7. Kết cấu của luận văn
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnhở bệnh
ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
Trên cơ sở văn bản cơ quan cấp trên, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành các văn bản quy định, hƣớng dẫn, đôn đốc thực hiện trên lĩnh vực quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB tại các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay Sở Y tế vẫn chƣa trình UBND tỉnh phê duyệt đề án về nâng cao năng lực quản lý chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Các bệnh viện tuyến huyện đã ban hành các đề án chất lƣơng giai đoạn 2015 - 2020. Hàng năm đều xây dựng các kế hoạch cải tiến chất lƣợng dịch vụ KCB tại bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, tất cả các bệnh viện đã triển khai thực hiện theo thông tƣ 19/2013/TT-BYT về việc hƣớng dẫn công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB tại bệnh viện.
UBND tỉnh đã có Quyết định số 2973/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2008 - 2020 [29]. Với mục tiêu xây dựng, phát triển ngành Y tế trở thành ngành dịch vụ chất lƣợng cao, đóng góp lớn vào quá trình phát triển toàn diện con ngƣời, nâng cao mức sống đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững, xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức y tế trên địa bàn theo hƣớng Đắk Lắk là một trong ba trung tâm dịch vụ y tế chất lƣợng cao của cả nƣớc. Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 11/12/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện lộ trình tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2015 - 2020, trong đó phải đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng KCB bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu KCB của ngƣời tham gia bảo hiểm y tế [30].
Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tích cực triển khai Chỉ thị số 05/CT- BYT ngày 10/9/2012 về việc tăng cƣờng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế [7].
Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ Y tế, ban hành Hƣớng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện. Việc triển khai thực hiện các văn bản này đã góp phần quan trọng vào việc cải tạo, nâng cấp khoa khám bệnh, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi khi KCB cho ngƣời dân [8].
Đã tích cực triển khai có hiệu quả đề án thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về một vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 [14].
100% bệnh viện đã xây dựng, ban hành, phổ biến mục tiêu chất lƣợng để nhân viên y tế, ngƣời bệnh và cộng đồng đƣợc biết. Mục tiêu chất lƣợng phù hợp với chính sách, pháp luật liên quan đến chất lƣợng và nguồn lực của bệnh viện.
100% bệnh viện đã xây dựng, phê duyệt kế hoạch và lập chƣơng trình bảo đảm, cải tiến chất lƣợng thông qua việc xác định các vấn đề ƣu tiên. Nội dung của kế hoạch chất lƣợng đƣợc lồng ghép vào kế hoạch hoạt động hằng năm và 5 năm, phù hợp với nguồn lực của bệnh viện.
Thực hiện chính sách khen thƣởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai nhiệm vụ liên quan tới nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB.
Qua khảo sát, 14/14 bệnh viện chuyên khoa tuyến huyện đều tổ chức triển khai thực thi các quy định, hƣớng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế và bệnh viện ban hành, bao gồm hƣớng dẫn chuẩn đoán và điều trị, hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật, hƣớng dẫn quy trình chăm sóc và các văn bản hƣớng dẫn chuyên môn khác.
Tổ chức triển khai thực hiện kiểm định chất lƣợng nhằm đánh giá việc thự hiện các quy định, hƣớng dẫn chuyên môn của bệnh viện, tiến hành phân tích có hệ thống chất lƣợng chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc ngƣời bệnh, bao gồm các quy trình kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng sử dụng trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc ngƣời bệnh.
Có 14/14 bệnh viện chuyên khoa tuyến huyện đã thiết lập chƣơng trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn ngƣời bệnh và nhân viên y tế với các nội dung chủ yếu sau:
- Xác định chính xác ngƣời bệnh, tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ, - An toàn phẫu thuật, thủ thuật;
- An toàn trong sử dụng thuốc;
- Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện;
- Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi, truyền đạt thông tin sai lệch giữa nhân viên y tế;
- An toàn trong sử dụng trang thiết bị y tế;
- Bảo đảm môi trƣờng làm việc an toàn cho ngƣời bệnh và nhân viên y tế, tránh tai nạn, rủi ro, phơi nhiễm nghề nghiệp;
- Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sử cố y khoa tại các khoa lâm sang và toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện;
- Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan của nhân viên y tế, đánh giá các rủi ro tiềm có thể xảy ra;
- Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có các hành động khắc phục đối với nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan để giảm thiểu sai sót, sự cố và phòng ngừa rủi ro.
2.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện dịch vụ KCB và nghiên cứu khoa học ở bệnh viện tuyến huyện
Bảng 2.4. Đào tạo nhân lực y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2016
STT Nội dung đào tạo 2010 2011 2012 2013 2014 2016
Sau đại học: 71 33 45 41 22 96 1 Tiến sỹ 0 1 1 2 1 2 2 Thạc sỹ 14 1 9 2 3 14 3 Chuyên khoa II 14 3 5 6 3 31 4 Chuyên Khoa I 43 28 30 31 15 49 Đại học: 117 152 85 71 103 90 1 Bác sỹ đa khoa 66 62 23 20 12 49 2 Bác sỹ YHCT 2 1 2 3 3 - 3 Dƣợc sỹ đại học 15 3 10 8 6 13
Tổng cộng 188 185 130 112 125 186
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo thống kê công tác đào tạo NNL y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2016
NNL y tế ngoài việc quan tâm đến kỹ năng làm việc mà còn phải quan tâm kỹ năng thực hành để nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của ngành. Ngành Y tế của tỉnh thƣờng tiếp nhận và triển khai nhiều kỹ thuật mới có sự hỗ trợ trực tiếp của các chuyên gia, các cán bộ y tế có chuyên môn giỏi từ các tỉnh và thành phố.
Tổ chức hội nghị triển khai các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về giảm tải bệnh viện. Phát triển nhân lực y tế một số chuyên ngành và thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với ngƣời hành nghề tại cơ sở KCB, đề án bác sỹ gia đình, đề án bệnh viện vệ tinh, đề án thí điểm đƣa bác sĩ trẻ về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
Bảng 2.5. Cơ cấu theo ngành, nghề đào tạo của đội ngũ y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2016 Đơn vị: người Ngành, nghề đào tạo 2010 2011 2012 2015 2016 Cán bộ ngành y 3.990 4.181 4.726 5.556 5.562 Bác sĩ 1.015 1.067 1.167 1.594 1.510 Y sĩ 913 1.007 1.179 1.434 1.468 Điều dƣỡng 1.536 1.589 1.838 2.047 2.087 Hộ sinh 526 518 542 481 497 Cán bộ ngành dược 385 420 467 470 546 Dƣợc sĩ (ĐH,SĐH) 29 33 39 46 46 Dƣợc sĩ trung cấp 308 347 389 389 459
Tổng 4.375 4.601 5.193 6.026 6.108
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo thống kê công tác đào tạo NNL y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2010 - 2016
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác y tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhƣ: chất lƣợng KCB, CSSK chƣa thực sự đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên sâu còn thiếu về số lƣợng và yếu về chất lƣợng, tình hình dịch bệnh tăng, diễn biến phức tạp, nhất là dịch tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, công tác phòng chống và điều trị còn nhiều khó khăn, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh còn diễn biến khá phức tạp, ảnh hƣởng đến tâm lý tiêu dùng cũng nhƣ sức khỏe của nhân dân.
Cùng với hoạt động đào tạo, nhiều lớp tập huấn đƣợc diễn ra, nhằm nâng cao kỹ năng của cán bộ, nhân viên y tế trong công tác phòng chống, khám và chữa bệnh.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đều tổ chức các lớp học, khóa học về chính trị, luật pháp cho các cán bộ y tế. 100% đƣợc quán triệt đầy đủ các chủ trƣơng lớn, các Nghị quyết của Đảng, cập nhật các quy định mới của Bộ Y tế, đƣợc tập huấn và phổ biến các kiến thức mới về chuyên môn - nghiệp vụ [28].
Tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền để nâng cao y đức, tinh thần thái độ chăm sóc ngƣời bệnh.
Nâng cao đời sống cán bộ y tế. Nêu cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Đồng thời nâng cao vị thế và hình ảnh ngƣời thầy thuốc.
Phần phát triển NNL qua nghiên cứu cho thấy, tại các bệnh viện, các tiêu chí phát triển NNL đã đƣợc thực hiện nhƣng kết quả chƣa cao.
- Lãnh đạo các bệnh viện đã chú trọng đảm bảo NNL tại đơn vị, có quy định, tiêu chí cụ thể tuyển dụng nhân viên y tế theo vị trí việc làm, bảo
đảm duy trì các tỷ số liên quan đến số lƣợng nhân lực theo đúng đề án vị trí việc làm của bệnh viện đã xây dựng.
- Các bệnh viện chú trọng công tác đào tạo NNL, đã có kế hoạch xây dựng đào tạo NNL trong nhiều năm. Đa số các bệnh viện có chính sách hỗ
trợ cho nhân viên của bệnh viện đƣợc cử đi đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn để nâng cao chất lƣợng điều trị. Đồng thời tại bệnh viện cũng có các hình thức tự đào tạo khuyến khích việc truyền đạt kinh nghiệm từ các nhân viên y tế có trình độ bằng nhiều hình thức nhƣ trao đổi phác đồ điều trị, báo cáo chuyên đề.
Các bệnh viện có nhiều hình thức triển khai đa dạng, phong phú kế hoạch nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức cho nhân viên y tế nhƣ tổ chức các cuộc thi, tổ chức các phong trào thi đua, hội diễn văn nghệ.
- Các bệnh viện có các hình thức khuyến khích, động viên tinh thần nhân viên y tế nhƣ tổ chức tham quan, sinh hoạt ngoại khóa tập thể…
- Tuy nhiên việc đào tạo về quản lý bệnh viện, quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB tại các bệnh viện còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên còn rất nhiều cán bộ quản lý chƣa tham gia các khóa đào tạo về lĩnh vực này.
Phần các hoạt động chuyên môn, tại các bệnh viện, các tiêu chí về hoạt động chuyên môn đã đƣợc triển khai thực hiện nhƣng kết quả còn chƣa cao. Đa số các bệnh viện thực hiện tốt các quy chế về hồ sơ bệnh án, quy chế kê đơn, quy chế thƣờng trực cấp cứu, quy chế hội chuẩn chuyên khoa chuyển viện, công tác điều dƣỡng và chăm sóc toàn diện, công tác YHCT đƣợc nâng cao. Có đơn vị đã phối hợp với các bệnh viện có chuyên môn cao hơn để triển khai các kỹ thuật điều trị cao tại đơn vị (Bệnh viện Mắt). Công tác phòng chống nhiễm khuẩn đƣợc các đơn vị thực hiện tốt. Tuy nhiên tại các bệnh viện, trƣởng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thƣờng là kiêm nhiệm.
Để đào tạo và phát triển NNL y tế, Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tuyến huyện xây dựng quy hoạch đào tạo theo giai đoạn và từng năm để nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ viên chức ngành Y tế. 100% các bệnh viện đều có cử cán bộ đi học sau đại học chuyên khoa I, II, thạc sĩ, tiến sĩ , học chính trị, QLNN, đƣợc đào tạo liên tục.
Công tác nghiên cứu khoa học đƣợc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện hàng năm. 100% các bênh viện tuyến huyện đều tham gia nghiên cứu hoa học trên tất cả các lĩnh vực công tác, trong đó có một số đề tài đã đề cập đến vấn đề chất lƣợng bệnh viện. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở đƣợc Hội đồng khoa học của Sở Y tế phê duyệt thì đƣợc hỗ trợ kinh phí thực hiện.
2.3.3. Huy động và sử dụng nguồn kinh phí, cở vật chất và trang thiết bị cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện
Nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc huy động từ ngân sách nhà nƣớc và các nguồn thu khác.
Đảm bảo thực hiện Thông tƣ liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC về ban hành khung giá tối đa một số dịch vụ y tế một cách công khai, minh bạch, [9]. Nhờ vậy nhiều bệnh viện đã có thêm kinh phí để cải tạo, nâng cấp khoa khám bệnh và bệnh nhân không phải mua thêm thuốc hay vật tƣ sử dụng cho việc KCB.
Chấn chỉnh việc quản lý giá thuốc, đấu thầu thuốc bệnh viện, giảm giá thuốc và tăng sử dụng thuốc nội.
Thực hiện Nghị định 85/2012/NĐ-CP về đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở y tế công lập trong đó có bệnh viện tuyến huyện [13]. Tập trung và tăng cƣờng hiệu quả sử dụng ngân sách và các nguồn thu để nâng cao chất lƣợng các dịch vụ KCB, có các giải pháp để sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị của các cơ sở y tế, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện khu vực đã và đang đƣợc đầu tƣ trong thời gian vừa qua.
Vận hành sáng tạo các cơ chế, chính sách về tài chính bệnh viện trong khuôn khổ hành lang pháp lý về cơ chế tài chính, trên tinh thần đặt ngƣời bệnh lên trên hết, chú trọng quy chế dân chủ.
Qua nghiên cứu cho thấy, tại các bệnh viện, các tiêu chí hƣớng dẫn ngƣời bệnh đảm bảo khá tốt, các nội dung đạt mức cao nhƣ:
Phòng khám bệnh, phòng chờ, phòng lƣu bệnh, phòng điều trị nội trú… đƣợc bố trí sạch, gọn gàng, thoáng mát. Có sơ đồ chỉ dẫn các quy trình KCB cho ngƣời bệnh có và không có bảo hiểm y tế, bàn thông tin có nhân viên trực thƣờng xuyên để hƣớng dẫn và giải đáp cho ngƣời bệnh. Có bố trí bàn, buồng khám bệnh dự phòng tăng cƣờng trong những thời gian cao điểm, có ô, cửa dành cho đối tƣợng ƣu tiên.
Các bệnh viện có công viên/vƣờn hoa, bãi cỏ, đƣợc cắt dọn sạch sẽ. Các vỉa hè, lối đi đƣợc thiết kế có đƣờng dành cho xe lăn, thiết kế bảo đảm an toàn thuận lợi khi vận chuyển.
Bệnh viện trang bị quần áo ngƣời bệnh, đƣợc thay cách nhật/hàng ngày và khi cần. Tất cả ngƣời bệnh đƣợc nằm mỗi ngƣời một giƣờng bệnh kê trong buồng bệnh. Số giƣờng bệnh đƣợc kê không vƣợt quá công xuất thiết kế ban đầu của buồng bệnh.
Phần hoạt động cải tiến chất lƣợng. Tại các bệnh viện tuyến huyện,