7. Kết cấu luận văn
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Vai trò của NHNN là rất quan trọng trong việc định hướng phát triển ngành Ngân hàng. Do đó NHNN cần nâng cao tính tự chủ và độc lập trong kinh doanh của các NHTM, hỗ trợ các NHTM trong việc phát triển hoạt động kinh doanh theo định hướng của Chính phủ cũng như của NHNN đã đặt ra.
Tăng cường phối hợp với Chính Phủ, các Bộ nhằm hỗ trợ cho hoạt động cho vay nói chung và cho vay HKD nói riêng phát triển, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, đơn giản, sửa đổi những hạn chế của một số luật liên quan đến hoạt động tín dụng như luật dân sự, luật các TCTD,luật đất đai…nhằm tạo khuôn khổ pháp lý giải quyết các vấn đề nảy sinh, tranh chấp trong quá trình giải quyết cho vay của ngân hàng, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý .
Đưa ra nhiều biện pháp, hình thức nhằm hỗ trợ các NHTM và các TCTD đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hệ thống ngân hàng nhất là nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Hỗ trợ phát triển các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông, ban hành các chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt như thu phí rút tiền, giảm thuế tiêu thụ đối với các hàng hóa
Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát của NHNN. Có chính sách khen thưởng và chế tài xử phạt nghiêm khắc các ngân hàng vi phạm các quy định cho vay của NHNN, góp phần làm cho sự phát triển hoạt động cho vay của các NH đi vào khuôn khổ, tránh những hiện tượng tiêu cực, những diễn biến ảnh hưởng xấu đến hoạt động cho vay của các NHTM cũng như ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô.
Hỗ trợ hoạt động của Trung Tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN. Cần đưa ra các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các NHTM trong việc cung cấp thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng một cách kịp thời, đầy đủ chính xác để các NHTM khai thác thông tin, làm cơ sở đánh giá năng lực và uy tín của khách hàng khi họ có nhu cầu vay vốn. Thông tin thu thập được cần phải phân loại, sắp xếp, phân tích trước khi đưa vào hệ thống lưu trữ, nhằm minh bạch hoá thông tin khách hàng với các tổ chức tín dụng, chấm dứt các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, che dấu thông tin khách hàng, đảm bảo giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cho các tổ chức tín dụng. Tránh những trường hợp đưa thông tin không chính xác lên hệ thống làm cho hoạt động tra cứu thông tin, đánh giá khách hàng của các NHTM bị sai lệch. Dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng nói chung.
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán các bộ, đội ngũ lãnh đạo của các NHTM, định hướng về mục tiêu của NHNN cũng như của Chính
Phủ. Giúp các cán bộ nhận thức được cần phải rèn luyện, trau dồi kỹ năng, nâng cao trình độ để đáp ứng được nhu cầu của Hội nhập.
Tạo được sự kết nối giữa các NHTM với nhau. Giữa các NHTM với các TCTD, các định chế tài chính phi ngân hàng khác, nhằm giúp các NH có thể thu thập được thông tin về Khách hàng được thuận thiện, dễ dàng và chính xác hơn. Thống nhất một số nghiệp vụ cho vay hay về chính sách tín dụng, lãi suất nhằm giảm bớt sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các NTHM, TCTD trên thị trường tài chính tiền tệ, tạo niềm tin, sự an tâm cho KH khi đến với bất kỳ một TCTD nào.
3.3.3 Kiến nghị với Agribank
Sự chỉ đạo và giúp đỡ của Agribank cấp trên về những chính sách, định hướng đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động của Agribank Krông Ana. Để hỗ trợ hoạt động cho vay HKD, Agribank cấp trên cần tiến hành:
Ban hành Quy chế cụ thể quy trình tín dụng cho từng sản phẩm riêng biệt. Khi có những quy trình cụ thể, áp dụng cho từng sản phẩm cho vay riêng biệt sẽ tạo ra sự thông suốt trongquá trình xét duyệt cho vay, giảm thời gian làm các thủ tục vay vốn của Khách hàng, tạo điều kiện để Agribank mở rộng hoạt động cho vay của mình.
Ban hành lại quy định về mức phán quyết cho vay. Hiện tại mức phán quyết của Giám đốc Agribank Krông Ana chỉ là 02 tỷ đồng, còn Giám đốc các phòng giao dịch trực thuộc chỉ ở mức 1,2 tỷ đồng. Đây là mức phán quyết khá thấp, không tạo được sự chủ động trong cong việc của Giám đốc Chi nhánh Agribank Krông Ana và các PGD trực thuộc. Khi mức phán quyết được phù hợp hơn sẽ tạo được sự chủ động, linh hoạt hơn nữa trong việc phê duyệt cho vay và là một trong những tiền đề quan trọng để phát triển hơn nữa hoạt động cho vay của Agribank Krông Ana.
Tích cực đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và áp dụng công nghệ trong công việc. Hiện nay Agribank đang triển khai nhiều chương trình, phần mềm bổ trợ cho công việc rất tốt. Thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu đi tắt - đón đầu trong việc ứng cụng Công nghệ, ứng dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên Thế Giới và trong nước một cách phù hợp vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm và sức cạnh tranh của Agribank với các TCTD khác trên thị trường Tài chính.
Yếu tố Nhân lực cũng phải được phát triển và nâng cao chất lượng hơn. Cần chú trọng hơn nữa vào khâu đào tạo nhân lực. Hiện nay các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ vẫn còn khá ít dẫn đến sự tiếp thu và áp dụng những quy định mới của Agribank còn nhiều hạn chế. Điều này cũng làm ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng công việc của đội ngũ nhân viên Agribank, đặc biệt là đội ngũ nhân viên của các Chi nhánh, Phòng giao dịch ở vùng sâu, vùng xa. Cần bổ sung thêm CBTD để chi nhánh có đủ nhân lực trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các chi nhánh. Tránh trường hợp kiêm nhiệm nhièu vị trí, công việc cùng một lúc đêr tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
3.3.4 Kiến nghị với Chính quyền địa phương
Tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các HKD được hoàn thiện các thủ tuc hành chính cần thiết cho nhu cầu vay vốn Ngân hàng.
Đơn giản hóa và tăng cường các hoạt động đo đạc, cấp giấy chứng nhận các giấy tờ sở hữu tài sản, đặc biệt là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền trên đất của HKD. Tạo điều kiện để KHD có thể dùng làm tài sản thế chấp khi đi vay vốn Ngân hàng được thuận tiện. Đảm bảo công ác thẩm định của Ngân hàng được dễ dàng.
Khuyến khích thành lập và đảm bảo hoạt động của các tổ nông dân, chi hội phụ nữ, hội thanh niên và các hiệp hội nghề trên địa bàn để phát huy vai trò là người đại diện, là tiếng nói của các hộ dân trên địa bàn. Là cầu nối thông tin giúp HKD tiếp cận nhanh chóng với thông tin về các sản phẩm, dịch vụ và vốn vay Ngân hàng. Nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế tại địa
phương.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của Luận văn chủ yếu nêu ra những mục tiêu kinh doanh của Agribank nói chung và Agribank Krông Ana nói riêng. Qua đó đưa ra các giải pháp , kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay HKD tại chi nhánh
Agribank Krông Ana. Đồng thời cũng có một số kiến nghị với Chính phủ, với Agribank và với Chính quyền địa phương nới Agribank Krông Ana đặt trụ sở làm việc nhằm hỗ trợ tối đa cho hoạt động kinh doanh của Agribank Krông Ana nói chung và hoạt động cho vay HKD nói riêng.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu Luận văn đã đạt được một số kết quả sau:
Hệ thống lại các vấn đề cơ bản về lý luận trong cho vay HKD của các NHTM hiện nay.
Luận giải các vấn đề liên quan đến nội dung phân tích tình hình cho vay và các nhân tố ảnh hưởng trong cho vay HKD tại các NHTM.
Phân tích tình hình cho vay HKD của Agribank Krông Ana trong thời gian qua. Đưa ra các nhận định về những thành công và hạn chế trong hoạt động cho vay HKD tại đây.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cho vay HKD tại Agribank Krông Ana.
Đề xuất các kiến nghị với Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước, Agribank và Agribank Krông Ana. Nhằm tạo tiền đề để thực hiện triển khai các giải pháp đã đề xuất.
Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Agribank Krông Ana hoàn thành tốt hơn việc cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh. Từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân đến thầy PGS.TS Lâm Chí Dũng, người đã tận tình hướng dẫn tôi toàn thành nghiên cứu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Nguyễn Trần Khôi An (2010), Mở rộng tín dụng đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn Luận văn Thạc sỹ Đại học Đà Nẵng.
[2] Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010 ,2011, 2012.
[3] Thiều Hữu Chung (2012), Phân tích tình hình cho vay HKD tại Ngân
hàng TMCP Sacombank - Chi nhánh ĐakLak, Đại học Đà Nẵng.
[4] PGS.TS Phan Thị Cúc, Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.
[5] PGS.TS Phan Thị Cúc, Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Giao thông Vận tải.
[6] PGS.TS Lâm Chí Dũng, Giáo trình Kế toán Ngân hàng Thương mại, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
[7] Đỗ Mình Điệp (2011), Nâng cao chất lương tín dụng NHNo&PTNT huyện Phú Bình, Trường ĐH Thái Nguyên.
[8] Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.
[9] Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và Thẩm định Tín dụng Ngân hang, NXB Tài chính.
[10] Nguyễn Minh Kiều, Tiền tệ ngân hang, NXB Thống Kê.
[11] Cao Sỹ Kiêm, Đổi mới chính sách tiền tệ - tín dụng - ngân hàng trong giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[12] TS. Nguyễn Minh Kiều, Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hang,
NXB Tài Chính.
[13] Luật các Tổ chức tín dụng, Luật số 47/2010/QH 12 của Quốc hội. [14] Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Chủ tịch Quốc hội.
[15] Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính. [16] Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của ngân hàng thương mại.
[17] Nghị định số 41/2010 ngày 12/4/2010 của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn.
[18] Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
[19] Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng
[20] Quyết định 67/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 30/3/1999, về một số chính sách ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.
[21] Ngô Bảo Thiên (2013), Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với Hộ kinh doanh tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ Đại học Đà Nẵng
[22] Nguyễn Thị Minh Trang (2012), Mở rộng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn Thạc sỹ .
[23] Lê Văn Tư, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.
[24] Nguyễn Thanh Văn (2012), Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tại quỹ tín dụng Trung Ương, chi nhánh Đắk Lắk.
[25] Đặng Ngọc Việt (2012), Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách
hàng cá nhân tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Đà Nẵng”,
[26] Lê Quang Vinh (2011), Mở rộng cho vay kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Quận .Liên Chiểu - TP Đà Nẵng,
Luận văn Thạc sỹ Đại học Đà Nẵng.
Trang Web:
[27] Website: www.agribank.com.vn.