Các chỉ tiêu đo lƣờng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng

Chỉ tiêu khả năng sinh lời đƣợc đo lƣờng bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các chỉ tiêu kết quả hoặc giữa lợi nhuận với phƣơng tiện của doanh nghiệp [41]. Chỉ tiêu khả năng sinh lời đƣợc thiết kế nhằm đo lƣờng khả năng sinh lời của doanh nghiệp theo nhiều góc độ khác nhau tùy theo mục tiêu của nhà phân tích. Tuy nhiên, ở khía cạnh khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích thƣờng sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp NOP (Net operating profitability).

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) là một tỷ lệ tài chính cho thấy tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận mà doanh nghiệp kiếm đƣợc trong mối quan hệ với tổng tài sản, đo lƣờng ROA sẽ bao gồm tất cả các tài sản của doanh nghiệp – bao gồm cả những phát sinh từ các khoản nợ cũng nhƣ những phát sinh từ các khoản đóng góp của các nhà đầu tƣ. Vì vậy, ROA sẽ cho ta thấy sự hiệu quả của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.

Công thức:

ROA = à â

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) cho thấy có bao nhiêu lợi nhuận kiếm đƣợc của một doanh nghiệp so với tổng số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.

ROE là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất. Nó thƣờng đƣợc xem là tỷ lệ tối thƣợng có thể đƣợc lấy từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nó là chỉ tiêu để đo lƣờng khả năng sinh lời của một doanh nghiệp đối với chủ đầu tƣ.

Công thức:

ROE =

â

Trong các nghiên cứu trƣớc về mối quan hệ giữa quản trị vốn lƣu động và khả năng sinh lợi, có nhiều chỉ tiêu đo lƣờng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trong đó sử dụng phần lớn ROA và ROE để đo lƣờng khả năng sinh lời nhƣ Padachi [21], Garcia – Teruel và Martinez –Solano [14], Nobanee và AlHajjar [20], Charitou [8].

Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp (NOP)

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận hoạt động gộp thể hiện khoảng chênh lệch giữa giá bán và giá vốn của sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ số này cho biết mỗi đồng tài sản tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Doanh nghiệp nào có tỷ suất lợi nhuận hoạt động gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.

Các nhà nghiên cứu sử dụng nó làm biến phụ thuộc trong việc đo lƣờng khả năng sinh lợi nhƣ TS. Vƣơng Đức Hoàng Quân và cộng sự [45], ThS.

Chu Thị Thu Thủy [45], ThS. Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam [28]. Công thức:

NOP = à àá ốả àà í á

Chỉ tiêu NOP đo lƣờng khả năng sinh lời mang tính chất cốt lõi của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng, khi mà hoạt động sản xuất kinh doanh của họ là chủ yếu, các hoạt động về tài chính chỉ là hoạt động phụ. Do đó, tài sản tài chính đã đƣợc loại trừ ra khỏi tổng tài sản, xem xét một cách cụ thể tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vì vậy, nghiên cứu này đã sử dụng chỉ tiêu NOP để đo lƣờng khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng, và làm biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu của đề tài.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)