7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Điều kiện phát triển kinh tế tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở độ cao từ 400m - 600m so với mặt biển, có vùng đất bazan rộng lớn, tƣơng đối bằng phẳng và rất màu mỡ, thích hợp với các loại cây công nghiệp, hiện có 210.000 ha cà phê với sản lƣợng 350.000 tấn nhân, nhiều nhất cả nƣớc. Sản phẩm cà phê của tỉnh chiếm tỷ trọng 70% tổng giá trị kinh tế của ngành Nông nghiệp. Diện tích cao su khoảng 25.000 nghìn ha với sản lƣợng mủ khai thác 17.000 tấn mủ khô/năm. Diện tích cây bông vải đạt trên 12.000 ha, cao nhất cả nƣớc. Ngành Công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở các lĩnh vực chế biến nông sản với quy mô vừa và nhỏ, trên địa bàn có Nhà máy Thuỷ điện Đray H'linh với công suất 12 MW. Hiện nay, Nhà nƣớc đang đầu tƣ xây dựng công trình thuỷ điện Buôn Kuốp công suất 260 MW và công trình thuỷ điện Đray H'linh 2 với công suất 18 MW trên dòng sông Sêrêpốc. Là một tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú, đặc biệt có diện tích đất và rừng khá lớn, có lợi thế trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Giai đoạn 2010 - 2015, tình hình kinh tế - xã hội của cả nƣớc nói chung và Đắk Lắk nói riêng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là tình trạng suy thoái kinh tế của nhiều nƣớc và khu vực trên thế giới, những vấn đề mới phát sinh do các tranh chấp trên Biển Đông, doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thua lỗ, giải thể, khô hạn diễn ra khốc liệt. Tất cả các yếu tố trên đan xen tác động đến quá trình phát triển của tỉnh. Song với quyết tâm chính trị cao, toàn Đảng bộ đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của Đảng bộ tỉnh đề ra và đạt nhiều kết quả quan trọng.
Quy mô, chất lƣợng nền kinh tế tiếp tục đƣợc nâng lên: trong bối cảnh có nhiều yếu tố không thuận lợi, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh năm 1994) vẫn đạt mức tăng khá, bình quân 8%/năm. So với năm 2010, quy mô nền kinh tế năm 2015 gấp gần 1,5 lần, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 34,9 triệu đồng, gấp 2,2 lần. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tiến bộ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp. Năm 2015, ƣớc tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47%, giảm 2,4%, công nghiệp - xây dựng chiếm 16,2%, tăng 0,5%, dịch vụ chiếm 36,7%, tăng 2,7% so với năm 2010.
Nông nghiệp, nông thôn có bƣớc phát triển đi vào chiều sâu: tốc độ tăng trƣởng trong lĩnh vực nông nghiệp khá ổn định, bình quân tăng 4%/năm. Các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa cà phê, cao su, tiêu đều tăng diện tích và từng bƣớc thực hiện tái canh, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ về giống, quản lý dịch bệnh, tƣới nƣớc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch, đã cải thiện năng suất, chất lƣợng sản phẩm, gia tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Ƣớc tính giá trị sản xuất bình quân/1 ha đất nông nghiệp năm 2015 đạt khoảng 72,3 triệu đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2010. Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới đƣợc tập trung chỉ đạo. Đến tháng 9/2015, bình quân chung toàn tỉnh đã đạt 10,4 tiêu chí/xã và có 7 xã hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí nông thôn mới.
Từng bƣớc cải thiện cơ sở hạ tầng: hệ thống các đô thị, điểm dân cƣ nông thôn tiếp tục đƣợc quy hoạch và phát triển. Đô thị trung tâm của tỉnh, thành phố Buôn Ma Thuột đã đƣợc công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh và đang xây dựng, phát triển thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Các tuyến giao thông đối ngoại nhƣ: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột và các tuyến quốc lộ đã và đang đƣợc cải tạo mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới. Giao thông đối nội đã kết nối thông suốt đến 100% trung tâm các xã trên
toàn tỉnh, trong đó nhựa hoá và bê tông hoá 95,5% đƣờng tỉnh, 81% đƣờng huyện và 42% đƣờng xã.
Thƣơng mại - dịch vụ phát triển cả về quy mô và chất lƣợng: khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 11,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 15,2%/năm, giá trị năm 2015 ƣớc đạt 47.686 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với năm 2010. Nhiều siêu thị, trung tâm thƣơng mại đƣợc đầu tƣ xây dựng và hoạt động khá tốt, góp phần cung ứng hàng hóa tiêu dùng đảm bảo chất lƣợng, giữ bình ổn giá và từng bƣớc hình thành thói quen giao dịch văn minh, hiện đại trong dân cƣ. Đến cuối năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 5.813 doanh nghiệp hoạt động, tổng vốn đăng ký gần 19.200 tỷ đồng.