CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu

Mục tiêu cơ bản của quản trị vốn lƣu động là quản lý tài sản ngắn hạn, các khoản nợ của doanh nghiệp và duy trì một lƣợng vốn lƣu động ở mức độ hiệu quả nhất. Các nghiên cứu trƣớc đây đã đề cập đến việc quản lý vốn lƣu động đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó tác động tới khả năng sinh lời cũng nhƣ rủi ro của doanh nghiệp.

Giả thuyết H1:

Hệ số quay vòng các khoản phải thu (ACP) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và gắn liền với nội dung quản trị vốn lƣu động. Tỷ số này cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt đƣợc doanh thu trong kỳ đó. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Hệ số vòng quay phải thu càng lớn thì khả năng sinh lời càng nhiều, tức là giảm thời gian thu tiền sẽ có tác động tích cực đến khả năng sinh lời. Đây chính là kết luận bởi nhiều nhà nghiên cứu nhƣ Deloof [10], Padachi [21], Afza và Nazir [2], Sharma và Kumar [24], hay Gul và cộng sự [13]... Từ các bằng chứng thực nghiệm đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H1: Hệ số vòng quay phải thu (ACP) tác động cùng chiều đến NOP

Giả thuyết H2:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho (AIP) thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả nhƣ thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng

nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì nhƣ thế có nghĩa là lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngƣng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì khả năng sinh lời càng nhiều, doanh nghiệp ít bị đọng vốn hoạt động, nếu chỉ số này ở mức thấp thì khả năng sinh lời sẽ bị ảnh hƣởng, đó là kết luận của nhiều nhà nghiên cứu nhƣ Deloof [10], Padachi [21], Afza và Nazir [2], Nobanee và AlHajjar [20], hay Gul và cộng sự [13] ... Từ các bằng chứng thực nghiệm đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H2: Hệ số vòng quay hàng tồn kho (AIP) tác động cùng chiều đến NOP

Giả thuyết H3:

Hệ số vòng quay phải trả (APP) cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp nhƣ thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hƣởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trƣớc chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trƣớc. Ngƣợc lại, nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trƣớc chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trƣớc. Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, cũng cần lƣu ý việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp doanh nghiệp giảm đƣợc chi

phí về vốn, đồng thời thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lƣợng sản phẩm đối với khách hàng.

Nếu doanh nghiệp kéo dài thời gian trả tiền cho nhà cung cấp (hệ số vòng quay phải trả nhỏ) thì có thể làm khả năng sinh lời sẽ tăng. Việc chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác nhƣ một nguồn tài trợ cho vốn lƣu động và có thể đƣợc dùng để gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đa số các nghiên cứu đều ủng hộ kết quả này nhƣ Nobanee và AlHajjar [20], Dong và Su [12]… Từ các bằng chứng thực nghiệm đó, tác giả đề xuất giả thuyết sau:

H3: Hệ số vòng quay phải trả (APP) tác động ngược chiều đến NOP

Giả thuyết H4:

Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thƣờng thích công ty có tỷ số nợ thấp vì nhƣ vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngƣợc lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì nhƣ vậy làm gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỷ số nợ của bình quân ngành. Đứng trên góc độ nhà quản trị, khoản nợ vay luôn là một khoản bổ sung hàng đầu cho vốn chủ sở hữu để có thể tăng thêm nguồn hình thành tài sản, đặc biệt là đầu tƣ tài sản cố định cho doanh nghiệp, sử dụng vốn vay đang là đặc điểm chung của tất cả các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ số nợ cao sẽ dẫn đến giảm khả năng thanh toán cũng nhƣ giảm khả huy động các nguồn lực cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh (chủ yếu là vốn), từ đó gián tiếp ảnh hƣởng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Mohamad và Saah [19], Gul và cộng sự [13], Ths. Từ Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên [43] đã cho thấy có mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ số nợ (DR) và khả năng sinh lời. Do đó, tác giả đề xuất các giả thuyết sau:

Giả thuyết H5:

Tài sản ngắn hạn (tài sản lƣu động) là khoản mục rất quan trọng trong vốn lƣu động, tài sản ngắn hạn thấp có thể ảnh hƣởng đến việc gián đoạn sản xuất hoặc quá trình cung cấp hàng hóa, gây ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn (CTR) thể hiện chính sách đầu tƣ vốn lƣu động thông qua việc quy trì một tỷ trọng tài sản lƣu động trong tổng tài sản. Nếu tỷ số này quá thấp thể hiện chính sách nhạy cảm của doanh nghiệp khi đầu tƣ quá ít vào tài sản lƣu động. Vì là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc duy trì lƣợng tài sản ngắn hạn nhất định phục vụ cho việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất hay phân phối hàng hóa nên biến này đƣợc các tác giả Azam và Haizer [4], Tô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên [42] sử dụng trong nghiên cứu của họ. Từ đó, tác giả để xuất giả thuyết sau:

H5: Tỷ trọng tài sản ngắn hạn (CTR) tác động cùng chiều đến NOP

Giả thuyết H6:

Tài sản tài chính là những tài sản có giá trị không dựa vào nội dung vật chất của nó (giống nhƣ bất động sản gồm nhà cửa, đất đai) mà dựa vào các quan hệ trên thị trƣờng. Tài sản tài chính bao gồm các công cụ tài chính nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác. Đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng, tài sản tài chính chủ yếu là khoản tiền gửi ngân hàng, đây là một lƣợng tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền mặt nhanh và có tính lỏng rất cao, giúp cho doanh nghiệp có thể hoàn trả nhanh các khoản nợ đến hạn. Tài sản tài chính mặc dù đã đƣợc loại trừ ra khỏi biến phụ thuộc NOP, tuy nhiên, lƣợng tài sản tài sản chính trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp lại có tầm ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng huy động vốn, đàm phán với nhà cung cấp trong việc kéo dài thời gian thanh toán. Do đó, tài sản tài chính đang có sự tác đáng kể đến khả năng sinh lời của các

doanh nghiệp sản xuất. Nghiên cứu của Kulkanya Napompech [18], Ths. Từ Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên [43], Ths. Chu Thị Thu Thủy [29] đã sử dụng biến tỷ trọng tài sản tài chính (FAR) và cho kết quả thuận chiều với khả năng sinh lời. Từ đó, tác giả để xuất giả thuyết sau:

H6: Tỷ trọng tài sản tài chính (FAR) tác động cùng chiều đến NOP

Giả thuyết H7:

Tỷ số chi phí bán hàng trên tài sản (hoặc nguồn vốn) (MI) cho biết lƣợng vốn tài trợ cho khoản chi phí bán hàng, giúp hoạt động xúc tiến bán hàng đƣợc thuận lợi nhằm nâng cao doanh thu. Theo UNIDO [44], vốn lƣu động là tiền để chi trả cho các chi phí trong chu kỳ sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng cũng là một trong những khoản chi phí cần chi trả trong kỳ để tăng hoạt động xúc tiến cung cấp hàng hóa ra thị trƣờng; chi phí quảng cáo, bán hàng hợp lý góp phần tăng doanh thu và tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp. Ngoài ra, vốn lƣu động là một trong những khoản tài trợ chủ yếu cho chi phí bán hàng nên nó ảnh hƣởng đến việc quản trị vốn lƣu động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Quang Khải [35] đã sử dụng biến này để đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tuy nhiên biến này vẫn chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu trƣớc đây đƣa vào mô hình để nghiên cứu tác động của quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Từ đó, tác giả để xuất giả thuyết sau:

H7: Tỷ số chi phí bán hàng trên tài sản (MI) tác động cùng chiều đến NOP

Giả thuyết H8:

Tỷ số thanh toán hiện thời (CR) cho biết khả năng của một doanh nghiệp trong việc dùng các tài sản ngắn hạn nhƣ tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp càng có nhiều khả năng sẽ hoàn trả

đƣợc hết các khoản nợ. Tỷ số thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đang ở trong tình trạng tài chính tiêu cực, có khả năng không trả đƣợc các khoản nợ khi đáo hạn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao cũng không phải là một dấu hiệu tốt bởi vì nó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản chƣa đƣợc hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mohamad và Saah [19], Tô Thị Thanh Trúc và Nguyễn Đình Thiên [42] hay Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên [43] đã sử dụng tỷ số này nhƣ một biến độc lập để tìm sự tác động của quản trị vốn lƣu động đến khả năng sinh lợi và tất cả họ cho rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thanh toán hiện hành và khả năng sinh lợi. Từ đó, tác giả để xuất giả thuyết sau:

H8: Tỷ số thanh toán hiện thời (CR) tác động cùng chiều đến NOP

Giả thuyết H9:

Doanh nghiệp lớn có thể nhận đƣợc các chiết khấu từ nhà cung cấp cao hơn các doanh nghiệp nhỏ do họ có khả năng mua với số lƣợng lớn hàng tồn kho, đồng thời việc thƣơng lƣợng thời gian trả nợ có thể dài hơn các doanh nghiệp nhỏ. Raheman và Nars [23] đã nghiên cứu và đƣa ra kết luận quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời. Quy mô doanh nghiệp (SIZE) tác động tích cực đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Quy mô càng lớn thì sản xuất hàng hóa đƣợc nhiều và mạng lƣới kinh doanh càng rộng, do đó lƣợng hàng hóa bán ra đƣợc nhiều dẫn đến lợi nhuận càng tăng [13]. Tran Viet Hoang [24] hay Vƣơng Đức Hoàng Quân và cộng sự [45] đã sử dụng biến này trong mô hình nghiên cứu của họ. Từ đó, tác giả để xuất giả thuyết sau:

Giả thuyết H10:

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu (GROW) cho biết doanh thu năm sau mà công ty đạt đƣợc tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm so với năm trƣớc. Tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời của công ty, điều này cho thấy khi doanh thu bù đắp các khoản chi phí bỏ ra thì doanh thu góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty và ngƣợc lại [13], các nghiên cứu của Deloof [10], Charritou và cộng sự [8], Tran Viet Hoang [25] cũng đã sử dụng biến này. Từ đó, tác giả để xuất thêm giả thuyết sau:

H10: Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROW) tác động cùng chiều đến NOP

2.3.2. Mô h nh nghiên cứu

Từ các giả thuyết nghiên cứu trên, đề tài đƣa ra mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

Mô hình nghiên cứu tổng quát:

KNSL = f (VLĐ, KSK) Trong đó:

KNSL: Biến phụ thuộc đo lƣờng khả năng sinh lời của doanh nghiệp VLĐ: các biến thuộc thành phần vốn lƣu động

KSK: các biến kiểm soát khác

Mô hình nghiên cứu cụ thể:

Từ các giả thuyết nghiên cứu trên,mô hình hồi quy tuyến tính đƣợc xây dựng với phƣơng trình nhƣ sau:

NOP it = β0 + β 1 ACP it+ β 2 AIP it + β 3 APP it+ β 4DRit + β 5CTR it + β6 FARit + β7 MI it + β8CRit + β9 SIZEit + β10 GROWit + ωit (1) Trong đó:

- Khả năng sinh lời của doanh nghiệp đƣợc đo bằng chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp – NOP. Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu

dùng thì lợi nhuận sinh ra chủ yếu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và thƣơng mại, do đó cần loại bỏ tài sản tài chính ra khỏi tổng tài sản nhằm mục địch đánh giá đúng nhất khả năng sinh lời của ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Do vậy, đề tài này dùng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời hoạt động NOP (Net operating profitability) để do lƣờng khả năng sinh lời của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Các nhà nghiên cứu sử dụng nó làm biến phụ thuộc trong việc đo lƣờng khả năng sinh lợi nhƣ Deloof [10], Vƣơng Đức Hoàng Quân và cộng sự [45], Ths. Chu Thị Thu Thủy [29], ThS. Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam [28].

- Nhóm biến vốn lƣu động đƣợc đo bởi các chỉ tiêu: Hệ số quay vòng phải thu (ACP), hệ số quay vòng hàng tồn kho (AIP), hệ số quay vòng phải trả (APP). Các biến này hầu hết đều đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu của Deloof [10], Padachi [21], Afza và Nazir [2], Gul và cộng sự [13], TS. Vƣơng Đức Hoàng Quân và cộng sự [45], Ths. Chu Thị Thu Thủy [29], ThS. Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam [28].

- Nhóm biến kiểm soát khác đƣợc đo bằng các chỉ tiêu: Tỷ số nợ (DR), tỷ trọng tài sản ngắn hạn (CTR), tỷ số tài sản tài chính (FAR) và tỷ số chi phí bán hàng trên tài sản (MI). Các biến này đƣợc sử dụng bới các nghiên cứu nhƣ Rehaman và Nars [23], Mohamad và Saad [19], Gul và cộng sự [13], Ths. Từ Thị Kim Thoa và TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên [43], ThS. Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam [28], Nguyễn Quang Khải [35]. Ngoài ra, các biến nhƣ tỷ số thanh toán hiện thời (CR), quy mô doanh nghiệp (SIZE) và tốc độ tăng trƣởng doanh thu (GROW) cũng đƣợc sử dụng để giải thích cho biến phụ thuộc NOP . Các biến này đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu của Padachi [21], Rehaman và Nasr [23], Binti Mohamad và Mohd Saad [5], Gul và cộng sự [13], Nguyễn Thị Việt Thủy [39], Tran Viet Hoang [25].

- Sai số ngẫu nhiên ωit = ε it + vit với vi đại diện cho các tác động riêng

biệt không đổi theo thời gian và không quan sát đƣợc của mỗi thực thể doanh nghiệp i.

52 Tóm tắt các biến sử dụng trong mô hình:

Bảng 2.7. Các xác định các biến trong mô hình

Tên biến

hiệu Công thức tính

Kỳ vọng

dấu Tác giả

Tỷ lệ lợi nhuận hoạt động gộp NOP á à á

à à à í (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Deloof, Vuong Duc Hoang Quan…

Hệ số vòng quay phải thu ACP

á

+ Deloof, Padachi...

Hệ số vòng quay hàng tồn kho AIP á à á

à

+ Deloof, Padachi...

Hệ số vòng quay phải trả APP

á

- Nobane & AlHajjar, Dong & Su…

Tỷ số nợ DR

à

- Gul & cộng sự, Từ Thị Kim Thoa & Nguyễn Thị Uyên

Uyên…

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn CTR à

à

+ Azam & Haizer, Tô Thị

Thanh Trúc & Nguyễn Đình Thiên…

53

Tên biến

hiệu Công thức tính

Kỳ vọng

dấu Tác giả

Tỷ trọng tài sản tài chính FAR à à í

à

+ Kulkanya Napompech, Chu

Thị Thu Thủy… Tỷ số chi phí bán hàng trên tài

sản

MI í á à

à (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nguyễn Quang Khải

Tỷ số thanh toán hiện thời CR à

+ Mohamad & Saad, Tô Thi

Thanh Trúc & Nguyễn Đình Thiên…

Quy mô Doanh nghiệp SIZE à ả + Tran Viet Hoàng, Vuong Duc

Hoang Quan…

Tốc độ tăng trƣởng doanh thu GRO

W

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời các doanh nghiệp ngành sản xuất hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51)