Điều kiện phát triển xã hội tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh đăk lăk (Trang 50 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Điều kiện phát triển xã hội tỉnh Đắk Lắk

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộc cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc ÊĐê, M'Nông, tày, nùng với những lễ hội cồng chiêng, đua voi vào những ngày trọng đại của tỉnh, kiến trúc nhà sàn, nhà Rông, các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng nhƣ các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rƣng, các bản trƣờng ca Tây Nguyên là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã đƣợc tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.

Dân tộc Ê Đê thuộc ngữ hệ Malayô - Pôlinêdiêng, địa bàn cƣ trú chủ yếu là các huyện phía Bắc và phía Nam: từ Ea Hleo, Buôn Hồ xuống M’Đrắk và kéo dài lên Buôn Ma Thuột. Dân tộc M'nông thuộc ngữ hệ Môn-Khơme, địa bàn cƣ trú chủ yếu là các huyện phía Nam và dọc biên giới Tây Nam.

Giáo dục đã có bƣớc tiến trong kiên cố hóa, chuẩn hóa trƣờng lớp học: cơ sở vật chất trƣờng học tiếp tục đƣợc đầu tƣ, xây dựng theo hƣớng kiên cố hóa, chuẩn hóa, từng bƣớc hiện đại hóa. So với năm 2010, năm 2015, đạt 95% thôn, buôn có điểm trƣờng hoặc lớp mẫu giáo, tăng 10,7%, có 68,5% số phòng học đã đƣợc kiên cố hóa, tăng 10%, 31% số trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, tăng 19,4%. Quy mô chất lƣợng ở các bậc học có sự tiến bộ, duy trì đƣợc kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở toàn tỉnh. Đến nay có 50% lao động của tỉnh đã qua đào tạo, tăng 13%, trong đó có 40% qua đào tạo nghề, tăng 11% so với năm 2010.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về dịch vụ khám chữa bệnh ở bệnh viện tuyến huyện tỉnh đăk lăk (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)