KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại tỉnh sekong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kết luận

Với mục tiêu nghiên cứu những vấn đề kinh tế chủ yếu của Du lịch tại tỉnh về mặt lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể và hoàn thiện một số chính sách nhằm thúc đẩy ngành Du lịch tỉnh Se Kong phát triển trong những năm tới, luận văn đã hoàn thành được một số nội dung sau đây:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch. - Phân tích thực trang của tỉnh Se Kong thời gian qua.

- Phân tích những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các chính sách ảnh hưởng đến phát triểnDu lịch tỉnh Se Kong.

- Đề xuất giải pháp để phát triểnDu lịch tỉnh Se Kong trong thời gian tới. Nhìn lại chặng đường sau 41 năm giải phóng đất nước, gần 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, 33 năm được thành lập, Tỉnh Sekong đã thay da đổi thịt. Kinh tế phát triển khá, văn hóa xã hội có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt, cuộc cách mạng đô thị hóa đã đem lại sự đổi thay kỳ diệu cho từng khu dân cư, góc phố nhỏ hay những con đường khang trang, rộng rãi. Se Kong trở nên đẹp lộng lẫy như vừa được khoác trên mình bộ xiêm y mới đồng thời cũng khang trang hiện đại với ngôi nhà cao chọc trời, những công trình kiến trúc độc đáo, mang bản thương hiệu riêng của tỉnh.

Ngày nay, Se Kong đang nỗ lực hết mình nhằm khẳng định là một trong những tỉnh trọng điểm phát triển du lịch - dịch vụ và kinh tế vùng miền núi; một tỉnh dân tộc độc đáo phong tục tập quán phía Nam của Lào, là một trong những trọng điểm về phát triển du lịch - dịch vụ sinh thái, du lịch văn hóa dân gian… Tuy nhiên như đã trình bày trong luận văn, mức độ phát triển du lịch tại đây vẫn còn ở trạng thái sơ khai, mới dần định hình hướng đi cũng như mục tiêu phấn đấu. Con đường phát triển du lịch là một con đường dài, đòi hỏi sự chung sức chung lòng của các cấp lãnh đạo, các doanh nghiệp du lịch và đặc biệt là nhân dân địa phương tỉnh và các huyện thuộc tỉnh.

Trong phạm vị kiến thức và nghiên cứu của mình, tôi đã cố gắng trình bày những nét chính trên con đường phát triển Du lịch tỉnh Se Kong từ năm 2011 đến năm 2015. Chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, tôi luôn mong nhận được ý kiến góp ý từ giáo viên hướng dẫn cũng như các giáo viên trong hội đồng để bức tranh Du lịch tỉnh Se Kong được hoàn thiện hơn, đẹp hơn.

3.3.2. Kiến nghị

tỉnh miền Nam Lào như Chămpasack, Attapeu, Salavăn và ba tỉnh của Việt Nam như Tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam. Vì vậy, để Du lịch tỉnh Se Kong phát triển trong những năm tới, ngoài các giải pháp cụ thể trên đây, Tác giả xin kiến nghị với các cấp có liên quan đến công tác quản lý và hoạch định các chính sách có liên quan đến phát triển Du lịch vùng miền núi phía Nam nói chung và phát triển Du lịch tỉnh Se Kong nói riêng nhằm đưa ra giải pháp có tính hiện thực hơn trong thời gian tới.

a. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan

- Kiến nghị trung ương phê duyệt cấp một lượng tiền vốn cho tỉnh Se Kong nhằm mục đích tập trung đầu tư và bảo vệ, duy trì và nâng cấp phục hồi một số làng nghề truyền thống, các di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Trong thời gian cần cấp vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư xây dựng tạo điều kiện xây dựng các mũi đột phá để du lịch tỉnh Se Kong có một bước chuyển mới.

- Miễn giảm thuế đối với hoạt động Du lịch và thu nhập của nông dân. Giảm thuế thu nhập đối với doanh nghiệp, người dân dịch vụ du lịch trên địa bàn.

- Ban hành các văn bản dưới luật liên quan đến quyền sử dụng, chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê và góp vốn bằng đất Du lịch.

b. Đối với UBND tỉnh Se Kong

- Kiến nghị với UBND tỉnh Se Kong và Tổng cục Du lịch có chương trình kết hợp thông qua các dự án tài trợ để đào tạo ở trong nước và nước ngoài về quản lý nghiệp vụ, về trình độ ngoại ngữ với các đợt học tập ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch của địa phương.

UBND tỉnh Se Kong chỉ đạo các ngành chức năng căn cứ nhiệm vụ được giao để xây dựng các đề án phát triển du lịch.

Tăng cường năng lực của Ban quản lý dự án phát triển Du lịch của tỉnh Se Kong để tuyên truyền quảng bá, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, triển khai thực hiện các dự án trong lĩnh vực du lịch theo quy hoạch đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đề xuất xây dựng Quỹ quảng cáo, xúc tiến du lịch tỉnh với sự đóng góp của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn cùng với một phần hỗ trợ từ ngân sách Trung ưong.

- Tạo cơ hội thuận lợi để các cơ sở kinh doanh du lịch tiếp cận nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh du lịch, thực hiện phân cấp quản lý ngân sách cho địa phương, cơ sở (cấp huyện và xã) để tăng tự chủ.

- Hoàn thiện các chính sách áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào kinh doanh du lịch làm thế nào để doanh nghiệp, người dân địa phươngSe Kong (4 huyện thuộc tỉnh) có thể cạnh tranh được trên thị trường. Trong đó, tập trung vào hai vấn đề chủ yếu là chất lượng dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt:

[1] PGS.TS.Bùi Quang Bình (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Thông tin và Truyền thống , Hà Nội.

[2] GS.TS. Nguyễn Văn Đính, TS. Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế Du lịch, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

[3] Đinh Phi Hồ,TS. Lê Ngọc Uyển (2006), Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, NXB Thống kê, TP HCM.

[4] Khamphone Phatthanakan (2015), Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xekong, nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

[5] Trương Quang Học, Phạm Minh Thư, Võ Thanh Sơn (2006), Phát triển bền vững - Lý thuyết và Khái niệm, Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[6] Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[7] Phạm Quốc Oai (2012), Phát triển bền vững du lịch tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

[8] PGS.TS. Vũ Đình Thắng (2006), Giáo trình Kinh tế Phát triển,NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[9] Vĩnh Tuấn (2014), Phát triển du lịch sinh thái tại Động Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng.

Tài liệu Tiếng Lào:

[10] Bộ kế hoạch và đầu tư Lào (2010), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào 5 năm (2010-2015).Viên Chăn.

[11] Bộ Văn hóa, Thông tin và Du lịch- Tổng Cục Du lịch quốc gia(2010),

hoạch và hợp tác, phòng Thống kê Du lịch (2010), Báo cáo thống kê Du lịch của nước CHDCND Lào 2010.Viêng Chăn.

[13] Cục Thống kê tinh Se Kong ( 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015), Niên giám Thống kê tỉnh Se Kong. Sekong.

[14] Đảng DNCM Lào, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX năm 2010, Viêng Chăn.

[15] Đảng DNCM Lào, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2015, Viêng Chăn.

[16] Đảng bộ tỉnh Se Kong (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Se Kong lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2010-2015, Se Kong.

[17] Đảng bộ tỉnh Se Kong (2015), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Se Kong lần thứ IX, nhiệm kỳ 2015-2020, Se Kong.

[18] Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng Nhân dân Cách Mạng Lào lần thứ IX năm 2010, Viêng Chăn.

[19] Nghị quyết Đại hội Trung ương Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào lần thứX năm 2015, Viêng Chăn.

[20] Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Se Kong (2015), Bóa cáo tổng kết 5năm kế hoạch tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Se Kong giai đoạn 2010-2015. Mục tiêu, phương hướng giai đoạn năm 2015-2020.

[21] Sở Văn hóa, thông tin và Du lịch tỉnh Se Kong, năm 2014. Chiến lược phát triển Du lịch 2011-2015 và 2015-2020.

[22] Sở Văn hóa, thông tin và Du lịch tỉnh Se Kong, Báo cáo tổng kết 5năm hoạt động việc lĩnh vực Văn hóa, thông tin và Du lịch (năm 2010-2015),

Se Kong 2015.

[23] Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Xê Kong (2015), Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Se Kong đến năm 2020.

[24] Sở Giao thông và vận tải tỉnh Se Kong (2015), Báo cáo tổng kết 5năm hoạt động việc lĩnh vực Giao thông - Vận tải giai đoạn 2010-2015.

[25] Leonard J. Lickorish, Carson L. Jenkins (1997), An introduction to Tourism,

England.

[26] Lesley Pender và Richard Sharpley (2005), The management of tourism,

London.

[27] Raamam Weitz (1995), Development and growth, Yale University Press, London. Các trang điện tử [28] http://www.laogov.gov.la [29] http://www.tourismlaos.org [30] http://www.ecotourismlaos.com [31] http://www.trekkingcentralláo.com [32] http://www.tapchicongsan.org.vn [33] http://www.goole.com.vn/search [34] http://www.Tailieuso.udn.vn [35] http://www.luanvan.net.vn [36] http://www.vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A0o [37] http://www.rightslinklao.org

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại tỉnh sekong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)