tác động của nó đến hiệu quả tài chính đã đƣợc trình bày một cách chi tiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ suất nợ và tỷ suất nợ ngắn hạn có tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp đo bằng ROE. Trong khi đó, tỷ suất nợ dài hạn lại có tác động cùng chiều đến ROE. Với mô hình nghiên cứu có biến phụ thuộc là Tobin’Q, không tìm ra sự ảnh hƣởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 4

CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)