viên người dân tộc thiểu số
Chủ thể của QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS là các cơ quan QLNN từ trung ương đến cơ sở. Luật PBGDPL xác định rõ chủ thể QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm:
1.2.2.1. Chính phủ
Điều 6 Luật Tổ chức Chính phủ quy định Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật, gồm :
- Ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và của chính quyền địa phương; kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái Hiến pháp và pháp luật.
- Quyết định các biện pháp để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; chỉ đạo triển khai và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, nghị định, chương trình công tác của Chính phủ.
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực và các nguồn lực khác để thi hành Hiến pháp và pháp luật; thống nhất quản lý công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, bồi thường nhà nước, thi hành án.
- Tổng hợp đánh giá tình hình thi hành Hiến pháp, pháp luật và báo cáo với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước theo quy định của pháp luật.
1.2.2.2. Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS; chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về PBGDPL cho sinh viên người DTTS; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật cho sinh viên người DTTS.
Khoản 12 Điều 2 Nghị định 22/2013/NĐ-CP ngày 13/3/2013 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu, tổ chức của Bộ Tư pháp nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực PBGDPL cho sinh viên người DTTS gồm:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS;
- Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL ở Trung ương;
- Công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định pháp luật; - Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;
- Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trường học.
1.2.2.3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vị, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện QLNN về PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm:
- Ban hành theo thẩm quyền chương trình, đề án, kế hoạch PBGDPL cho sinh viên người DTTS và chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý triển khai thực hiện.
- Xác định nội dung và hình thức PBGDPL phù hợp với đối tượng sinh viên người DTTS; biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành; bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của sinh viên người DTTS;
- Tổ chức PBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông qua PBGDPL trực tiếp, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, trang thông tin điện tử của cơ quan, các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn;
- Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật cho sinh viên người DTTS của bộ, ngành;
- Chỉ đạo các trường thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên dạy pháp luật.
- Đối với công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm ban hành chương trình giáo dục pháp luật phù hợp với cấp học và trình độ đào tạo; quy định thời gian, lộ trình hoàn thành chuẩn hóa giảng viên dạy pháp luật. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở dạy nghề.
Ngoài ra, theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 19/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân thì : bộ, ngành nào chủ trì dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì bộ, ngành đó phải chịu trách nhiệm chính về phổ biến và thực hiện văn bản pháp luật đó trong cán bộ, công chức của bộ, ngành mình; đồng thời có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp, các đoàn thể ở trung ương và chính quyền các cấp triển khai PBGDPL cho sinh viên người DTTS.
1.2.2.4. Chính quyền địa phương các cấp
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Luật PBGDPL quy định: Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp có trách nhiệm:
- Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS;
- Giám sát việc thực hiện pháp luật về PBGDPL cho sinh viên người DTTS. Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp có trách nhiệm:
- Ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về PBGDPL cho sinh viên người DTTS;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác PBGDPL cho sinh viên người DTTS;
- Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật cho sinh viên người DTTS; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật theo quy định của pháp luật;
- Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động PBGDPL cho sinh viên người DTTS.