M Ở ĐẦ U
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.3. KTQT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các DN của một quốc gia, đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về KTQT cũng như việc vận dụng các công cụ KTQT trong các DN này.
Tại Anh, Drury và cộng sự (1993) cho rằng, các DN nhỏ thường sử dụng các công cụ đơn giản như tính giá dựa trên hoạt động, phân tích độ nhạy, nghiên cứu thị trường nhưng các công cụ hiện đại trong các DN nhỏ thường bị giới hạn hơn các DN lớn. Tương tự, Gunasekaran và cộng sự (1999) cho rằng, các DNVVN ở Anh rất ít quan tâm đến công cụ tính giá dựa trên hoạt động mặc dù nó có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN này. Tiếp đó, Reid và Smith (2002) chỉ ra rằng, khoảng một phần ba các DN nhỏ có lập dự toán, đo lường tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), đây là công cụ sử dụng nhiều nhất. Hệ thống KTQT trong các DN nhỏ có ảnh hưởng đáng kể đển hoạt động và thành quả của những DN này. McChlery và cộng sự (2004) nghiên cứu về mức độ vận dụng hệ thống tài chính (bao gồm cả KTTC và KTQT) trong các DN nhỏ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức độ sử dụng KTQT không bằng KTTC và ngày càng có xu hướng giảm dần. Kết quả cũng cho thấy rằng, các DN nhỏ hầu như không hài lòng với hệ thống KTQT mà họ đang áp dụng. Nhìn chung ở Anh, KTTC được sử dụng rộng rãi trong khi các công cụ mới được đánh giá là ít quan trọng và ít được vận dụng hơn.
Tại Mỹ, Demong và Croll (1981) kết luận rằng, hầu hết các DN nhỏ ở Mỹ đều không có hệ thống KTQT chi phí mặc dù nó là công cụ hữu ích đối với nhà quản lý. Tác giả chỉ ra rằng các DN nhỏ chỉ cần một số dự toán cơ bản và số liệu về giá để hỗ trợ trong việc ra quyết định về giá, các DN lớn sẽ cần một hệ thống kế toán chi phí tinh vi để hỗ trợ họ trong việc đưa ra quyết định về giá. Mclntyre và Icerman (1985) nghiên cứu việc sử dụng tỷ lệ hoàn
vốn kế toán (ARR) trong việc hỗ trợ ra quyết định trong các DN nhỏ, kết quả chỉ ra rằng ARR thường tạo ra các lỗi đáng kể trong quá trình sử dụng và việc sử dụng nó có thể gây ra hiểu nhầm nên các DN nhỏ không được khuyến khích sử dụng tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) để phân tích đầu tư.
Tại Nhật Bản, một cuộc khảo sát về KTQT chi phí trong các DNVVN được thực hiện bởi Hopper và cộng sự (1999), kết quả chỉ ra rằng, việc sử dụng hệ thống chi phí trong các DN nhỏ tương tự như trong các DN lớn, việc sử dụng hệ thống chi phí và công cụ quản trị chi phí không thống nhất với nhau, kế toán quan tâm đến những thói quen đơn giản trong quá trình hạch toán và đã không sử dụng công cụ KTQT chi phí trong việc ra quyết định hoặc đánh giá thành quả của DN.
Các nghiên cứu về KTQT trong các DNVVN ở các nước đang phát triển rất ít. Ahad (2012) nghiên cứu từ 160 DN trong lĩnh vực sản xuất ở Malaysia cho thấy tỷ lệ áp dụng các công cụ KTQT truyền thống cao hơn so với các công cụ KTQT hiện đại. Đặc biệt là các công cụ KTQT liên quan đến việc tính giá, lập dự toán và hệ thống đánh giá thành quả được sử dụng rộng rãi hơn hệ thống hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược. Các DN vừa có xu hướng sử dụng các công cụ liên quan đến hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược nhiều hơn các DN nhỏ. Kết quả cũng cho thấy rằng, nghiên cứu việc áp dụng các công cụ KTQT có vai trò quan trọng trong việc đánh giá thành quả hoạt động và hoạt động kiểm soát ở DNVVN. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, 4 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT ở DNVVN ở Malaysia gồm: quy mô DN, mức cạnh tranh trên thị trường, sự tham gia của nhà quản lý, và công nghệ sản xuất tiên tiến. Tuy nhiên, kết quả cho thấy giữa việc áp dụng các công cụ KTQT và thành quả của DN không có mối quan hệ nhiều giữa chúng.
Như vậy, việc nghiên cứu KTQT trong các DNVVN còn hạn chế và chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển.