7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng dịch vụ khám chữa bệnhở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk
Đăk Lắk
2.2.1. Quy mô và phân bố các bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đăk Lắk
Nhằm đáp ứng nhu cầu KCB cho ngƣời dân, hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh tuân theo sự phát triển của ngành Y tế gồm 2 khối cơ bản: khối KCB và khối y tế dự phòng.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk quản lý 48 đơn vị trực thuộc, trong đó: 20 bệnh viện (06 bệnh viện tuyến tỉnh, 14 bệnh viên đa khoa tuyến huyện), 11 trung tâm tuyến tỉnh, 02 chi cục (Chi Cục DS-KHHGĐ, Chị cục An toàn vệ sinh thực phẩm), 15 trung tâm y tế tuyến huyện, 15 trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện trực thuộc Chi Cục DS-KHHGĐ, 184 trạm y tế xã/phƣờng/thị trấn trực thuộc Trung tâm Y tế huyện [22].
Năm 2014, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 70,1% (kế hoạch đặt ra cho năm 2014 là 50,5%). Tỷ lệ giƣờng bệnh trên một vạn dân đạt 22,34% (tăng 2,37% so với cuối năm 2013). Đến năm 2016 có 75,5% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% trạm y tế xã có bác sĩ, trung bình có 6,6 bác sĩ và 22,8 giƣờng bệnh/1 vạn dân [22].
2.2.2. Điều kiện thực hiện dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk huyện tỉnh Đắk Lắk
Đội ngũ y bác sỹ và cán bộ y tế
Bảng 2.1. Cơ cấu nhân lực y tế tỉnh, huyện của tỉnh Đắk Lắk năm 2016
Tỉnh, huyện, thị xã Bệnh viện Trung TTDS- Phòng đa khoa tâm y tế KHHGĐ y tế
Tổng số 1563 381 102 67
TP. Buôn Ma Thuật 222 40 10 6
Thị xã Buôn Hồ 141 28 7 4
Huyện Krông Ana 89 29 7 4
Huyện Lắk 81 26 6 5
Huyện Krông Bông 87 28 4 4
Huyện Cƣ M’Gar 121 27 8 4
Huyện Buôn Đôn 75 24 7 4
Huyện Ea Súp 62 24 6 4 Huyện kông Pắc 149 26 8 5 Huyện Ea Kar 102 31 7 5 Huyện M’Đrắk 119 27 8 4 Huyện Ea H’leo 97 24 7 4 Huyện Krông Búk - 25 5 6
Huyện Krông Năng 107 29 6 3
Huyện Cƣ Kuin 111 24 6 4
Nguồn: Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ và CSSKND giai đoạn 2010 - 2015 định hướng 2016 - 2020
Nhân lực y tế bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang làm việc trong hệ thống y tế công lập, các cơ sở đào tạo ngành y
dƣợc, và những ngƣời tham gia hoạt động quản lý và cung ứng dịch CSSK nhân dân [27].
Cán bộ ngành dƣợc năm 2016 có 546 ngƣời, tăng so với năm 2014 khoảng 79 ngƣời, so với năm 2011 tăng 126 ngƣời, so với năm 2012 tăng 161 ngƣời, so với năm 2010 tăng 259 ngƣời. Nhân lực của ngành dƣợc chủ yếu là dƣợc sĩ trung cấp.
Cán bộ ngành Y tế năm 2016 của tỉnh Đắk Lắk có 5.562 ngƣời, cao hơn so với năm 2012 khoảng 836 ngƣời, cao hơn so với năm 2011 khoảng 1.381 ngƣời, so với năm 2010 cao hơn khoảng 1.572 ngƣời, so với năm 2009 tăng khoảng 1.977 ngƣời [26].
NNL dƣới 30 tuổi phân bổ ở tuyến tỉnh có 746 ngƣời, ở tuyến huyện có 807 ngƣời, ở tuyến xã có 551 ngƣời, NNL y tế ở độ tuổi từ 30 - 50 tuổi phân bổ ở tuyến tỉnh là 1.336 ngƣời, ở tuyến huyện là 1.058 ngƣời, ở tuyến xã là 876 ngƣời, NNL y tế trên 51 tuổi phân bổ ở tuyến tỉnh là 344 ngƣời, ở tuyến huyện là 248 ngƣời, ở tuyến xã là 142 ngƣời. NNL nữ có số lƣợng nhỉnh hơn so với NNL nam, đa số chiếm trên 50% tổng số NNL y tế, tốc độ tăng bình quân của NNL nữ khoảng 12.45% cao hơn so với tốc độ phát triển bình quân của NNL nam [26].
Cán bộ ngành y có xu hƣớng tăng khá nhanh cả về trình độ thạc sỹ và chuyên khoa I, chuyên khoa II với tổng số lƣợng 1.510 ngƣời. Riêng bộ phận y tá có tăng khá cao, có khoảng 1.608 ngƣời chủ yếu là trung cấp, còn các y sĩ, hộ sinh tăng nhƣng số lƣợng tăng còn ít. Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk vẫn chƣa có tiến sỹ ngành y, ngành dƣợc thì chỉ có đào tạo đến trình độ đại học, chƣa có dƣợc sĩ là thạc sỹ.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh
Đẩy mạnh xã hội hóa, đầu tƣ nâng cấp trang thiết bị y tế: công tác CSSK nhân dân tiếp tục đƣợc cải thiện, nâng dần chất lƣợng khám chữa bệnh ở các tuyến. Xã hội hóa y dƣợc tƣ nhân phát triển mạnh và đƣợc quản
lý tốt hơn. Đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn của ngành Y tế đƣợc tăng cƣờng. Mạng lƣới bệnh viện, trung tâm y tế tuyến tỉnh, huyện và trạm y tế xã đƣợc đầu tƣ nâng cấp và trang bị mới nhiều thiết bị hiện đại, nâng cao chất lƣợng khám và chữa bệnh. Đến năm 2015, có 75,5% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% trạm y tế xã có bác sĩ, trung bình có 6,6 bác sĩ và 22,8 giƣờng bệnh/1 vạn dân [21].
2.2.3. Nhu cầu về dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk
Với đặc điểm thời tiết khí hậu ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riềng, Đắk Lắk là khu vực có nhiều dịch bệnh. Trong những năm gần đây, theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Đắk Lắk có 8 loại bệnh chủ yếu: bệnh cúm, lao, tay chân miệng, viêm gan A, sốt rét, tiêu chảy cấp, viêm phổi, tả Số ngƣời có bệnh và cần đƣợc KCB gia tăng, đòi hỏi sự đáp ứng từ phía các cơ sở y tế.
Trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ công tác y tế đề ra, Đắk Lắk đã đạt đƣợc một số chỉ báo CSSK và KCB nhƣ bảng 2.2.
Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh ở tỉnh Đắk Lắk Chỉ báo 2012 2013 2014 2015 Bác sĩ bình quân 1 vạn dân (Ngƣời) 5,50 5,70 5,73 6,61 Giƣờng bệnh tính bình quân 1 vạn dân (Giƣờng) 17,40 19,30 19,97 22,60 Tỷ lệ trạm y tế xã/phƣờng/thị trấn có bác sĩ (%) 87,50 94,00 99,45 100,00 Tỷ lệ tram y tế xã/phƣờng/thị trấn có nữ hộ sinh (%) 98,37 98,91 95,11 95,11
Số ca mắc các bệnh dịch (Ca) 77.064 58.032 52.320 46.839 Số ngƣời chết vì các bệnh dịch
8 2 4 2
(Ngƣời)
Tỷ lệ trẻ em dƣới 1 tuổi đƣợc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc
87,30 89,10 83,08 82,61 xin (%)
Tỷ lệ trẻ sơ sinh có trọng lƣợng
dƣới 2500 gram (%) 2,48 3,28 3,59 3,55
Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy
dinh dƣỡng (%) 26,50 24,60 23,40 23,00 Số trẻ em dƣới 15 tuổi mắc các bệnh có vắc xin tiêm chủng 24 32 28 118 (Trẻ) Số trẻ em dƣới 15 tuổi chết do các bệnh có vắc xin tiêm chủng 3 5 3 4 (Trẻ)
Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Đắk Lắk năm 2016
Bên cạnh các thành quả đạt đƣợc trong công tác y tế, Đắk Lắk còn nhiều vấn đề tồn tại liên quan đến sức khỏe của những nhóm xã hội đặc biệt nhƣ ngƣời nghèo, ngƣời dân tộc và trẻ em. Ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk cũng đặt ra mục tiêu trọng tâm là tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lƣới y tế tuyến huyện nhƣ: chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện và xử lý kịp thời, không để dịch lớn xảy ra, thực hiện đồng bộ các biện pháp để nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến tuyến xã, tăng cƣờng quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, đầu tƣ cơ sở vật
độ phục vụ, y đức của y, bác sỹ đối với ngƣời bệnh và gia đình ngƣời bệnh. Các chƣơng trình mục tiêu quốc gia do ngành Y tế quản lý đã triển khai thực hiện đúng tiến độ, khá đồng bộ, thu đƣợc nhiều kết quả tốt ở tuyến huyện góp phần không nhỏ nâng cao chất lƣợng KCB ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk trong những năm gần đây.
Mặc dù ngƣời dân có những hiểu biết cơ bản về sức khỏe và bệnh tật song nhận thức của họ về vấn đề này chƣa đầy đủ, nhất là ý thức phòng bệnh truyền nhiễm. Số ngƣời có bệnh và cần đƣợc khám chữa bệnh gia tăng, đòi hỏi sự đáp ứng từ phía các cơ sở y tế đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện, số liệu về khám chữa bệnh giai đoạn từ 2012 - 2015, xem bảng 2.3.
Bảng 2.3: Số lƣợt ngƣời dân khám chữa bệnh ở Đắk Lắk giai đoạn 2012 - 2015 Công tác 2012 2013 2014 2015 khám chữa bệnh Lƣợt ngƣời đến khám 3.484.167 3.430.999 3.679.382 3.521.556 Lƣợt điều trị nội trú 252.276 238.848 248.542 272.762 Lƣợt phẫu thuật 52.742 49.912 57.438 60.701
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các Báo cáo tổng kết công tác y tế và kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế Đắk Lắk các năm 2012 - 2015, Sở Y tế Đắk Lắk, UBND tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên Đắk Lắk là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với những phong tục tập quán sinh hoạt không còn phù hợp với yêu cầu về bảo đảm y tế hiện nay. Nhận thức về KCB ở ngƣời dân còn thấp là một nguyên nhân góp phần vào hậu quả là hầu hết các chỉ số sức khỏe, y tế trong vùng đều thấp hơn so với trung bình của cả nƣớc. Ngƣời dân mặc dù lạc quan về tình trạng sức khỏe của bản thân và gia đình, nhƣng hiểu biết không rõ ràng và đầy đủ về sức khỏe, bệnh tật, khám chữa bệnh. Ngƣời dân tin
tƣởng khu vực y học chuyên môn đƣợc nhà nƣớc công nhận nhƣng còn một bộ phận ngƣời dân tự ý chữa trị khi có bệnh hoặc vẫn tin vào cách chữa bệnh của ông lang vƣờn, bà mụ vƣờn, thầy mo, thầy cúng.
Đa số ngƣời dân do nhận thức chƣa rõ về vấn đề sức khỏe dẫn đến việc thể hiện nhu cầu về sức khỏe cũng chƣa chính xác.
Khi có bệnh, ngƣời dân mong muốn tự chữa trị, khi triệu chứng nặng lên mới tìm đến các cơ sở y tế. Một số đối tƣợng dân tộc thiểu số, do nhận thức lạc hậu nên họ vẫn tin tƣởng và mong muốn tìm kiếm hỗ trợ ở khu vực dân gian với các thầy mo, thầy cúng và bà mụ vƣờn không bằng cấp.
2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về dịch vụ khám chữa bệnhở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Tổ chức thực hiện thể chế và chính sách về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện
Trên cơ sở văn bản cơ quan cấp trên, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk cũng đã ban hành các văn bản quy định, hƣớng dẫn, đôn đốc thực hiện trên lĩnh vực quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB tại các cơ sở KCB trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, cho đến nay Sở Y tế vẫn chƣa trình UBND tỉnh phê duyệt đề án về nâng cao năng lực quản lý chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Các bệnh viện tuyến huyện đã ban hành các đề án chất lƣơng giai đoạn 2015 - 2020. Hàng năm đều xây dựng các kế hoạch cải tiến chất lƣợng dịch vụ KCB tại bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, tất cả các bệnh viện đã triển khai thực hiện theo thông tƣ 19/2013/TT-BYT về việc hƣớng dẫn công tác quản lý chất lƣợng dịch vụ KCB tại bệnh viện.
UBND tỉnh đã có Quyết định số 2973/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk
giai đoạn 2008 - 2020 [29]. Với mục tiêu xây dựng, phát triển ngành Y tế trở thành ngành dịch vụ chất lƣợng cao, đóng góp lớn vào quá trình phát triển toàn diện con ngƣời, nâng cao mức sống đẩy nhanh tăng trƣởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững, xây dựng, phát triển hệ thống tổ chức y tế trên địa bàn theo hƣớng Đắk Lắk là một trong ba trung tâm dịch vụ y tế chất lƣợng cao của cả nƣớc. Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 11/12/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc thực hiện lộ trình tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2015 - 2020, trong đó phải đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng KCB bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi của ngƣời tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu KCB của ngƣời tham gia bảo hiểm y tế [30].
Sở Y tế đã chỉ đạo các bệnh viện tích cực triển khai Chỉ thị số 05/CT- BYT ngày 10/9/2012 về việc tăng cƣờng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lƣợng khám bệnh, chữa bệnh sau khi điều chỉnh giá dịch vụ y tế [7].
Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày 22/4/2013 của Bộ Y tế, ban hành Hƣớng dẫn quy trình khám bệnh tại Khoa Khám bệnh của bệnh viện. Việc triển khai thực hiện các văn bản này đã góp phần quan trọng vào việc cải tạo, nâng cấp khoa khám bệnh, cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi khi KCB cho ngƣời dân [8].
Đã tích cực triển khai có hiệu quả đề án thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012 - 2015 và 2020, phấn đấu đạt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI về một vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 [14].
100% bệnh viện đã xây dựng, ban hành, phổ biến mục tiêu chất lƣợng để nhân viên y tế, ngƣời bệnh và cộng đồng đƣợc biết. Mục tiêu chất lƣợng phù hợp với chính sách, pháp luật liên quan đến chất lƣợng và nguồn lực của bệnh viện.
100% bệnh viện đã xây dựng, phê duyệt kế hoạch và lập chƣơng trình bảo đảm, cải tiến chất lƣợng thông qua việc xác định các vấn đề ƣu tiên. Nội dung của kế hoạch chất lƣợng đƣợc lồng ghép vào kế hoạch hoạt động hằng năm và 5 năm, phù hợp với nguồn lực của bệnh viện.
Thực hiện chính sách khen thƣởng kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc triển khai nhiệm vụ liên quan tới nâng cao chất lƣợng dịch vụ KCB.
Qua khảo sát, 14/14 bệnh viện chuyên khoa tuyến huyện đều tổ chức triển khai thực thi các quy định, hƣớng dẫn chuyên môn do Bộ Y tế và bệnh viện ban hành, bao gồm hƣớng dẫn chuẩn đoán và điều trị, hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật, hƣớng dẫn quy trình chăm sóc và các văn bản hƣớng dẫn chuyên môn khác.
Tổ chức triển khai thực hiện kiểm định chất lƣợng nhằm đánh giá việc thự hiện các quy định, hƣớng dẫn chuyên môn của bệnh viện, tiến hành phân tích có hệ thống chất lƣợng chuẩn đoán, điều trị, chăm sóc ngƣời bệnh, bao gồm các quy trình kỹ thuật lâm sàng, cận lâm sàng sử dụng trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc ngƣời bệnh.
Có 14/14 bệnh viện chuyên khoa tuyến huyện đã thiết lập chƣơng trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn ngƣời bệnh và nhân viên y tế với các nội dung chủ yếu sau:
- Xác định chính xác ngƣời bệnh, tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ, - An toàn phẫu thuật, thủ thuật;
- An toàn trong sử dụng thuốc;
- Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện;
- Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi, truyền đạt thông tin sai lệch giữa nhân viên y tế;
- An toàn trong sử dụng trang thiết bị y tế;
- Bảo đảm môi trƣờng làm việc an toàn cho ngƣời bệnh và nhân viên y tế, tránh tai nạn, rủi ro, phơi nhiễm nghề nghiệp;
- Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sử cố y khoa tại các khoa lâm sang và toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện;
- Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan của nhân viên y tế, đánh giá các rủi ro tiềm có thể xảy ra;
- Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có các hành động khắc