Nghiên cứu KTQT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 31 - 32)

M Ở ĐẦ U

1.4.1.Nghiên cứu KTQT ở Việt Nam

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.4.1.Nghiên cứu KTQT ở Việt Nam

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về KTQT trong những năm gần đây được quan tâm nhiều hơn. Cụ thể:

Gii thiu các công c KTQT hin đại vào Vit Nam

Với việc giới thiệu các công cụ KTQT hiện đại vào Việt Nam, các công cụ KTQT như phân tích quan hệ chi phí-sản lượng-lợi nhuận, tính giá dựa trên hoạt động, chi phí mục tiêu, thẻ cân bằng điểm….được nghiên cứu nhằm mục đích giới thiệu các công cụ KTQT vào Việt Nam cũng như khả năng ứng dụng của các công cụ này như nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (1996), Trương Bá Thanh (2005), Huỳnh Phương Đông (2006).

Các nghiên cu tình hung để áp dng các công c KTQT

Tại Việt Nam, rất ít nghiên cứu được thực hiện về vấn đề sử dụng các công cụ KTQT cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận dụng này. Chủ yếu là các nghiên cứu của các học viên làm luận văn tốt nghiệp nhưng ở phạm vi đơn vị từng DN chứ ít có nghiên cứu mô tả hay phân tích nhân tố ảnh hưởng trên diện rộng. Nếu có, thì mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính chứ chưa đi khảo sát hay phân tích định lượng.

Trong nghiên cứu mới đây của TS. Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) về “nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong các DN Việt Nam”, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra một số công cụ KTQT không được sử dụng ở Việt Nam thuộc về nhóm công cụ đánh giá thành quả và hỗ trợ việc ra quyết định như ZBB, Benchmarking hay nói cách khác là các công cụ KTQT truyền thống được sử dụng nhiều hơn các công cụ hiện đại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ sử dụng các công cụ KTQT khác nhau trong các DN, trong đó có một số công cụ như dự toán được sử

dụng tương đối cao giống như ở các nước khác. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra lợi ích và chi phí của việc sử dụng các công cụ KTQT đối với DN. Cụ thể là các DN đã nhận thấy lợi ích của việc vận dụng KTQT trong DN, đặc biệt là lợi ích của các công cụ KTQT truyền thống. Quan trọng nhất là nghiên cứu đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT trong các DN ở Việt Nam bao gồm hình thức sở hữu DN, quy mô DN, thời gian hoạt động, định hướng thị trường, lĩnh vực hoạt động, cạnh tranh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy được mối quan hệ cùng chiều giữa việc sử dụng công cụ KTQT với thành quả DN. Có thể nói, đây là một nghiên cứu rất có ý nghĩa không chỉ với các DN mà với cả các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 31 - 32)