Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại tỉnh sekong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 44 - 47)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2.Đặc điểm xã hội

a. Dân số, mật độ dân số

Tổng dấn số trung bình năm 2015 toàn tỉnh là 110.522người, 19.824 hộ, chiếm 1,63% dân số toàn nước. Toàn tỉnh Se Kong gồm có 10 dân tộc sinh sống là dân tộc sử dụng tiếng Mon - Kha Me (Dân tộc thiểu số: Ka tu, Ta Riếng, Ha Rắc, Xuồi...) chiếm 95%; còn lại 5% là dân tộc Lào, là dân tộc sử dụng tiếng phổ thông Lào (Việt Nam là dân tộc Kinh ).

Cơ cấu dân số trong độ tuổi từ 15-64 tuổi 62.660 người, chiếm 56,7% là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng. Dân số trong độ tuổi từ 0-14 tuổi (trẻ em) 43.542 người, chiếm 39,40%, dân số có độ tuổi >65 tuổi là 4.310 người, chiếm tỷ lệ 3,9%. Dân số nữ có 54.735 người, chiếm 1,61% của tổng dân số toàn tỉnh.

Dân cư phân bố không đồng đều ở các huyện, xã; mật độ dân số bình quân toàn tỉnh14.25 ng/km2, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng2.2. Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2015 chia theo huyện

TT Đơn vị

Diện tích Dân số Mật độ

Số xã (thôn) Tự nhiên Trung bình Dân số

(Km2) (Người) (Ng/km2)

TỔNG SỐ 7.750 110.512 14,25 200

1 Huyện La Mam 1.935 33.964 17,55 43

2 Huyện Tha Teng 585 37.856 64,71 50

3 Huyện Đack Trưng 2.179 21.729 9,97 54

4 Huyện Ka Lưm 3.051 16.963 5,50 53

(Nguồn: Trung tâm dữ liệu quốc gia-Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh SeKong)

Từ bảng số liệu 2.2 trên cho thấy, tổng dân số và mật độ dân số toàn tỉnh trong năm 2015 là 110.512 người (mật độ dân số: 14,25 ng/km2

). Trong đó, dân số huyện Tha Teng lại chiếm số lượng dân số nhiều nhất với 37.856 người (MĐDS: 64,71 ng/km2), trong khi La Mam là huyện thi trấn nhưng lại có số lượng dân số nhỏ hơn với số lượng dân số là 33.964 người (MĐDS:17,55 ng/km2). Ngược lại,

huyện có số lượng dân số ít nhất so với tất cả các huyện trực thuộc tỉnh, là huyện Ka Lưm với số lượng dân số là 16.963 người (MĐDS:5,50 ng/km2

).

b. Lao động

Lực lượng dân số trong độ lao động là 59.411 người, chiếm 52,75% dân số toàn tỉnh, trình độ lao động chưa cao lắm, lao động thiếu chuyên môn; tình hình dân số, lao động trong tỉnh Se Kong giai đoạn 2011-2015, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Tình hình dân số, lao động tỉnh Se Kong giai đoạn 2011-2015

TT Chỉ tiêu Năm 2011 2012 2013 2014 2015 1 Dân số (người) 100.785 103.083 105.505 108.027 110.512 2 Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 2,25 2,28 2,35 2,39 2,30 3 Lao động (người) 54.182 55.417 56.720 58.075 59.411 4 Lao động ngành du lịch 9.749 9.777 11.104 13.982 14.671 5 Tỷ lệ so sánh LĐ DL và LĐ toàn tỉnh (%) 5,56 5,67 5,12 4,15 4,05 6 LĐ đào tạo (người/năm) 1.066 1.598 2.398 3.596 5.395

(Nguồn: Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Se Kong 2015)

Từ bảng số liệu 2.3 trên cho thấy cơ cấu lao động của tỉnh cũng có sự chuyển dịch tích cực tăng hàng năm,trong khi đó lao động ngành du lịch tăng dần qua các năm. Tính đến nay Se Kong có lao động trong độ tuổi lao động 59.411 người, chiếm tỷ lệ 53,75%; năm 2015 có lao động đào tạo tất cả là 5.395 người, chiếm tỷ lệ 9,08% của dân số tuổi lao động; trong đó: khu vực thương mại - dịch vụ là 14.671 người.

c. Truyền thống văn hóa xã hội

Dân số là đồng bào dân tộc đồng nhất là Ha Rắc chiếm 21% và thứ hai là đồng bào dân tộc Ka Tu chiếm 20% so với tổng dân số toàn tỉnh Se Kong. Người đồng bào có truyền thống trồng trọt, thu nhặt lâm sản phụ từ rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm từ lâu đời. Trong sản xuất đã xóa bỏ được tập quán du canh, du cư đốc rừng làm nương rẫy nên cuộc sống đã ổn định và dần đi lên. Tuy nhiên, hiện nay trồng trọt (đối với cây lương thực) còn theo phưong thức quảng canh, không chăm sóc và chưa bón phân cho cây trồng mà nhờ vào điều kiện thuận lợi của tự nhiên. Các

đồng bào hiện nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến làm chuồng trại nên đàn gia súc, gia cầm có số lượng và trọng lượng thấp, khi có dịch bệnh thương dễ lây lan, khó kiểm soát. Từ tập quán sản xuất lạc hậu trong nông nghiệp vẫn tồn tại, nên trong những năm qua đã làm hạn chế đến phát triển nông nghiệp của tỉnh Se Kong.

d. Dân trí

Theo số liệu niên giám thống kê hàng năm cho thấy trình độ dân trí của người dân còn chưa cao. Tỷ lệ mù chữ và không nói được tiếng phổ thông của người dân (từ 15-40 tuổi) là 2,19% so với tổng dân số. Theo đề án phát triển mạng lưới giáo dục, đến năm 2020 Se Kong sẽ xóa bỏ được người mù chữ (từ 15-24 tuổi) 99%.

e. Tài nguyên du lịch nhân văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Se Kong là một tỉnh nằm ở miền Nam Lào, là một địa phương có tài nguyên d u l ị c h k h á p h o n g p h ú , đ a d ạ n g , đ ư ợ c t h ể h i ệ n q u a b ả n g s a u :

Bảng 2.4. Tài nguyên du lịch nhân văn của Se Kong

TT Địa chỉ theo huyện Tên tài nguyên Loại hình

1 Toàn tỉnh (4 huyện) Lễ hội tết cổ truyền

Bun Pi May Lao Lễ hội

2 Trung tâm tỉnh Sekong Lễ hội Đua thuyền Lễ hội

3 Huyện Dack Trưng Lễ hội Đua thuyền Lễ hội

4 Huyện Ka Lưm Lễ hội Đua thuyền Lễ hội

5 Trung tâm tỉnh Tượng đài Lak Meuang Nhân tạo

6 Trung tâm tỉnh Tượng đài

Bắc Ong Keo Sekong

Di tích lịch sử- cách mạng 7 Trung tâm tỉnh Bảo tàng tổng hợp tỉnh Bảo tàng lịch sử 8 Bản Pa Non, H. Ka Lưm Khu Máy bay chiến tranh

Di tích lịch sử - Cách mạng 9 Bản Na Va Neua Con đường Hồ Chí Minh Di tích lịch sử-

cách mạng 10 Bản Dack Lan, H. Dack Trưng Trụ sở Khai Cha van Di tích lịch sử-cách mạng 11 Bản Dack Pork,

H. Dack cheung Trụ sở Khai Thong Lek

Di tích lịch sử- cách mạng 12 Bản Tok Ong Keo Hang Động Ong Keo Di tích lịch sử -

Cách mạng

Các địa điểm kể trên đã xuất hiện từ lâu đời, trải qua thời gian đã trở thành nét cổ kính nơi đây và trở thành nơi thu hút du khách đến tham quan khá lớn, cùng với các lễ hội và làng nghề truyền thống của người dân đã tạo điều kiện để Se Kong phát triển loại hình du lịch tham quan tìm hiểu văn hóa lịch sử.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại tỉnh sekong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 44 - 47)