NỘI DUNG, TIÊU CHÍ, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh huyện kroong ana (Trang 33 - 68)

7. Kết cấu luận văn

1.3 NỘI DUNG, TIÊU CHÍ, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH

CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NHTM

Nội dung cơ bản của phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh của NHTM bao gồm:

1.3.1 Phân tích bối cảnh môi trường bên ngoài, đặc điểm cơ bản của Ngân hàng có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay hộ kinh doanh của NH

Những yếu tố môi trường bên ngoài bao gồm những yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường cạnh tranh nhằm mở rộng hình thức cho vay HKD, phát huy vai trò tích cực, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản suất xã hội, huy động một cách tối đa các nguồn lực hiện tại của nền Kinh tế, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Những đặc điểm bên trong chủ yếu bao gồm: các nguồn lực; chiến lược; mạng lưới... Việc phân tích hoạt động cơ bản của Ngân hàng có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay HKD có ý nghĩa rất quan trọng:

- Đánh giá được quy mô, chất lượng dịch vụ cho vay KHD;

- Phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế trong quá trình cho vay HKD; - Nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay HKD;

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng;

- Nhận diện và phòng ngừa các rủi ro trong hoạt động cho vay HKD.

1.3.2 Phân tích về công tác tổ chức thực hiện quá trình cho vay hộ kinh doanh của NH

Công tác tổ chức thực hiện quá trình cho vay HDK của NH có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cho vay HKD của các NHTM. Tổ chức có tốt, có khoa học, được thực hiện đồng bộ, nhanh chóng, chuyên nghiệp sẽ chiếm được thiện cảm của Khách hàng. Tạo hình ảnh tốt trong mắt Khách hàng. Giúp hoạt động cho vay HKD của các NHTM phát triển tốt hơn.

1.3.3 Phân tích về các hoạt động NH đã thực hiện nhằm đạt các mục tiêu của hoạt động cho vay HKD

Bao gồm phân tích về các hoạt động chủ yếu sau:

 Hoạt động phát triển khách hàng.

 Hoạt động thực thi các chính sách cạnh tranh nhằm đạt mục tiêu của NH về gia tăng dư nợ, đạt mục tiêu về thị phần trên địa bàn mục tiêu.

 Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ KD

1.3.4 Phân tích kết quả hoạt động cho vay HKD tại Agribank Krông Ana

Phân tích kết quả hoạt động cho vay hộ kinh doanh chủ yếu tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

 Phân tích về tăng trưởng quy mô cho vay HKD thể hiện qua các chỉ tiêu:

 Dư nợ cho vay hộ kinh doanh của NHTM.

 Số lượng khách hàng là HKD.

 Dư nợ bình quân của một khách hàng HKD.

 Phân tích về thị phần cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng trên thị trường mục tiêu được đánh giá thông qua tỷ trọng dư nợ cho vay hộ kinh doanh của ngân hàng đó so với tổng dư nợ cho vay hộ kinh doanh của tất cả các ngân hàng khác trên cùng địa bàn.

 Phân tích về cơ cấu cho vay hộ kinh doanh

Tùy theo điều kiện về số liệu thu thập được, cơ cấu cho vay hộ kinh doanh có thể được lựa chọn tiêu thức phân tích thích hợp qua các tiêu thức sau:

 Cơ cấu cho vay HKD theo kỳ hạn

 Cơ cấu cho vay HKD theo sản phẩm

 Cơ cấu cho vay HKD theo hình thức bảo đảm tiền vay

 Cơ cấu cho vay HKD theo ngành nghề

 Cơ cấu cho vay HKD theo quy mô

 Cơ cấu cho vay HKD theo loại tiền tệ

a. Phân tích về tăng trưởng thu nhập cho vay hộ kinh doanh

Hiện nay các NHTM chưa thể thực hiện tính toán chỉ tiêu hiệu quả sinh lời của riêng hoạt động cho vay HKD nên có thể sử dụng chỉ tiêu thu nhập từ cho vay hộ kinh doanh để đánh giá hiệu quả cho vay HKD.

b. Phân tích chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay hộ kinh doanh

Tiêu chí về chất lượng cung ứng dịch vụ thể hiện trước hết qua sự hài lòng của KH hộ kinh doanh trong quá trình NH cung ứng dịch vụ cho vay. Tiêu chí này có thể được đánh giá qua 2 phương thức:

 Đánh giá trong: là đánh giá nội bộ của Ngân hàng về chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay hộ kinh doanh

 Đánh giá ngoài: là đánh giá của khách hàng hộ kinh doanh thông qua khảo sát ý kiến từ bên ngoài.

c. Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD

Phân tích kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay HKD được tiến hành bằng cách phân tích sự biến động của các chỉ tiêu sau:

 Tại các NHTM Việt Nam hiện nay mức độ đánh giá rủi ro của khoản vay được dựa trên việc phân loại nợ theo nhóm nợ. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Phân loại nợ thành 05 nhóm:

 Nhóm 1 – Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn. Bao gồm:

 Nhóm 2 – Nhóm nợ cần chú ý.

 Nhóm 4 – Nhóm nợ nghi ngờ.

 Nhóm 5 – Nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Trong đó, ngoài nợ nhóm 1 là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn thì các khoản vay từ nhóm 2 đến nhóm 5 được xem là các khoản dư nợ có rủi ro tín dụng. Do đó, tỷ lệ dư nợ từ nhóm 2 – nhóm 5 trên tổng dư nợ tín dụng cho phép đánh giá toàn bộ các biểu hiện rủi ro tín dụng tại một NH nhất định. Tỷ lệ này được tính theo công thức:

Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 =

Dư nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5

x 100% Tổng dư nợ cho vay

 Cơ cấu nhóm nợ của tổng dư nợ cho vay hộ kinh doanh. Do tính không đồng nhất về mức độ rủi ro của nhóm nợ khi đánh giá chỉ tiêu dư nợ tự nhóm 2 đến nhóm 5. Do đó các NH cần phân tích thêm về cơ cấu các nhóm nợ.

 Tỷ lệ nợ xấu cho vay hộ kinh doanh

Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ là một tiêu chí phán ảnh khá chính xác mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của một NHTM, nó tập trung chú ý đến các khoản nợ đã có biểu hiện rủi ro. Trong đó nợ xấu là các khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5. Cụ thể như sau:

 Nhóm 3 - Nhóm nợ dưới tiêu chuẩn.

 Nhóm 4 - Nhóm nợ nghi ngờ.

 Nhóm 5 - Nhóm nợ có khả năng mất vốn.

Tuy nhiên, chỉ tiêu này có nhược điểm là nó bao gồm cả ba nhóm nợ có mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Do đó, cần kết hợp với việc xem xét biến động trong cơ cấu nhóm nợ để thấy cụ thể hơn mức độ RRTD của NH.

 Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng cho vay hộ kinh doanh. Là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi các món nợ đã chuyển ra ngoại bảng và đang được các NH áp dụng nhiều biện pháp nhằm thu hồi nợ. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ NH đang gặp rủi ro tín dụng khá lớn thì có quá nhiều các khoản nợ NH chưa có khả năng thu hồi. Tỷ lệ xóa nợ ròng được xác định theo công thức:

Tỷ lệ xóa nợ ròng =

Các khoản xóa nợ ròng

x 100% Tổng tài sản có

Nợ xóa ròng = Dư nợ đã xử lý rủi ro xuất ngoại bảng – Các khoản thực thu hồi từ phát mãi tài sản bảo đảm, thu được từ KH.

 Mức giảm tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro các khoản vay hộ kinh doanh. Mức trích lập dự phòng cụ thể được căn cứ từ việc phân nhóm nợ có tính đến giá trị tài sản bảo đảm của khoản vay. Mức trích lập dự phòng phản ánh được mức độ tổn thất từ rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của NH. Khi Ngân hàng hạn chế một cách hiệu quả rủi ro cho vay DN và giảm bớt khả năng tổn thất do rủi ro gây ra thì chỉ tiêu này sẽ giảm xuống và ngược lại. Tỷ lệ trích lập dự phòng được xác định theo công thức:

Tỷ lệ trích lập dự phòng =

Số trích lập dự phòng

x 100% Tổng dư nợ cho vay

Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng đối với nội dung phân tích kết quả cho vay hộ kinh doanh là tính toán các chỉ tiêu, so sánh với mục tiêu đặt ra và/hoặc so sánh theo thời gian để chỉ ra xu hướng, mức độ hoàn thành, phát hiện các vấn đề tồn tại, bất cập.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Ngày nay, đối với các NHTM Việt Nam thì hoạt động cho vay trong đó có cho vay HKD là hoạt động truyền thống, có lịch sử lâu đời và chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng.

Chương 1 của luận văn này chủ yếu trình bày kết quả nghiên cứu về các nội dung chủ yếu:

 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay HKD của các NHTM hiện nay.

 Lý giải các vấn đề liên quan đến nội dung, tiêu chí, phương pháp phân tích tình hình cho vay HKD của NHTM, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay HKD của NHTM.

Đây chính là cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá tình hình cho vay Khách hàng HKD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Krông Ana sẽ được trình bày ở Chương 2, từ đó đề xuất các giải pháp trong Chương 3.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN CHI NHÁNH HUYỆN KRÔNG ANA

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN KRÔNG ANA

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Krông Ana

a. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Krông Ana

Huyện Krông Ana được thành lập ngày 19 tháng 09 năm 1981 của Hội Đồng Bộ Trưởng (Nay là Chính Phủ), là một huyện thuộc khu vực trung tâm của tỉnh Đăk Lăk. Phía Bắc giáp Thành phố Buôn Ma Thuột, phía Nam giáp huyện Lăk, phía Đông giáp huyện Cư Kuin, phía Tây giáp huyện Krông Nô tỉnh Đăk Nông. Với địa hình đồng bằng xen giữa núi, đất đai màu mỡ, có sông Krông Ana chảy qua nên nền kinh tế chủ yếu từ nông nghiệp như lúa nước, cà phê, hồ tiêu, chăn nuôi...

Ngày 15 tháng 01 năm 1982, Ngân hàng Nhà nước huyện Krông Ana được thành lập theo quyết định số 55/QĐ-NH của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bước đầu cơ sở vật chất còn khó khăn, tạm bợ, đội ngũ cán bộ chuyên môn còn thiếu và chưa ổn định, trình độ chuyên môn chưa cao.

Cùng với sự đổi mới của đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Hệ thống Ngân hàng được tổ chức lại với chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và chức năng kinh doanh tiền tệ. Sự phân định này bắt đầu từ nghị

định 53/HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng (Nay là Chính Phủ) ban hành. Năm 1988 Ngân hàng Nhà nước huyện Krông Ana được chuyển thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Chi nhánh huyện Krông Ana. (Agribank Krông Ana)

Từ năm 1991 đến nay Agribank Krông Ana mới thực sự chuyển sang hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng đúng với tư cách là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đăk Lăk (Agribank Đăk Lăk). Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, Agribank Krông Ana đã góp phần quan trọng trong công tác đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào các dân tộc huyện nhà.

Qua thời gian gần 30 năm hoạt động và phát triển. Agribank Krông Ana đã không ngừng lớn mạnh và từng bước khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ so với các Tổ chức Tín dụng khác cùng đóng trên địa bàn huyện Krông Ana. Góp phần đáp ứng kịp thời nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh nguồn cho vay phát triển nông nghiệp, góp phần đáp ứng kịp thời nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh nguồn cho vay phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và sự phát triển toàn diện của địa phương trong giai đoạn mới.

b. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng

Theo quy chế về tổ chức và hoạt động của Agribank Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1377/HĐQT-TCCB ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng quản trị Agribank Việt Nam đã quy định về chức năng và quyền hạn cho Chi nhánh Agribank các cấp. Theo đó Agribank Krông Ana là chi nhánh loại ba, được “trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng”. Theo đó Agribank Krông Ana

được trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, các dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận của Agribank Việt Nam.

Nhiệm vụ chủ yếu của Agribank Krông Ana: huy động vốn, cho vay, kinh doanh ngoại hối, cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ và một số dịch vụ Ngân hàng khác.

c. Về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh

Agribank Krông Ana chịu sự quản lý trực tiếp của Agribank Đăk Lăk, cơ cấu tổ chức được phân thành 01 văn phòng chính và 02 Phòng giao dịch trực thuộc. Cụ thể như sau:

- Văn phòng chính bao gồm : Phòng kế toán ngân quỹ, phòng kinh doanh, phòng hành chính. Với 19 cán bộ. Trong đó Cán bộ nữ là 7 người (Tỷ lệ 36%).

- Phòng giao dịch Buôn Trấp có 08 cán bộ. Nữ là 03 người (Tỷ lệ 37%). - Phòng giao dịch Eana có 09 người. Cán bộ nữ là 4 người (Tỷ lệ 44%). Sơ đồ tổ chức của Agribank Krông Ana được xây dựng theo hướng gọn nhẹ, đơn giản, thuận tiện cho người quản lý điều hành, giám sát và quản lý. Cụ thể như sau:

Sơ đồ tổ chức hoạt động của Agribank Krông Ana GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (P Trách kế toán) Phòng KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ - Trưởng P. Kế toán - Phó P.Kế toán - Thủ Quỹ - Giao Dịch Viên - KT Giải ngân - Thu nợ Phòng HÀNH CHÍNH - TỔNG HỢP - Thủ Kho - Văn Thư - Bảo Vệ - Tạp Vụ - Lái Xe PHÓ GIÁM ĐỐC (P Trách Kinh doanh) Phòng KINH DOANH - Trưởng P.KD - Phó P.KD - CBTD - PGD EANA - PGD BUÔN TRẤP - Giám đốc PGD - GDV - KT Giải ngân - thu nợ - Thủ Quỹ - CBTD - Bảo vệ - Tạp Vụ

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Krông Ana

a. Hoạt động huy động vốn

Nhìn chung số dư huy động vốn của Agribank Krông Ana tăng đều trong ba năm qua. Cụ thể số dư huy động vốn năm 2012 tăng 25,41%, vượt 8,7% so với kế hoạch đề ra so với năm 2011. Năm 2013 tăng 59,87%, vượt 21,69% kế hoạch đề ra.

Bảng 2.1: Kết quả Huy động vốn của Agribank Krông Ana

Đơn vị: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 TG Không kỳ hạn 21.890 24.031 53.800 2 TG Có kỳ hạn 38.800 52.084 85.890 Trong đó Dưới 12 tháng 35.550 43.129 82.640 12 – 24 tháng 3.250 8.955 3.250 Tổng cộng 60.690 76.115 121.690

(Nguồn: Báo cáo Tổng kết năm 2011, 2012, 2013 của Agribank Krông Ana)

Với lợi thế là NHTM đầu tiên có mặt trên địa bàn huyện Krông Ana, thương hiệu và uy tín đã được khẳng định trên địa bàn, bên cạnh đó giá cả các mặt hàng nông sản trong những năm gần đây khá ổn định và ở mức cao, thời tiết thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, tình hình sâu bệnh được kiểm soát, lãi suất huy động cạnh tranh nên hoạt động huy động vốn của Agribank Krông Ana trong ba năm 2011, 2012, 2013 luôn hoàn thành vượt kế hoạch đề

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh huyện kroong ana (Trang 33 - 68)