Những công cụ KTQT nào được sử dụng? Mức độ vận dụng các

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 102 - 109)

M Ở ĐẦ U

4.1.1.Những công cụ KTQT nào được sử dụng? Mức độ vận dụng các

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

4.1.1.Những công cụ KTQT nào được sử dụng? Mức độ vận dụng các

như thế nào?

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, một số công cụ KTQT chưa được sử dụng rộng rãi trong các DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đối với các công cụ KTQT đã được khảo sát, các DNVVV có sử dụng nhưng tỷ lệ áp dụng khá thấp so với các nghiên cứu trước đây. Các công cụ KTQT như dự toán doanh thu, dự toán lợi nhuận, dự toán sản xuất, tính giá theo phương pháp toàn bộ là có tỉ lệ áp dụng tương đối cao so với các nghiên cứu trong nước cũng như ở các nước trong khu vực, trong khi đó những công cụ KTQT liên quan đến các chức năng đánh giá thành quả, hỗ trợ ra quyết định, chiến lược được áp dụng khá thấp trong các DNVVN.

Kết quả cũng chỉ ra rằng các công cụ KTQT truyền thống được áp dụng nhiều hơn so với các công cụ KTQT hiện đại. Kiểm định T cho thấy sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của Chenhall và Langfield-Smith (1998), Joshi (2000).

4.1.2. Nhng nhân t tác động đến mc độ vn dng các công c

KTQT

Từ kết quả trình bày ở mục 3.4.2, nghiên cứu tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng các công cụ KTQT như sau:

Bng 4.1. Tng hp kết qu nghiên cu các nhân tố ảnh hưởng đến mc độ vn dng KTQT Các nhân tốảnh hưởng H thng công c KTQT Cạnh tranh Phân cấp quản lý Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý Hệ thống tính giá (+) (+) (+) (na) Hệ thống dự toán (+) (+) (+) (+) Hệ thống đánh giá thành quả (+) (+) (+) (na) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (+) (+) (+) (na) Hệ thống KTQT chiến lược (+) (+) (+) (na)

Với (+): tác động cùng chiều (-): tác động ngược chiều (na): không có ý nghĩa thống kê

(Ngun: tng hp t kết qu nghiên cu)

a. Cnh tranh

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố cạnh tranh và mức độ vận dụng KTQT có mối liên hệ với nhau. Cụ thể là nhân tố cạnh tranh tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các công cụ: tính giá, dự toán, đánh giá thành quả, hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược. Do đó, giả thuyết H3a, h3b, H3c, H3d, H3e được chấp nhận.

Như vậy, với nguồn lực ngày càng khan hiếm như hiện nay thì các DN sẽ hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao, lúc này đòi hỏi DN phải phân bổ lại nguồn lực và sử dụng hợp lý các nguồn lực đang có như không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, hoàn thiện kênh phân phối, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, chính sách giá cả hợp lý…. Để

phục vụ cho quản lý, để đạt được điều này cần sử dụng các công cụ KTQT nhiều hơn. Do đó, cường độ cạnh tranh tác động lớn đến mức độ vận dụng tất cả các công cụ KTQT.

b. Phân cp qun lý

Kết quả nghiên cứu này cho thấy nhân tố phân cấp quản lý và mức độ vận dụng KTQT có mối liên hệ với nhau. Cụ thể là nhân tố phân cấp quản lý tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các công cụ: tính giá, dự toán, đánh giá thành quả, hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược. Do đó, giả thuyết H4a, H4b, H4c, H4d, H4e được chấp nhận.

Phân cấp quản lý là phân chia trách nhiệm trong việc ra quyết định và xác định trách nhiệm của từng bộ phận có liên quan đến việc ra quyết định đó. Như vậy, nhà quản lý sẽ cần rất nhiều thông tin để đẩy nhanh tốc độ ra quyết định và xác định rõ trách nhiệm của bộ phận có liên quan đến việc ra quyết định đó. Lúc này, họ sẽ sử dụng các công cụ KTQT như là một công cụ bổ sung để có được thông tin cần thiết liên quan đến việc lập kế hoạch, kiểm soát, tổ chức, đánh giá thành quả và ra quyết định.

Như vậy, phân cấp quản lý được xem là tiền đề để thực hiện việc áp dụng KTQT trong doanh nghiệp; một DN có mức độ phân cấp quản lý cao thì đòi hỏi phải vận dụng các công cụ KTQT càng nhiều để gắn trách nhiệm của từng bộ phận trong quá trình kinh doanh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của từng bộ phận trong DN. Do đó, trong DN có mức độ phân cấp quản lý càng cao thì mức độ vận dụng các công cụ KTQT càng lớn.

c. Trình độ ca các đối tượng có liên quan đến hot động KTQT

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nhân tố trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đối với tất cả các công cụ: tính giá, dự toán, đánh giá thành quả, hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược. Do đó, giả thuyết H5a, H5b, H5c, H5d, H5e

được chấp nhận.

Việc áp dụng các công cụ KTQT, lập các báo cáo KTQT trong hoạt động quản lý của DN đòi hỏi người lập phải có trình độ nhất định. Nhân viên kế toán là người phụ trách công việc này. Nếu nhân viên kế toán trong doanh DN có trình độ cao thì việc sử dụng các công cụ KTQT sẽ không gặp nhiều khó khăn, do đó việc vận dụng công cụ này để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN sẽ càng nhiều. Ngược lại, nếu nhân viên kế toán trong doanh nghiệp hạn chế về trình độ, thì việc vận dụng công cụ này trong DN bị hạn chế. Do đó, trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT càng cao thì mức độ sử dụng các công cụ KTQT càng nhiều.

d. ng dng công ngh thông tin trong điu hành qun lý

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý có mối liên hệ cùng chiều với công cụ dự toán, nghĩa là nếu DN ứng dụng CNTT vào hoạt động lập dự toán thì mức độ áp dụng công cụ dự toán càng cao, do đó giả thuyết H6b được chấp nhận. Kết quả này phù hợp với thực tế các DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng khi đại đa số các DN sử dụng các công cụ dự toán trong hoạt động quản lý của mình, công cụ dự toán này được sử dụng với tỷ lệ khá cao, mức độ áp dụng khá lớn so với các công cụ còn lại. Do đó sẽ dễ dàng nhận thấy hiệu quả của việc ứng dụng khoa học thông tin vào việc dự toán hơn là các công cụ còn lại.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chưa đủ cở sở để khẳng định mối liên hệ giữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý và mức độ áp dụng các công cụ tính giá, hỗ trợ ra quyết định, đánh giá thành quả, KTQT chiến lược. Do đó, giả thuyết H6a, H6c, H6d, H6e không được chấp nhận.

Như vậy, việc vận dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều khối lượng công việc cũng như hạn chế

được những sai sót trong quá trình áp dụng. Trước đây, khi công nghệ thông tin chưa phát triển cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của DN còn rất hạn chế thì ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung, công nghệ phần mềm kế toán nói riêng, DN đã ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều trong hoạt động kế toán của mình và hầu hết các DN đều áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của DN. Tuy nhiên, việc các DN có sử dụng hay không sử dụng KTQT thì mặc nhiên DN cũng áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Do đó, nghiên cứu đã không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về việc ảnh hưởng của nhân tố ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý sẽ tác động đến mức độ vận dụng KTQT của DN.

Ngoài ra, nghiên cứu đã kiểm định sự tác động của các yếu tố mang đặc tính DN đến mức độ vận dụng các công cụ KTQT, đó là nhân tố lĩnh vực hoạt động và quy mô DN.

- Lĩnh vực hoạt động

Kết quả phân tích về mức độ áp dụng KTQT cho nhóm DN sản suất và nhóm DN thương mại dịch vụ cho thấy: chưa có đầy đủ cở sở để khẳng định mức độ vận dụng KTQT trong hai nhóm lĩnh vực này có sự khác biệt nhau và có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết H1 không được chấp nhận.

- Quy mô DN

Kết quả phân tích về mức độ áp dụng KTQT cho hai nhóm quy mô DN vừa và DN nhỏ cho thấy: chưa có đầy đủ cở sở để khẳng định mức độ vận dụng KTQT trong hai nhóm quy mô này có sự khác biệt nhau và có ý nghĩa thống kê nên giả thuyết H2 không được chấp nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2. KT LUN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 4.2.1. Kết lun

Từ kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu đưa ra những kết luận như sau: Kết quả nghiên cứu thấy rằng mặc dù KTQT đã có mặt ở Việt Nam tương đối lâu nhưng cho đến nay việc sử dụng công cụ KTQT ở các DNVVN còn rất hạn chế. Tỷ lệ sử dụng một số công cụ ở các DN tương đối cao nhưng mức độ sử dụng thì còn tương đối thấp. Việc sử dụng mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng thí điểm, các DN dường như chưa nhận thấy được lợi ích từ việc sử dụng các công cụ KTQT mang lại nên chưa thực sự đầu tư đúng mức để việc có thể vận dụng nhiều hơn các công cụ KTQT trong hoạt động quản lý của DN.

Kết quả khảo sát từ thực tế các DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã cung cấp những thông tin tài chính quan trọng cho các nhà quản lý DN đối với DNVVN nói riêng và các DN nói chung. Các nhà quản lý sẽ nhận thức được tầm quan trọng của KTQT, những lợi ích và hiệu quả mang lại của việc áp dụng KTQT trong hoạt động quản lý, là yếu tố giúp cho DN tồn tại được trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này.

Nghiên cứu đã chỉ ra một số nhân tố tác động thuận chiều đến mức độ vận dụng các công cụ KTQT bao gồm: cạnh tranh, phân cấp quản lý, Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT, ứng dụng công nghệ thông tin . Dựa trên cơ sở kết quả của nghiên cứu này để các nhà quản lý DN nhận thức được những nhân tố tác động đến mức độ vận dụng KTQT trong DN mà có những định hướng tốt hơn trong việc điều tiết các nhân tố để việc áp dụng KTQT trong DN ngày càng nhiều hơn.

Kết quả nghiên cứu trên thể hiện được thực trạng áp dụng KTQT tại các DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện nay. Từ đó, để có thể đẩy mạnh việc sử dụng các công cụ này đòi hỏi các DN cần phải nỗ lực lớn trong

việc đào tạo và tuyên truyền về KTQT, về tính hữu ích của KTQT cho các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa. Đây cũng là một gợi ý rất quan trọng cho các nhà làm chính sách, các hiệp hội nghề nghiệp và các nhà giáo dục trong việc hỗ trợ, đào tạo KTQT đối với DNNVV.

4.2.2. Hàm ý chính sách

Các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm nhiều hơn đến việc vận dụng KTQT trong Doanh nghiệp, các nghiên cứu về thực trạng sử dụng, mức độ vận dụng KTQT ở từng loại hình DN, từng khu vực để có những chính sách hỗ trợ trong việc đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu, triển khai, phát triển KTQT vào hoạt động quản lý.

Nhà quản trị DN cần hoàn thiện quy trình sản xuất kinh doanh của DN mình, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm dịch vụ để làm cơ sở cho việc xác lập, ứng dụng KTQT vào hoạt động quản lý của DN

Nhà quản trị DN cần xác lập lại, cải tiến hơn nữa về nội dung, mối quan hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Phải nhận thức được tầm quan trọng của KTQT trong hoạt động quản lý để KTQT và kế toán tài chính cùng song hành tồn tại, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau góp phần quản lý tốt hơn nữa thực trạng tài chính của DN.

Nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc áp dụng hiệu quả KTQT vào hoạt động quản lý của DN. Do đó, DN cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ vềđiều kiện như khuyến khích học tập nghiên cứu KTQT, tạo môi trường thuận lợi để việc áp dụng KTQT vào hoạt động quản lý của DN đạt hiệu quả hơn.

Về phía Nhà nước, Nhà nước cần đưa ra hệ thống văn bản hướng dẫn việc áp dụng KTQT cho DN để làm cơ sở, hướng dẫn cụ thể phương pháp, cách thức vận dụng KTQT trong hoạt động quản lý của DN. Có như vậy thì tỷ lệ áp dụng và mức độ áp dụng KTQT trong DN sẽ dễ dàng và ngày càng hiệu quả hơn.

Từ những phân tích trên cho thấy, KTQT có vai trò quan trọng trong việc hoạch định, đánh giá kết quả thực hiện, kiểm soát trách nhiệm trong DN. Do đó, nhà quản trị cần phải tạo điều kiện để việc vận dụng KTQT vào hoạt động quản lý ngày càng nhiều hơn và hiệu quả hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.

4.3. ĐÓNG GÓP CA NGHIÊN CU, HN CH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIN ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố đà nẵng (Trang 102 - 109)