Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnhở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh đăk lăk (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnhở

tuyến huyện

1.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữabệnh ở bệnh viện tuyến huyện bệnh ở bệnh viện tuyến huyện

Trên cơ sở các luật đƣợc Quốc hội thông qua, Chính phủ ban hành các nghị định hƣớng dẫn thi hành luật, Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện nghị định, quyết định ban hành các quy chế triển khai thực hiện từng hình thức QLNN, quy định các điều kiện để các cơ sở KCB đƣợc phép mở rộng thêm các hình thức KCB, các cấp bộ, ngành ban hành các thông tƣ, quyết định và UBND tỉnh, thành phố ban hành các quyết định nhằm phối hợp cùng các Bộ hƣớng dẫn, điều tiết hoạt động của các cơ sở KCB, đảm bảo chất lƣợng dịch vụ KCB phù hợp với đặc thù của ngành, phù hợp với đặc thù kinh tế - xã hội của từng địa phƣơng, Cục quản lý KCB ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các cơ sở KCB trong hoạt động cung cấp dịch vụ KCB trên địa bàn đƣợc phân cấp quản lý từng bƣớc mở rộng các hình thức, loại hình và phƣơng thức hoạt động.

Tổ chức thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh viện, các quy định về chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu và đo lường chất lượng dịch vụ.

Bệnh viện bảo đảm các điều kiện để đƣợc cấp giấy phép hoạt động theo lộ trình quy định tại Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh [12].

Bệnh viện đã đƣợc cấp giấy có trách nhiệm tiếp tục duy trì các hoạt động để bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các điều kiện khác do Bộ Y tế quy định.

Xây dựng bộ chỉ số chất lƣợng bệnh viện dựa trên hƣớng dẫn của Bộ Y tế và tham khảo các bộ chỉ số chất lƣợng bệnh viện trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài.

Thực hiện đo lƣờng chỉ số chất lƣợng trong bệnh viện.

Tổ chức thu thập, quản lý, lƣu trữ, khai thác và sử dụng dữ liệu liên quan đến chất lƣợng bệnh viện.

Lồng ghép báo cáo chất lƣợng vào báo cáo hoạt động chung của bệnh viện.

Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng cơ sở dữu liệu, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến quản lý chất lƣợng bệnh viện.

Tổ chức triển khai các quy định, hướng dẫn chuyên môn trong KCB và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế.

Tổ chức triển khai thực hiện quy định kiểm định chất lƣợng nhằm đánh giá việc thực hiện các quy định, hƣớng dẫn chuyển môn của bệnh viện, tiến hành phấn tích có hệ thống chất lƣợng chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc ngƣời bệnh, bao gồm các quy trình kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng sử dụng trong chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc ngƣời bệnh.

Thiết lập chƣơng trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn ngƣời bệnh và nhân viên y tế.

1.3.2. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên thực hiện dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện

Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và ý thức phục vụ cho đội ngũ cung ứng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là nội dung quản lý nhà nƣớc rất quan trọng, quyết định chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng của ngƣời dân.

Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo, huấn luyện, bồi dƣỡng nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực bệnh viện, đào tạo các bộ quản lý và nghiệp vụ cho lĩnh vực quản lý dịch vụ KCB, thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn cho đội ngũ nhân viên y tế trong bệnh viện.

Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện tốt dịch vụ KCB cho tất cả các trƣờng hợp ngƣời bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.

Huy động và tạo điều kiện cho các thành viên chuyên môn trong bệnh viện đƣợc tham gia nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở các cấp, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phƣơng pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

1.3.3. Hỗ trợ và huy động nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện

Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong thực hiện cung ứng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện.

Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc cấp.

Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc huy động từ các nguồn thu khác.

Có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất cho dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện đƣợc hỗtrợtừngân sách nhà nƣớc cấp và đƣợc từ các nguồn thu khác.

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về thu, chi tài chính, từng bƣớc thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện.

Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tƣ nƣớc ngoài và của các tổ chức kinh tế khác.

1.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm về dịch vụ khám chữa bệnhở các bệnh viện tuyến huyện

Về thanh tra, kiểm tra, giám sát

Cơ quan thanh tra, giám sát của các cấp QLNN thực hiện hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình phát triển các hình thức, loại, phƣơng thức quản lý dịch vụ KCB theo phƣơng pháp thanh tra, giám sát bao gồm, thanh tra việc chấp hành các điều kiện đƣợc cấp phép hoạt động, tuân thủ các quy chế của các cơ sở KCB, thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu, thông tin, dữ liệu theo yêu cầu thanh tra, giám sát, xem xét, đánh giá mức độ chất lƣợng dịch vụ KCB, kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền sửa đổi bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu QLNN đối với dịch vụ KCB, kiến nghị, yêu cầu các bộ, ngành có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro, phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền, kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật trong cung ứng dịch vụ KCB.

Về xử lý vi phạm

Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có hành động khắc phục đối với nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan để giảm thiểu sai sót, sự cố và phòng ngừa rủi ro.

1.3.5. Đánh giá và báo cáo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến huyện

Về đánh giá chất lượng dịch vụ KCB của bệnh viện

Triển khai thực hiện đánh giá chất lƣợng nội bộ của bệnh viện dựa trên bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lƣợng do Bộ Y tế ban hành hoặc thừa nhận. Hiện tại áp dụng theo Quyết đinh 4858/QĐ-BYT ngày

01/12/2013 của Bộ Y tế về việc ban hành thí điểm Bộ tiêu chí đánh giá chất lƣợng bệnh viện, [6].

Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan của nhân viên y tế, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Đánh giá hiệu qủa áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình, phƣơng pháp về quản lý chất lƣợng tại bệnh viện để đƣa ra quyết định lựa chọn tiêu chí, tiêu chuẩn, mô hình, phƣơng pháp phù hợp.

Bệnh viện thực hiện lấy ý kiến thăm dò và đánh giá sự hài lòng của ngƣời bệnh, ngƣời nhà ngƣời bệnh, nhân viên y tế thƣờng xuyên ít nhất là 03 tháng một lần, làm cơ sở cho việc cải tiến nâng cao chất lƣợng phục vụ ngƣời bệnh và sự hài lòng của nhân viên y tế.

Về báo cáo chất lượng dịch vụ KCB của bệnh viện

Bệnh viện xây dựng các báo cáo chất lƣợng và tự công bố báo cáo chất lƣợng theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế: thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa tại các khoa lâm sàng và toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện,

1.4. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữabệnh ở bệnh viện tuyến huyện bệnh ở bệnh viện tuyến huyện

1.4.1. Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân

Nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng về số lƣợng và chất lƣợng. Mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp, bệnh không truyền nhiễm, tai nạn, thƣơng tích gia tăng.

Diễn biến phức tạp của mô hình bệnh tật là nguyên nhân gia tăng đáng kể nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Bệnh dịch đã làm cho lƣợng bệnh nhân tăng dồn dập theo từng thời điểm nhất định, lƣợng bệnh nhân đổ dồn về các bệnh viện.

Bệnh không lây nhiễm lại chủ yếu là những bệnh mạn tính, cần sự chăm sóc và theo dõi lâu dài đã là yếu tố cơ bản để tăng số lƣợt khám chữa bệnh và tổng số ngày điều trị nội/ ngoại trú trong hệ thống khám chữa bệnh.

Nhu cầu và ý thức KCB của ngƣời dân, ngƣời bệnh đƣợc tự chọn dịch vụ KCB dẫn đến quá tải bệnh viện. Vấn đề quá tải còn có lý do quan trọng là hoạt động phân tuyến chƣa hiệu quả, ngƣời dân chấp nhận quá tải mà không sử dụng dịch vụ y tế cho phù hợp.

Các yêu cầu về văn hóa, thói quen tiêu dùng, khả năng thanh toán, các điều kiện về kinh tế khác cũng ảnh hƣởng lớn đến sự thành bại của các cơ sở cung ứng dịch vụ KCB.

Mặt khác, kỹ thuật y học ngày càng phát triển, nhu cầu KCB của ngƣời dân ngày càng gia tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ làm cho chi phí y tế tăng nhanh, trong đó ngân sách có tăng nhƣng mức tăng còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu chi tiêu cơ bản.

1.4.2. Khả năng đáp ứng của bệnh viện tuyến huyện

Về lực lượng lao động trong bệnh viện

Lực lƣợng lao động trong cơ sở KCB nói chung, trong bệnh viện tuyến huyện nói riêng là yếu tố giữ vị trí then chốt, quan trọng đối với cơ sở KCB.

Đây là một trong những yếu tố cơ bản để tạo ra những dịch vụ y tế có chất lƣợng tốt cho xã hội. Cùng với công nghệ, con ngƣời giúp cơ sở KCB đạt chất lƣợng cao trên cơ sở giảm chi phí, đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu cung cấp dịch vụ KCB cho ngƣời dân. Hình thành và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đƣợc những yêu cầu về thực hiện mục tiêu chất lƣợng dịch vụ KCB ở bệnh viện tuyến huyện là một trong những nội dung cơ bản của quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn y tế không đều và còn thấp, tình trạng mất cân đối về cơ cấu lực

lƣợng lao động giữa các cơ sở y tế nói chung, bệnh viện tuyến huyện nói riêng hiện đang là vấn đề tác động lớn tới dịch vụ KCB của nhân dân.

Về trang thiết bị và công nghệ

Khả năng về trang thiết bị, công nghệ hiện có và quy trình công nghệ của cơ sở KCB nói chung, bệnh viện tuyến huyện nói riêng ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dịch vụ KCB. Trong nhiều trƣờng hợp, trình độ và cơ cấu công nghệ quyết định đến chất lƣợng dịch vụ KCB tạo ra. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả máy móc thiết bị hiện có, kết hợp giữa công nghệ hiện có với đổi mới để nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB là một trong những hƣớng quan trọng nâng cao chất lƣợng hoạt động của các cơ sở KCB và dịch vụ KCB.

Về trình trình độ tiến bộ khoa học -công nghệ

Trình độ chất lƣợng của dịch vụ KCB không thể vƣợt qua giới hạn khả năng của trình dộ tiến bộ khoa học - công nghệ của một giai đoạn lich sử nhất định. Dịch vụ KCB trƣớc hết thể hiện ở những đặc trƣng về trình độ kỹ thuật tạo ra dịch vụ đó. Mặt khác, tiến bộ khoa học - công nghệ tạo phƣơng tiện điều tra, nghiên cứu khoa học chính xác hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu thành đặc điểm dịch vụ chính xác hơn nhờ trang bị những phƣơng tiện hiện đại.

1.4.3. Thể chế và chính sách khám chữa bệnh

Môi trƣờng pháp lý và chính sách KCB cùng với cơ chế quản lý có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cáo chất lƣợng dịch vụ KCB của các cơ sở KCB và bệnh viện tuyến huyện.

Môi trƣờng pháp lý với những cơ chế phù hợp sẽ kích thích các cơ sở KCB đẩy mạnh đầu tƣ, cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ.

Ngƣợc lại, môi trƣờng pháp lý và chính sách không khuyến khích sẽ tạo ra sự trì trệ, giảm động lực nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB.

Trình độ tổ chức quản lý của các cơ sở cung cấp dịch vụ KCB cũng có tác động trực tiếp và to lớn đến chất lƣợng dịch vụ KCB.

Một cơ sở KCB là một hệ thống trong đó có sự phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng. Chất lƣợng đạt đƣợc trên cơ sở giảm chi phí phục thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của cơ sở KCB.

Chất lƣợng của hoạt động quản lý chất lƣợng hoạt động của dịch vụ KCB. Theo W.E.Deming thì có tới 85% những vấn đề về chất lƣợng do hoạt động quản lý gây ra. Vì vậy, hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB, thỏa mãn nhu cầu KCB cả về chi phí và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật khác.

1.4.4. Hội nhập và toàn cầu hóa

Tình hình phát triển kinh tế trên thế giới, xu hƣớng toàn cầu hóa với sự tham gia hội nhập kinh tế của các quốc gia trên thế giới, đẩy mạnh tự do thƣơng mại quốc tế, sự phát triển của khoa học, công nghệ thông tin đã làm thay đổi nhiều cách tƣ duy và đòi hỏi các cơ sở KCB phải có khả năng thích ứng cao, cạnh trang ngày càng gay gắt giữa các đơn vị KCB cùng với sự bão hòa của thị trƣờng.

Thị trƣờng là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hƣớng cho sự phát triển của dịch vụ KCB. Các cơ sở chỉ có thể tồn tại khi nó đáp ứng đƣợc những nhƣ cầu của khách hàng.

Xu hƣớng phát triển và hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ KCB phụ thuộc chủ yếu vào đăch điểm và xu hƣớng vận động của nhu cầu trên thị trƣơng. Thị trƣờng sẽ tự điều tiết theo các quy luật khách quan nhƣ quy luật giá trị, cung -cầu, cạnh tranh.

Dịch vụ KCB và chất lƣợng dịch vụ KCB đƣợc tạo ra trong toàn bộ quá trình hoạt động của các cơ sở KCB. Do tính chất phức tạp và tổng hợp của khái niệm chất lƣợng dịch vụ KCB nên việc tạo ra và hoàn thiện dịch vụ

KCB chịu tác động của rất nhiều các nhân tố thuộc môi trƣờng bên ngoài và những nhân tố thuộc môi trƣờng bên trong của các cơ sở KCB. Các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ ràng buộc với nhau, tạo ra tác động tổng hợp đến chất lƣợng dịch vụ KCB của các cơ sở KCB và bệnh viện tuyến huyện.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chƣơng 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về QLNN đối với dịch vụ KCB tại các bệnh viện tuyến huyện hiện nay. QLNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh đăk lăk (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)