HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ CẤU TRÚC VỐN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 86)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.2 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VỀ CẤU TRÚC VỐN

Các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ sử dụng nợ khá cao, tuy nhiên việc sử dụng nợ không làm gia tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp mà nó ảnh hƣởng ngƣợc lại. Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ vay thì hiệu quả tài chính càng thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh muốn tăng hiệu quả tài chính thì cần giảm tỷ lệ nợ, thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Để xác định một cơ cấu vốn tối ƣu, một tỷ lệ nợ phù hợp là đòi hỏi cấp thiết. Một cơ cấu vốn tối ƣu chính là sự cân bằng giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu. Vì vậy, công ty có thể điều chỉnh các tỷ suất nợ nhƣ sau:

- Cần so sánh giữa tổng nợ với vốn chủ sở hữu, thông thƣờng nợ phải trả không nên vƣợt quá 2 lần vốn chủ sở hữu. Nếu nợ phải trả quá cao vƣợt quá mức này thì tính tự chủ về tài chính của công ty sẽ thấp, công ty phụ thuộc nhiều vào chủ nợ tức là phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ từ bên ngoài.

- Tỷ suất nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu, điều kiện để công ty vẫn đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính khi tổng nợ dài hạn phải nhỏ hơn hoặc lớn nhất là bằng vốn chủ sở hữu.

Việc duy trì đƣợc một tỷ suất nợ hợp lý sẽ thu hút đƣợc các nguồn tài trợ từ bên ngoài và các nhà đầu tƣ trong tƣơng lai. Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn

trong các dự án đầu tƣ và ứng phó kịp thời với sự cố xảy ra.

Sau khi đã xác định hai chỉ tiêu trên, căn cứ vào dự án đầu tƣ trong những năm tới, công ty xây dựng chính sách huy động vốn hợp lý, đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp nhất.

Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn của công ty và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả.

Các công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp. Một số nguồn công ty có thể xem xét huy động nhƣ:

Vốn chủ sơ hữu: Các công ty có thể huy động vốn thông qua bổ sung vốn từ lợi nhuận giữ lại khi doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc tăng thêm vốn chủ thông qua phát hành cổ phiếu mới. Tuy nhiên, đối với các công ty đƣợc nghiên cứu trong luận văn là lạo hình công ty cổ phần thì khi công ty giữ lại lợi nhuận trong năm để tái đầu tƣ một mặt sẽ khuyến khích các cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhƣng mặt khác làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong ngắn hạn.

Vay ngân hàng: Vốn vay ngân hàng là nguồn vốn quan trọng đối với doanh nghiệp, một doanh nghiệp không thể tài trợ cho tất cả hoạt động kinh doanh bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thƣờng xuyên tham gia và hình thành nên vốn lƣu động của công ty.

Mặt khác công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay ngắn hạn quá nhiều sẽ gây ra rủi ro cho doanh nghiệp. Việc kết hợp tốt các loại vốn này sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm đi một phần chi phí sử dụng vốn và tăng lợi nhuận.

Nguồn vốn liên doanh, liên kết: đây là hình thức hợp tác mà qua đó công ty không những tăng đƣợc vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập

đƣợc kinh nghiệm quản lý, tiếp thu đƣợc tiến bộ khoa học ký thuật và chuyển giao công nghệ.

Vốn chiếm dụng: đây là các khoản phải trả ngƣời bán, ngƣời mua trả tiền trƣớc, các khoản phải trả khác. Đây không thể xem nhƣ nguồn vốn huy động chính nhƣng khi sử dụng khoản vốn này các công ty không phải trả chi phí sử dụng, nhƣng không vì thế mà các công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà các công ty chỉ có thể chiếm dụng tạm thời.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)