6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế
- Chưa có cơ chế chính sách quản lý, quy hoạch phát triển du lịch hợp lý, kịp thời.
- Do khai thác du lịch chậm, xuất phát điểm của du lịch địa phương thấp.Đặc biệt việc phân quyền khai thác, triển khai các sản phẩm du lịch chưa thực sự hiệu quả,vẫn còn quá chú trọng đến vấn đề quản lý nhà nước mà dẫn đánh mất đi năng lực cạnh tranh của các đơn vị. Bên cạnh đó khi quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên bị chồng chéo, dẫn đến tình trạng phát triển chỉ về mặt lượng,hình thức.
- Nguồn nhân lực du lịch còn yếu và thiếu. Công tác tuyển dụng và đào tạo nguồn lao động chưa được quan tâm đúng mức. Lực lượng lao động tại địa phương chủ yếu là tự phát, trình độ chuyên môn chưa cao, đặc biệt là suy nghĩ còn chưa thực sự tiến bộ, nhận thức về du lịch chỉ mới ở góc độ một ngành kinh tế, đặt vấn đề lợi nhuận lên hàng đầu.
- Mức độ tham gia vào du lịch của cộng đồng địa phương còn hời hợt. Người dân chủ yếu tham gia vào các hoạt động sẵn có với tư cách hỗ trợ, không hề có vai trò quyết định trong những hoạt động này. Chưa hề có công tác thăm dò lấy ý kiến người dân địa phương về những ảnh hưởng, tác động của du lịch đến đời sống của họ để từ đó có cái nhìn sâu rộng hơn, có giải pháp khắc phục điều chỉnh, tránh được suy nghĩ chủ quan duy ý chí của các nhà làm du lịch.
- Công tác khai thác tài nguyên du lịch vẫn còn mang nặng tính hình thức, chồng chéo quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên.
- Các cơ sở KDDL phần lớn có quy mô nhỏ, chưa thương hiệu, uy tín trên thị trường trong nước và ngoài nước.
- Vốn ngân sách Nhà nước và hiệu quả sử dụng các nguồn lực du lịch còn thấp và thiếu.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SE KONG 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SE KONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030
3.1.1. Xu hƣớng phát triển du lịch trên thế giới
a. Xu hướng phát triển cầu du lịch
- Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, nhu cầu và khả năng đi du lịch ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng. Vì: đời sông của dân cư ngày càng được tăng lên; các phương tiện giao thông ngày càng hiện đại và tiện lợi; môi trường ngày càng bị ô nhiễm nên nhu cầu về nghỉ ngơi tĩnh dưỡng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên ngày càng cao; điều kiện chính trị xã hội ngày càng ổn định; nhu cầu về giao lưu kinh tế văn hoá ngày càng mở rộng.
- Sự thay đổi về hướng và về luồng khách du lịch quốc tế: Nếu như trước đây, hướng vận động của khách du lịch chủ yếu tập trung vào vùng du lịch sinh thái như thác nước Tad Feck,thác nước Tad Hoa Khôn, làng Kan Đon tìm hiểu truyền thống văn hóa dân tộc KaTu... thì hiện nay hướng vận động của khách du lịch là ở khắp nơi trên toàn cầu, chuyển dịch sang các vùng mới như vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Trong khu vực Đông Á Thái Bình Dương, một số nước có tốc độ tăng trưởng về lượng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới như Thái lan, Brunây, Singapore, Malaysia, Indonesia và Việt Nam...
- Có sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch. Trước đây tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) thường chiếm tỷ trọng lớn, hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hoá, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí...) tăng lên. Vì vậy cần nắm vững xu hướng này để đưa ra các chính sách phát triển các sản phẩm du lịch cũng
như phát triển hoạt động kinh doanh du lịch cho đúng hướng.
-Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch. Khách du lịch mua các sản phẩm du lịch trọn gói có xu hướng ngày càng giảm vì họ có thể tự do trong chuyến đi, tự quyết định những vấn đề về ăn, ngủ, thời gian lưu trú và tiết kiệm các khoản tiền dịch vụ khác cho các tổ chức lữ hành. Các nhà kinh doanh du lịch cần nắm vững xu hướng này để có các chính sách đúng đắn cho phát triển và hoàn thiện các sản phẩm du lịch và tăng cường hoạt động nghiên cứu và dự đoán thị trường.
-Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi: Nhóm khách du lịch là học sinh sinh viên, nhóm khách du lịch là những người đang ở độ tuổi lao động tích cực và nhóm khách du lịch là những người cao tuổi. Trong đó nhóm 1 và nhóm 3 thường quan tâm đến giá cả nhiều hơn.
-Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch: Khách du lịch ngày càng thích đi những chuyến du lịch đến nhiều nước, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình. Các quốc gia phát triển du lịch và các nhà kinh doanh du lịch cần chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phục vụ các khách du lịch hiện có và khách tiềm năng, kết hợp các tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn để thu hút khách.
b. Xu hướng cơ bản phát triển cung du lịch
- Đa dạng hóa sản phẩm. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các quốc gia và các nhà kinh doanh du lịch đưa ra chính sách đa dạng hoá sản phẩm du lịch, độc đáo hoá sản phẩm du lịch, đa dạng hoá các sản phẩm bổ sung, đưa các sản phẩm mang bản sắc dân tộc vì vậy thể loại du lịch văn hoá phát triển mạnh.
- Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch. Các tổ chức lữ hành tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong việc tổ chức bán các sản phẩm du lịch, phát triển loại hình bán các chương trình du lịch đến tận nhà hoặc qua mạng internet. Việc kết hợp đón khách từ nước thứ 3 ngày càng được khẳng định.
tuyên truyền quảng cáo trong hoạt động du lịch ngày càng được nâng cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong kinh doanh du lịch cho các đơn vị, các quốc gia.
- Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong du lịch:Việc ứng dụng những thành tựu KHKT vào hoạt động du lịch ngày càng tăng, đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch ngày càng đào tạo cơ bản, có kiến thức, hiểu biết rộng, chuyên môn vững vàng và ngoại ngữ thông thạo. Trang thiết bị, phương tiện ở các khâu tác nghiệp ngày càng hiện đại, chuyên môn hoá ngành nghề ngày càng được thực hiện sâu sắc.
- Đẩy mạnh quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá: các tuyến du lịch được gắn kết với nhau giữa các nước, sản phẩm du lịch được quốc tế hoá cao, các tổ chức du lịch khu vực và toàn cầu được hình thành giúp đỡ các nước thành viên phát triển hoạt động du lịch của mình, việc chuyển giao công nghệ trong hoạt động du lịch diễn ra sôi động. Việc tiếp thu các công nghệ mới trong hoạt động du lịch luôn luôn được gắn liền với việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường trong các địa phương, các quốc gia, các khu vực trên phạm vi toàn thế giới. - Hạn chế tính thời vụ trong du lịch: thông qua các biện pháp kéo dài thời vụ du lịch, hạn chế các tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch.
Ngoài các xu hướng trên, để nâng cao khả năng cạnh tranh trong hoạt động du lịch, các quốc gia, các vùng thực hiện việc giảm tới mức tối thiểu các thủ tục về thị thực, hải quan,.. tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan, nghỉ ngơi cũng là một xu hướng của phát triển du lịch thế giới.
- Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chú trọng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn hàng đầu hoặc thứ 2 và thứ 3 trong nền kinh tế.
3.1.2. Bối cảnh và định hƣớng phát triển du lịch tỉnh SeKong
- Ưu tiên phát triển du lịch đường bộ khám phá thiên nhiên là hướng chủ yếu, đồng thời phát triển du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch công vụ.
như: SaLavan, ChamPaSack, Attapeu và tỉnh Phố cổ Luang Pra Bang, Thủ đô Viêng Chăn.
- Tiếp tục thu hút và mở thêm các đường bay quốc tế đến Chămpasack và Attapeu, trong đó ưu tiên các đường bay từ châu Âu và các thị trường gần như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và đặc biệt là Việt Nam.
- Tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm, ẩm thực văn hóa dân gian.
3.1.3. Định hƣớng phát triển du lịch tỉnh SeKong
Định hướng PTDL trong phát triển KT-XH của Sekong đã được xác định tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sekong lần thứ IX nhiệm kỳ 2015-2020 là: - Phát triển du lịch tỉnh Se Kong để trở thành nơi dịch vụ nghỉ dưỡng; kết nối du lịch với các tỉnh miền Trung, miền Bắc Lào và các nước trong khu vực;
- Phát triển du lịch sinh thái, du lịch lịch sử và văn hóa, chú trọng chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương để có thể đem lợi cao nhất cho tỉnh Sekong;
- Ưu tiên đầu tư phát triển CSHT, tập trung vào các khu và trung tâm DL; - Se Kong phấn đấu đạt các chỉ tiêu: đến năm 2020 Se Kong sẽ đón khách du lịch khoảng hơn 50 nghìn lượt khách. Thu nhập DL đạt hơn 17 triệu USD.
- Gắn xây dựng kết cấu hạ tầng kĩ thuật đồng bộ với việc xây dựng tỉnh SeKong thành khu đô thị sinh thái; là một trong những tỉnh trọng điểm của nước Lào về phát triển du lịch - dịch vụ.
- Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn tự nhiên tại các khu vực dưới chân tỉnh SeKong.
- Phát triển du lịch là hướng chiến lược song song với việc đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SE KONG 3.2.1. Giải pháp gia tăng quy mô du lịch 3.2.1. Giải pháp gia tăng quy mô du lịch
- Tôn trọng nguyên tắc và cơ chế vận hành của thị trường, giảm sự quản lý duy ý chí của cơ quan quản lý nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Cần có cơ chế, chính sách quản lý du lịch rõ ràng, cụ thể,khuyến khích khai thác tài nguyên du lịch hợp lý, vừa phát triển du lịch vừa bảo đảm sự bền vững của thiên nhiên, môi trường. Phát huy tính năng động, tự chủ sáng tạo trong kinh doanh du lịch.
- Đầu tư phát triển du lịch SeKong phải kết hợp tốt việc sử dụng ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Trong đó, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dẫn đến và tại các điểm du lịch bằng ngân sách của Trung Ương hoặc địa phương, huy động vốn đầu tư nước ngoài hoặc từ các nguồn khác vào phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí nhằm tăng số ngày lưu trú của khách.
- Tập trung khai thác và huy động nguồn vốn trong nước (kể cả vốn của các doanh nghiệp, vốn tín dụng,...) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn viện trợ không chính thức (ODA) và các nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO) để kêu gọi các dự án du lịch lớn, có tiềm lực đầu tư vào các điểm du lịch địa phương. Riêng với nguồn vốn trong nước, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân mạnh dạn đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh, chú trọng lĩnh vực du lịch, bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ công bằng cho các thành phần kinh tế. Bên cạnh nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi theo các chương trình, các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua các ngân hàng, vốn tín dụng nhân dân, quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ đầu tư phát triển của thành phố...
- Tăng cường đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị một cách đồng bộ theo hướng văn minh hiện đại. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư cho phát triển các ngành dịch vụ. Tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện các tuyến đường chính. Đầu tư nâng cấp, mở rộng để hoàn chỉnh mạng giao thông nội thị ở các khu vực còn lại. Trong đó quan trọng hàng đầu là xây dựng hệ thống xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn về môi trường.
- Khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế, quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, kinh tế cá thể hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh du lịch; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng để các thành phần kinh tế phát triển nhanh và có hiệu quả, tăng sức cạnh tranh. Tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh du lịch tiếp xúc với các nguồn lực của xã hội, đặc biệt là vốn, mặt bằng và thông tin du lịch.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của cán bộ công nhân viên để tạo sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động quản lý, kinh doanh của doanh nghiệp, với phương châm làm ăn lâu dài. Trong giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục đầu tư đào tạo, dạy nghề chuyên môn, nghiệp vụ cho lao động phục vụ ở những ngành dịch vụ chất lượng cao, tiếp cận với công nghệ hiện đại, đặc biệt là đào tạo trình độ ngoại ngữ. Khuyến khích nhiều hình thức dạy nghề với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.
- Từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý du lịch đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch. Có chính sách thu hút nhân tài, đãi ngộ thỏa đáng để đưa được nguồn nhân lực tài năng về phục vụ du lịch SeKong. Cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, các vùng lãnh thổ trong việc đào tào nhân lực du lịch.
- Tuyên truyền hình ảnh và du lịch SeKong với cộng đồng du lịch trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức: trên các phương tiện thông tin đại chúng; phát hành sách, tờ gấp, tờ rơi…Đẩy mạnh việc sớm tiếp cận thông tin của khách du lịch thông qua việc đa dạng hóa cách quảng cáo và phải tiến hành việc quảng bá thường xuyên. Tích cực và chủ động tham gia các hội chợ du lịch, các hội nghị, hội thảo và diễn đàn về du lịch ở các thị trường trọng điểm.
- Thường xuyên tổ chức nhiều dạng tour khảo sát cho hoạt động lữ hành phù hợp. Duy trì tổ chức các show diễn nghệ thuật truyền thống; nghiên cứu tổ chức các hoạt động sự kiện, chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và tạp kỹ vào
ban đêm tại công viên vườn 25 năm, nhằm hình thành điểm đến tham quan và giải trí cho du khách; quy hoạch và khuyến khích đầu tư các loại hình dịch vụ, tạo thành khu vực sầm uất phục vụ nhu cầu du khách, nhất là đối với khách quốc tế.
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng du lịch
- Cần có cơ chế, chính sách quản lý du lịch rõ ràng, cụ thể, khuyến khích khai thác tài nguyên du lịch hợp lý, hình thành các vùng, các điểm du lịch hấp dẫn